Xét nghiệm BUN cung cấp nhiều thông tin quan trọng để đánh giá tình trạng hoạt động, mức độ bệnh lý của gan và thận trong cơ thể con người. Vì thế, xét nghiệm được chỉ định và thực hiện phổ biến với các bệnh nhân mắc bệnh gan, thận ở Việt Nam.
1. Xét nghiệm BUN là gì?
Xét nghiệm BUN là xét nghiệm đo lượng urea nitrogen một sản phẩm chuyển hoá của protein trong máu. Vậy mức độ chuyển hóa Ure trong cơ thể liên quan đến các yếu tố, cơ quan nào tham gia và phản ánh tình trạng bệnh lý, sức khỏe như thế nào? Hãy cùng xem xét con đường chuyển hóa Ure trong cơ thể:
Quá trình tổng hợp Ure diễn ra tại gan, theo chu trình Krebs-Henseleit như sau:
Protein → acidamin → NH3 → Carbamylphosphat → Citrulin → Arginin → Ure.
Từ sơ đồ này ta thấy, nguồn Ure và NH3 chủ yếu từ quá trình thoái hóa các Protein, có nguồn gốc khác nhau như:
- Thức ăn: Protein ngoại sinh được Protease của đường tiêu hóa chuyển hóa, tạo thành acid amin và được tái hấp thu, chuyển hóa thành NH3. Từ NH3 sẽ chuyển hóa thành Ure tại gan.
- Nội sinh: quá trình dị hóa các Protein mô, giải phóng acid amin và cuối cùng tạo NH3, Ure tại gan.
Nồng độ Ure trong máu phụ thuộc vừa vào khẩu phần Nito cung cấp qua thực phẩm, quá trình dị hóa Protein nội sinh, vừa phụ thuộc vào chức năng thận và cả tình trạng cân bằng điện giải cơ thể. Các rối loạn chức năng gan cũng khiến quá trình chuyển hóa NH3 thành Ure bị ảnh hưởng, khiến NH3 bị tích tụ, gây độc thần kinh và nhiều hệ lụy sức khỏe khác.
Xét nghiệm BUN định lượng Ure trong máu
Ure sau khi tạo thành tại gan sẽ được đào thải qua nhiều con đường:
Một phần Ure được đào thải trong lòng ruột, nhờ các enzyme Urease của ruột chuyển hóa thành NH3 để đưa ra ngoài.
Ure được đưa đến thận và được lọc ở cầu thận, tái hấp thu tại ống thận. Quá trình tái hấp thu này phụ thuộc và lưu lượng nước tiểu.
Như vậy, rối loạn chức năng thận sẽ dẫn tới tăng nồng độ Ure huyết thanh, nếu nồng độ này lớn hơn 33 mmol/l sẽ gây độc, khiến bệnh nhân có nhiều biểu hiện bệnh lý lâm sàng như:
-
Tim: viêm màng ngoài tim.
-
Đường tiêu hóa: nôn
-
Phổi: Phổi có Ure máu cao
-
Thần kinh: bệnh não do hôn mê, rối loạn chuyển hóa, viêm đa dây thần kinh.
Rối loạn chức năng thận làm tăng Ure Nitrogen trong máu
Như vậy, xét nghiệm này định lượng nồng độ Ure Nitrogen trong máu giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của gan và thận. Nếu nồng độ Ure cao thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo gan và thận đang gặp vấn đề bệnh lý, rối loạn chức năng,...
Các phương pháp xét nghiệm BUN hiện nay đều cho kết quả Ure tổng thể trong máu, chứ không đo riêng nồng độ Ure Nitrogen, vì thế có thể chuyển đổi từ BUN sang Ure theo công thức sau:
Urea [mmol/L] = BUN [mg/dL of nitrogen] x 10 [dL/L]/14x2 [mg N/mmol urea]
Urea [mg/dL]= BUN [mg/dL] * 2.14
BUN [mmol/L]= urea [mmol/L]
2. Kết quả xét nghiệm BUN có ý nghĩa lâm sàng thế nào?
-
Bình thường, ở người có sức khỏe bình thường, cụ thể là gan và thận đều khỏe mạnh thì BUN có giá trị bình thường như sau:
Nồng độ Ure máu: 2,5 - 8,07 mmol/l.
-
Nồng độ Ure nước tiểu: 428 - 714 mmol/24h.
Bệnh nhân suy tim cũng tăng nồng độ Ure máu cao
Chỉ số xét nghiệm tăng cao hơn mức bình thường có thể do nhiều yếu tố như:
-
Choáng, sốc.
-
Nhồi máu cơ tim.
-
Suy tim sung huyết.
-
Tăng lượng Protein hấp thu vào.
-
Chảy máu ruột - dạ dày.
-
Tăng chuyển hóa Protein.
-
Giảm thể tích (do mất nước, phỏng).
-
Suy thận.
-
Bệnh thận (viêm đài bể thận cấp, viêm vi cầu thận cấp, hoại tử ống thận cấp).
-
Tắc nghẽn đường tiểu (do u, sỏi, phì đại tiền liệt tuyến).
-
Sử dụng 1 số loại thuốc như thuốc kháng sinh, corticosteroids.
-
Chế độ ăn giàu Protein.
Chỉ số xét nghiệm thấp hơn mức bình thường có thể do: Ăn uống thiếu Protein, suy gan, suy dinh dưỡng, Hyrat hóa quá mức.
Nồng độ Ure Nitrogen có xu hướng tăng theo tuổi tác, vì thế ở trẻ em, nồng độ sẽ thấp hơn bình thường.
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm này cũng như tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sỹ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác để xác định rõ gan hay thận gặp vấn đề bất thường và bất thường như thế nào, để từ đó đưa ra hướng điều trị hợp lý.
3. Xét nghiệm BUN được chỉ định khi nào?
Xét nghiệm được chỉ định khi cần:
-
Đánh giá chức năng thận.
-
Nghi ngờ có tổn thương thận.
-
Đánh giá hiệu quả của việc điều trị lọc máu ở người thẩm phân phúc mạc, người đang chạy thận nhân tạo.
-
Là một phần của xét nghiệm máu, nhằm chẩn đoán các bệnh lí khác liên quan như: tắc nghẽn đường tiết niệu, tổn thương gan, suy tim sung huyết, chảy máu đường tiêu hóa,…
Xét nghiệm BUN hiện được thực hiện phổ biến để chẩn đoán bệnh
Ở những người có nguy cơ mắc các bệnh lý về thận cao, khi xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ Ure Nitrogen, bác sỹ sẽ kiểm tra đồng thời nồng độ Creatine. Creatine là chất hóa học thoái hóa từ chuyển hóa của cơ, được vận chuyển trong máu đến thận. Kết hợp với kết quả BUN, nồng độ Creatine cao cũng là dấu hiệu tổn thương hoặc suy giảm chức năng thận.
Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể dựa vào xét nghiệm mẫu máu, tính tỉ suất ước tính độ lọc cầu thận (eGFR) để đánh giá khả năng loại bỏ chất thải từ máu của thận.
Khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân thường sẽ được lấy mẫu máu để định lượng hàm lượng Ure Nitrogen. Cũng có trường hợp sẽ lấy mẫu bệnh phẩm nước tiểu 24 để xét nghiệm.
Khi lấy mẫu máu xét nghiệm chỉ để định lượng hàm lượng Ure nitron, người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường mà không cần nhịn, kiêng quá nhiều. Nhưng nếu bác sỹ cần lấy mẫu máu để phân tích và làm các xét nghiệm khác, bệnh nhân có thể cần kiêng ăn, uống. Bác sỹ sẽ dặn dò chi tiết trước khi thực hiện xét nghiệm.
Mẫu máu xét nghiệm được lấy từ tĩnh mạch bên trong khuỷu tay hoặc mu bàn tay người bệnh. Mẫu máu đựng trong ống huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng EDTA, Heparin,… trước khi được đưa tới phòng thí nghiệm phân tích.
Để xét nghiệm chính xác, cần làm tại các cơ sở uy tín, có trang thiết bị hiện đại. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Liên hệ tổng đài 1900 565656 để được tư vấn miễn phí.