Với bệnh tiến triển kéo dài như viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến mất chức năng khớp, tàn phế, thì xét nghiệm anti CCP không chỉ góp phần chẩn đoán bệnh khi kết hợp với yếu tố dạng thấp RF, mà còn có giá trị tiên lượng bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của xét nghiệm này nhiều hơn qua bài viết dưới đây.
16/08/2019 | Chỉ số xét nghiệm GGT khi nào đáng lo ngại? 13/08/2019 | Có nên xét nghiệm máu gót chân cho trẻ sơ sinh hay không? 12/08/2019 | Xét nghiệm GOT giúp đánh giá chức năng gan
1. Xét nghiệm anti CCP là gì?
Kháng thể anti CCP là kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch, nó trực tiếp chống lại peptide citrullinated vòng. Citrulline là chất được sản xuất tự nhiên trong cơ thể, trong quá trình chuyển hóa arginine (là 1 loại acid amin). Tuy nhiên trong một số trường hợp, quá trình chuyển đổi này lại sản sinh ra các cấu trúc trung gian tạo thành vòng tuần hoàn gọi là peptide citrullinated. Sự biến đổi này và sự sản xuất kháng thể anti CCP thường xảy ra ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
Xét nghiệm anti CCP có ích trong việc chẩn đoán bệnh khớp.
Khi thực hiện xét nghiệm anti CCP chính là cách phát hiện kháng thể CCP và đo lường kháng thể CCP trong xét nghiệm anti CCP có vai trò chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Kháng thể CCP có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nên xét nghiệm này có nhiều giá trị trong chẩn đoán đặc biệt khi kết hợp với yếu tố dạng thấp RF. Vì vậy, thực hiện xét nghiệm là cách tầm soát bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
Hiện nay, anti CCP trong huyết thanh được định lượng bằng kỹ thuật định lượng miễn dịch hóa phát quang.
2. Xét nghiệm anti CCP được chỉ định khi nào?
Xét nghiệm anti CCP không được khuyến cáo sử dụng như một xét nghiệm sàng lọc. Chỉ được thực hiện xét nghiệm này trong một số trường hợp như sau:
- Được chỉ định cùng xét nghiệm RF để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Chỉ định tiếp sau một xét nghiệm RF (-) tính, khi bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng như đau khớp, viêm khớp đối xứng. Các biểu hiện này có thể dẫn đến nghi ngờ bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lâm sàng nghi ngờ viêm khớp dạng thấp thì thực hiện xét nghiệm anti CCP và RF.
- Cũng có thể được chỉ định để đánh giá sự tiến triển viêm khớp dạng thấp ở các bệnh nhân viêm khớp không đặc hiệu. Có một số triệu chứng lâm sàng gợi ý bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng các triệu chứng này không đầy đủ.
Bác sĩ cũng thường chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm anti CCP khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, cụ thể như:
- Sốt kèm theo sưng đau khớp;
- Mệt mỏi;
- Đau, nóng, sưng khớp bàn tay và cổ tay, bàn chân;
- Đau có thể gặp ở các khớp lớn như: khuỷu tay, vai, cổ, hông, đầu gối;
- Phát triển nốt sần dưới da, đặc biệt là khuỷu tay.
3. Ý nghĩa của các chỉ số khi thực hiện xét nghiệm anti CCP
Giá trị của anti CCP trong huyết tương ở người khỏe mạnh bình thường là <17 U/mL; các giá trị anti CCP > 17 U/mL được coi là (+) tính.
Đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, với ngưỡng tối ưu của anti CCP là 17 U/mL, độ nhạy của xét nghiệm là 67,4% và độ đặc hiệu là 97%.
Sau khi thu được kết quả của xét nghiệm anti CCP thì cần kết hợp với các triệu chứng lâm sàng khác để có thể kết luận bệnh chính xác.
- Nếu anti CCP (+) tính và RF (+) tính thì bệnh nhân có khả năng bị viêm khớp dạng thấp và đang tiến triển ở mức độ nặng hơn.
- Nếu anti CCP (+) tính và RF (-) tính cùng với các triệu chứng lâm sàng của viêm khớp dạng thấp thì bệnh nhân có khả năng mắc bệnh ở giai đoạn sớm hoặc có thể sẽ tiến triển mức độ bệnh trong tương lai.
- Nếu anti CCP (-) tính và RF (+) tính khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân có thể bị bệnh hoặc đang biểu hiện của bệnh viêm khác.
- Nếu cả anti CCP và RF đều (-) tính thì bệnh nhân ít có khả năng bị viêm khớp dạng thấp.
Tùy thuộc vào chỉ số xét nghiệm anti CCP sẽ phản ánh tình trạng bệnh.
Vẫn cần nhấn mạnh rằng, chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu dựa vào lâm sàng. Dó đó, viêm khớp dạng thấp có thể được chẩn đoán với các triệu chứng lâm sàng điển hình ngay khi kháng thể tự miễn (-) tính.
Khi kết hợp các loại xét nghiệm viêm khớp dạng thấp như anti CCP, RF, máu lắng, và CRP ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thì các xét nghiệm anti CCP và RF (đã (+) tính) không cần làm lại nữa. Để theo dõi sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp và theo dõi hiệu quả điều trị, chỉ cần theo dõi máu lắng và CRP là đủ.
4. Xét nghiệm anti CCP ở đâu chính xác?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Có thể là yếu tố di truyền, yếu tố cơ địa, các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, sống trong môi trường ẩm thấp, cơ thể suy yếu, nhiễm lạnh, phẫu thuật,...
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng gây tàn tật như cứng khớp, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động, teo cơ và có thể bị tàn phế. Người bị viêm khớp dạng thấp có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu như kèm theo mắc bệnh tim mạch hay nhiễm khuẩn cấp tính.
Thực hiện xét nghiệm anti CCP cùng các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có gói xét nghiệm này cho mọi người có thể lựa chọn.
Mọi người có thể lựa chọn xét nghiệm anti ccp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Tại sao nên thực hiện xét nghiệm ở MEDLATEC? Bởi đây là cơ sở uy tín được cấp phép hoạt động của Bộ y tế. Đến nay đã hơn 23 năm kinh nghiệm, MEDLATEC luôn làm hài lòng quý khách hàng và nhận được nhiều phản hồi tốt từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. MEDLATEC có các trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ, phục vụ đến 500 loại xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Việc thực hiện và đọc kết quả xét nghiệm đều do nhân viên y tế chuyên nghiệp, có chứng chỉ hành nghề và đã lâu năm kinh nghiệm. Nếu như kết quả xét nghiệm có vấn đề bất thường, bệnh nhân sẽ được tư vấn nhiệt tình để có cách điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe tốt.
Thực hiện xét nghiệm anti CCP tại MEDLATEC sẽ không bao giờ làm khách hàng thất vọng bởi kết quả nhanh chóng, chính xác, cách làm việc chuyên nghiệp và thái độ phục vụ tận tâm. Hãy lựa chọn MEDLATEC vì sức khỏe của bạn.