Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các bệnh lý về tuyến giáp rất thường gặp, tỉ lệ mắc khoảng 30% người ở tuổi từ 18 – 65. Độ tuổi càng tăng thì khả năng mắc các bệnh rối loạn tuyến giáp càng cao, đặc biệt ở phụ nữ. Do đó, xét nghiệm chức năng tuyến giáp là cần thiết để phát hiện sớm rối loạn, các bệnh nguy cơ gặp phải để sớm khắc phục.
06/08/2019 | Xét nghiệm proBNP là gì? Khi nào cần xét nghiệm proBNP 06/08/2019 | Xét nghiệm NSE là gì và nên làm xét nghiệm NSE ở đâu? 06/08/2019 | Những địa chỉ xét nghiệm ung thư máu uy tín nhất
1. Tại sao cần xét nghiệm chức năng tuyến giáp?
Theo thống kê:
- Ở người từ 18 – 65 tuổi, tỉ lệ mắc các bệnh về tuyến giáp là 30%.
- Tuổi càng tăng thì nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp càng cao.
- Phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh về tuyến giáp cao gấp 5 lần nam giới.
- Số người bệnh mắc bệnh tuyến giáp thường bị bỏ qua không chẩn đoán là từ 20 – 60%.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết rất quan trọng của cơ thể, quyết định quá trình sinh trưởng và phát triển, do đó bất cứ rối loạn nào xảy ra tại đây đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh.
Trong các bệnh tuyến giáp, ung thư tuyến giáp là nguy hiểm nhất, nếu được phát hiện sớm, điều trị có thể khỏi hoàn toàn, phát hiện muộn có khả năng di căn, đe dọa tính mạng người bệnh.
Do đó, mỗi người đều cần thực hiện xét nghiệm chức năng tuyến giáp định kỳ để phát hiện sớm những bất thường tại đây, đưa ra hướng khắc phục điều trị hợp lý. Đặc biệt những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nghi mắc bệnh tuyến giáp sẽ được chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán chính xác căn nguyên và điều trị hợp lý.
Càng lớn tuổi, tỉ lệ mắc bệnh tuyến giáp càng tăng
2. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Để đánh giá, chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp, bệnh nhân cần thực hiện nhiều xét nghiệm tìm thông số cận lâm sàng, như TSH, T3, T4, FT3, FT4.
Các thông số này sẽ được phân tích định lượng qua xét nghiệm máu. Xét nghiệm sẽ xác định hormone kích thích tuyến giáp TSH trong máu, để đánh giá tuyến giáp có hoạt động quá mức hay bình thường.
Hormone TSH có vai trò kích thích tuyến giáp sản xuất hormone tuyến là T3, T4 nên tùy vào kết quả xét nghiệm TSH mà bệnh nhân có thể cần xét nghiệm thêm các hormone khác.
Trị số TSH trong máu bình thường là (0.270 - 4.200) µU/mL, tùy vào độ tuổi và giới tính. Trị số tăng trong bệnh nhược giáp nguyên phát, giảm trong bệnh cường giáp và nhược giáp thứ phát do rối loạn tuyến yên.
Trị số T4 trong máu bình thường là (66.00-181.00) nmol/L, tăng trong bệnh cường giáp, giảm trong nhược giáp.
Trị số FT4 trong máu bình thường là (12.00-22.00) pmol/L, tăng trong bệnh cường giáp, giảm trong nhược giáp.
Trị số T3 trong máu bình thường là (1.30-3.10) nmol/L, giảm tương ứng với T4 (không gồm bệnh nhiễm độc tuyến giáp do T3)
Trị số FT3 trong máu bình thường là (3.10-6.80) pmol/L, thường chỉ định khi TSH giảm nhưng FT4 bình thường.
Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng tuyến giáp
2.2. Xét nghiệm kiểm tra độ tập trung iod
Người bệnh cần kiểm tra độ tập trung iod của tuyến giáp để đánh giá hoạt động chức năng của tuyến.
Nếu độ tập trung iod cao nghĩa là tuyến giáp đang sản xuất quá mức hormone (cường giáp), ngược lại ở bệnh suy giáp.
2.3. Xét nghiệm xạ hình tuyến giáp
Biện pháp xét nghiệm này sẽ dùng lượng nhỏ iod phóng xạ (I131) để kiểm tra hấp thu tế bào tuyến giáp, cho hình ảnh mô hình bắt giữ iod. Hình ảnh này giúp đánh giá tính chất các phối nhân giáp cũng như các cấu trúc bất thường.
Những bất thường có thể ghi nhận trên xạ hình:
+ Tuyến giáp phì đại, biến dạng 1 hoặc 2 thuỳ, eo tuyến nở rộng, bắt phóng xạ cao, vùng trung tâm cao hơn vùng ngoại vi. Dạng này thường gặp ở bệnh nhân cường giáp.
+ Nhân nóng: là vùng tập trung hoạt tính phóng xạ cao hơn tổ chức xung quanh.
+ Nhân nóng “đặc biệt”: khi chỉ nhân tuyến giáp hiện hình, còn toàn bộ nhu mô tuyến không hiện hình mặc dù trên lâm sàng khám thấy tuyến giáp to.
+ Nhân lạnh : là vùng giảm hoạt tính phóng xạ hoặc khuyết hoạt tính phóng xạ. Nhìn chung, với một nhân lạnh đơn độc không được quên nghĩ tới ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, chỉ khi nào chọc hút thấy tế bào ung thư thì mới kết luận là ung thư.
2.4. Siêu âm tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp là phương pháp chẩn đoán đơn giản, thường là xét nghiệm ban đầu để kiểm tra tuyến giáp. Hình ảnh siêu âm giúp bác sỹ nhìn rõ kích thước, vị trí nhân tuyến giáp cũng như sự phát triển của tuyến giáp.
Siêu âm tuyến giáp là biện pháp phát hiện sớm ung thư tuyến giáp, nhưng không phải là phương pháp chẩn đoán bệnh.
2.5. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ
Lấy tế bào nhân tuyến giáp bằng kim nhỏ để đánh giá xem có tế bào ác tính hay không.
Tế bào lấy từ tuyến giáp và dịch sẽ được phân tích xem xét dưới kính hiển vi. Do đó, đây là biện pháp cho kết quả chính xác trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
3. Nên làm xét nghiệm chức năng tuyến giáp ở đâu?
Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm chức năng tuyến giáp nên thực hiện ở các trung tâm xét nghiệm uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để kết quả trả về nhanh chóng, chính xác, phục vụ yêu cầu khám chữa bệnh tốt nhất.
MEDLATEC là địa chỉ uy tín, tin cậy của bệnh nhân
Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng lựa chọn, bệnh viện có trung tâm xét nghiệm hiện đại, thuộc Công ty công nghệ và xét nghiệm y học được Bộ Y tế cấp phép hoạt động.
Với trên 23 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cùng đội ngũ bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và được trang bị đồng bộ hệ thống các máy móc hiện đại, tạo được uy tín cả trong và ngoài nước.
Đặc biệt, khoa xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm chính xác và tin cậy.
Ưu điểm khi chọn dịch vụ xét nghiệm chức năng tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC:
- Đặt lịch khám nhanh chóng, thuận tiện.
- Thủ tục và quá trình thăm khám nhanh chóng, chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian.
- Danh mục gói khám đa dạng, đầy đủ, chi tiết.
- Tiếp cận dịch vụ y tế chuyên nghiệp cùng đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm.
- Hệ thống trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hiện đại, sạch đẹp.
- Mức chi phí hợp lý, phù hợp với thu nhập chung của người dân.
Bạn còn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm chức năng tuyến giáp tại nhà, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chủ động hơn.