Trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý về viêm gan tự miễn Anti-LKM-1 là một xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của xét nghiệm này. Chúng ta cùng tìm hiểu về xét nghiệm Anti-LKM-1 trong bài viết dưới đây.
06/10/2014 | Viêm gan tự miễn và những kỹ thuật chẩn đoán 26/08/2014 | Nguy hiểm do viêm gan tự miễn
1. Bệnh viêm gan tự miễn
Viêm gan tự miễn (Autoimmune Hepatitis - AIH) là bệnh lý gan bị tổn thương do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công phá hủy các tế bào gan. Người mắc bệnh thường có các biểu hiện ngứa, phát ban, vàng da, mạch máu hình sao, chán ăn, mệt mỏi, gan to, lách to nước tiểu sẫm màu,… Nếu ở giai đoạn nặng có thể gặp các biểu hiện về rối loạn tâm thần, báng bụng, viêm loét đường tiêu hóa,...
Hình 1: Gan bình thường (bên trái) viêm gan tự miễn (bên phải)
Bệnh được chia làm 3 type:
- Type 1: Bệnh gặp phổ biến ở người trẻ và các bệnh lý khác kèm theo như: Đái tháo đường, viêm cầu thận, thiếu máu tự miễn và đặc trưng bởi các xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA), kháng thể kháng cơ trơn (SMA).
- Type 2: Bệnh ít gặp hơn nhưng gặp chủ yếu ở trẻ nhi, giới tính nữ có thể gặp tình trạng suy gan trầm trọng. Bệnh đặc trưng bởi xét nghiệm Anti-LKM-1 dương tính và đáp ứng tốt với liệu pháp ức chế miễn dịch.
- Type 3: Hiếm gặp và ít được phân loại.
Viêm gan tự miễn là một bệnh lý nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành xơ gan, suy gan. Bệnh tuy không lây nhiễm nhưng dễ tái phát sau quá trình điều trị, và hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
2. Vài nét về xét nghiệm Anti-LKM-1
Xét nghiệm Anti-LKM-1 được sử dụng để định lượng kháng thể IgG đối với cytochrom P450IID6 trong mẫu bệnh phẩm. Anti-LKM-1 được thực hiện dựa trên nguyên lý ELISA để xác định kháng thể IgG chống lại microsome thận gan loại 1 (LKM-1) trong huyết thanh hoặc huyết tương người.
Xét nghiệm được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý về gan, đặc biệt trong các trường hợp nghi ngờ viêm gan tự miễn type 2.
Ở người bình thường không có sự xuất hiện của Anti-LKM-1 trong mẫu máu bệnh nhân, việc phát hiện kháng thể Anti-LKM-1 đóng vai trò trung tâm trong chẩn đoán các bệnh về gan như viêm gan tự miễn (AIH), xơ gan mật nguyên phát (PBC) và viêm đường mật xơ cứng ở người lớn và trẻ em. Kháng thể kháng cơ trơn (Anti-SMA), kháng thể kháng hạt nhân (Anti-ANA) và kháng thể microsom gan-thận (anti-LKM-1) là các chỉ số của AIH type 1 hoặc 2, và cũng có thể được tìm thấy trong các trường hợp AIH sau ghép gan.
Xét nghiệm Anti-LKM-1 được coi là marker chẩn đoán viêm gan tự miễn type 2.
3. Những trường hợp nào cần làm xét nghiệm Anti-LKM-1?
Xét nghiệm Anti-LKM-1 được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ viêm gan tự miễn sau khi đã loại trừ các tác nhân do virus viêm gan HBV, HCV,…
Khi cần xác định nguyên nhân hoặc tiên lượng bệnh nhân mắc bệnh gan.
Bệnh lý viêm như viêm khớp, viêm cầu thận, bạch biến và các bệnh viêm ruột mãn tính chưa rõ nguyên nhân.
Xét nghiệm Anti-LKM-1 cần thực hiện cùng các xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA, kháng thể kháng cơ trơn (Anti-SMA) để phân type trong bệnh viêm gan tự miễn.
Nhóm bệnh gan tự miễn nguyên phát (PAL) bao gồm AIH, xơ gan mật tiên phát (PBC), và viêm đường mật xơ cứng tiên phát (PSC).
Theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh lý viêm gan tự miễn type 2.
4. Yêu cầu về mẫu bệnh phẩm khi làm xét nghiệm Anti-LKM-1
Mẫu bệnh phẩm sử dụng trong xét nghiệm là mẫu máu tĩnh mạch ly tâm tách huyết thanh hoặc huyết tương, huyết tương (EDTA, Heparin).
Tiêu chuẩn của mẫu là không vỡ hồng cầu, không có mỡ máu cao, được bảo quản ở điều kiện: 2- 8°C tối đa trong 72h, lưu trữ lâu dài ở nhiệt độ thấp hơn - 20°C.
Lưu ý mẫu sử dụng sau khi rã đông chỉ thực hiện một lần, không tiến hành phân tích trên mẫu rã đông lặp đi lặp lại nhiều lần.
5. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
- Mẫu bệnh phẩm: Mẫu máu bị vỡ hồng cầu, mỡ máu cao có thể dẫn đến một kết quả thiếu chính xác.
- Có khoảng 10% bệnh nhân viêm gan C mạn tính phát hiện Anti-LKM-1 trong mẫu bệnh phẩm nên các bác sĩ cần thận trọng đưa ra các phán đoán tình trạng của người bệnh trước khi chẩn đoán và điều trị.
Hình 2: Tất cả các xét nghiệm đều tuân thủ quy trình chuẩn và an toàn sinh học
- Ngoài ra muốn có một kết quả xét nghiệm chính xác cần đảm bảo các tiêu chuẩn về quy trình kỹ thuật, an toàn sinh học, con người, máy móc, hóa chất vật tư, vận chuyển bảo quản bệnh phẩm,...
6. Nếu có nhu cầu xét nghiệm Anti-LKM-1 thì có thể làm ở đâu?
Hiện nay nếu chúng ta hiểu biết hết ý nghĩa và vai trò của Anti-LKM-1 trong chẩn đoán và điều trị thì ứng dụng của xét nghiệm này là vô cùng hiệu quả với người bệnh. Nhận ra tầm quan trọng của Anti-LKM-1 thì tại Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC xét nghiệm này được thực hiện hàng ngày cho kết quả nhanh chóng, chính xác, kịp thời phục vụ cho bác sĩ và khách hàng.
Nếu như bạn còn băn khoăn về chất lượng của dịch vụ thì Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm với các quy định nghiêm ngặt, cam kết về chất lượng, sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu
Hình 3: Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi với đội ngũ cán bộ lấy mẫu chuyên nghiệp, nhiệt tình có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, hệ thống bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối. Đặc biệt, khi gửi mẫu xét nghiệm, khách hàng không mất thêm các chi phí khác, khách hàng có thể đăng ký trọn gói, nhận kết quả online và có bác sĩ tư vấn kết quả qua điện thoại.
Nếu có thắc mắc và cần tư vấn thêm về dịch vụ xét nghiệm, lấy mẫu tận nhà, hãy liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.