Nếu như nhắc đến lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý không mấy xa lạ thì làm thế nào để phát hiện và chẩn đoán điều trị thì không phải ai trong mỗi chúng ta đều hiểu rõ. Chúng ta cùng tìm hiểu về xét nghiệm anti Ds DNA để làm rõ những thắc mắc trên.
21/04/2020 | Lupus ban đỏ và những biến chứng nguy hiểm bạn cần biết 05/09/2016 | Tế bào Hargraves (tế bào LE): vai trò trong chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống 01/04/2015 | Lupus ban đỏ, căn bệnh nguy hiểm ít được biết đến 29/03/2015 | Lupus ban đỏ hệ thống có nguy hiểm?
1. Xét nghiệm Anti Ds DNA là gì?
Anti Ds DNA hay các kháng thể DNA kháng chuỗi kép là một nhóm các kháng thể cơ thể tự sinh ra mà kháng nguyên đích trong đó là DNA sợi kép trong nhân tế bào. Anti Ds DNA liên quan chủ yếu tới hội chứng lupus ban đỏ hệ thống gây ra các bệnh lý về thận, khớp, da, mạch máu, tim, phổi,...
Xét nghiệm Anti Ds DNA là xét nghiệm định lượng kháng thể Anti Ds DNA trong mẫu máu của bệnh nhân.
Các phương pháp/kỹ thuật xét nghiệm máu như: kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang và miễn dịch huỳnh quang được thực hiện thường xuyên để phát hiện các kháng thể chống Ds DNA trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tự miễn.
2. Ý nghĩa của xét nghiệm
Xét nghiệm Anti Ds DNA là một xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong các bệnh lý tự miễn, xét nghiệm này đóng vai trò hỗ trợ chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống, phân biệt lupus ban đỏ hệ thống với các bệnh lý tự miễn khác.
Hình 1: Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Trong quá trình điều trị các bác sĩ sẽ dùng Anti Ds DNA để theo dõi hiệu quả điều trị và tiến triển của bệnh. Sự thay đổi nồng độ Anti Ds DNA trong mẫu bệnh nhân giúp đánh giá mức độ nguy cơ bùng phát tổn thương thận ở bệnh nhân đã có bệnh lý thận trước đó.
3. Những trường hợp nào cần làm xét nghiệm Anti Ds DNA?
Xét nghiệm Anti Ds DNA thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Bệnh nhân có biểu hiện một bệnh lý mạn tính, viêm khớp kéo dài, sốt, mệt mỏi, yếu cơ, phát ban,... mà chưa tìm được nguyên nhân.
- Chẩn đoán và theo dõi điều trị một số bệnh lý: Viêm đa cơ, viêm khớp, xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống,...
- Bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ lupus ban đỏ hệ thống và đã có kết quả dương tính với xét nghiệm anti ANA.
4. Các phương pháp thực hiện xét nghiệm Anti Ds DNA
Hiện nay tại các phòng xét nghiệm một số kỹ thuật đã được phát triển để phát hiện các kháng thể chống Anti Ds DNA với độ nhạy và độ đặc hiệu cao đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm.
- Xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang: Xét nghiệm Anti Ds DNA sử dụng công nghệ xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang (CLIA) để xác định định lượng tự kháng thể của lớp IgG chống lại DNA sợi kép (DSDNA) trong mẫu huyết thanh hoặc huyết tương người. Ưu điểm của phương pháp là rút ngắn thời gian, tối ưu hóa các bước phân tích trên máy tự động cho kết quả xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
- Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang: Trong miễn dịch huỳnh quang, chất đánh dấu là kháng nguyên được gắn với một chất nhuộm huỳnh quang (fluorochrome) có đặc tính phát quang dưới tia cực tím. Khi cho huyết thanh bệnh có kháng thể tương ứng với kháng nguyên sẽ tạo ra phức hợp kháng nguyên - kháng thể. Phức hợp này được phát hiện khi có mặt của globulin kháng globulin huỳnh quang. Kháng nguyên bắt màu huỳnh quang sẽ được phát hiện chứng tỏ trong huyết thanh người bệnh có kháng thể Anti Ds DNA.
- Xét nghiệm miễn dịch phóng xạ: Nguyên lý chung của kỹ thuật là dùng kháng thể bắt ủ với mẫu bệnh nhân để xảy ra phản ứng kháng nguyên - kháng thể, sau khi loại bỏ các các thành phần không tham gia vào phản ứng KN-KT cho thêm kháng thể thứ hai (kháng thể phát hiện) có đánh dấu phóng xạ. Tiếp tục loại bỏ các thành phần không tham và đo hoạt tính phóng xạ của sản phẩm thu được. Phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, kỹ thuật đơn giản, kết quả ổn định, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nhưng phải sử dụng hoá chất phóng xạ nên cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn phóng xạ.
- Xét nghiệm miễn dịch enzyme ELISA: Nguyên lý chung của kỹ thuật là dùng kháng thể bắt ủ với mẫu bệnh nhân để xảy ra phản ứng kháng nguyên - kháng thể, sau khi loại bỏ các các thành phần không tham gia vào phản ứng KN-KT cho thêm kháng thể thứ hai(kháng thể phát hiện) ). Tiếp tục loại bỏ các thành phần không tham gia, thêm cơ chất -> dừng phản tạo ra tín hiệu quang tỷ lệ thuận với lượng kháng DNA IgG kháng thể có trong mẫu.
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Xét nghiệm Anti Ds DNA được phân tích trên máy LIAISON® theo phương pháp miễn dịch hóa phát quang cho kết quả nhanh chóng chính xác phục vụ chẩn đoán và điều trị kịp thời cho người bệnh.
Hình 2: Máy xét nghiệm miễn dịch LIAISON®
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
- Các yếu tố có khả năng gây nhiễu trong ma trận mẫu (ví dụ: thuốc chống đông máu, tan máu, ảnh hưởng của xử lý mẫu) hoặc kháng thể phản ứng chéo.
- Kết quả xét nghiệm có thể không chính xác nếu bệnh nhân sử dụng một số thuốc như: hydralazine và procainamide.
- Ngoài ra nếu người bệnh mắc một số bệnh lý như viêm gan mạn tính, tăng bạch cầu đơn nhân,… thì cũng có thế cho một kết quả xét nghiệm dương tính.
Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm, là một trong những đơn vị tư nhân đi đầu trong khẳng định chất lượng với ISO 15189:2012, Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một địa chỉ tin cậy phục vụ nhu cầu xét nghiệm của khách hàng trên cả nước.
Hình 3: Trung tâm Xét nghiệm hiện đại của MEDLATEC
Hệ thống phòng xét nghiệm được xây dựng và kết nối ở hầu hết các tỉnh thành phố nhằm đưa dịch vụ xét nghiệm thuận tiện kịp thời, rút ngắn thời gian trả kết quả phục vụ tận nơi tới mọi khách hàng, đồng hành cùng những cố gắng đó là đội ngũ chuyên gia uy tín hàng đầu, y bác sĩ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn tốt, thường xuyên được đào tạo, cập nhật các ứng dụng mới vào thực tiễn cung cấp cho khách hàng dịch vụ với một chất lượng tốt nhất.
Hãy đặt niềm tin ở chúng tôi, MEDLATEC luôn đồng hành cùng quý khách!
Tổng đài hỗ trợ 24/7 1900565656