Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh giúp xác định chính xác mối quan hệ huyết thống của thai nhi với thường là một người cha giả định. Xét nghiệm này ngày càng được nhiều người biết đến, có thể thực hiện khi thai nhi chỉ từ 10 tuần tuổi trở lên, với các phương pháp thực hiện và chi phí khác nhau.
22/05/2020 | Góc giải đáp: xét nghiệm ADN bao lâu có kết quả? 14/04/2020 | Xét nghiệm ADN giá rẻ mà chất lượng đảm bảo ở đâu? 19/03/2020 | Xét nghiệm ADN ở đâu đảm bảo kết quả chính xác nhất?
1. Có những phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh nào?
Có lẽ nhiều người quen thuộc với xét nghiệm ADN huyết thống với mẫu vật phẩm là tóc,máu, móng tay chân, tế bào niêm mạc miệng hay thậm chí cuống rốn rụng, bao cao su,… Tuy nhiên với thai nhi còn trong bụng mẹ, cần áp dụng phương pháp đặc biệt để lấy mẫu ADN, từ đó phân tích và so sánh với người thân (thường là cha giả định) để xác định mối quan hệ huyết thống.
Nhiều thai phụ có nhu cầu làm dịch vụ xét nghiệm ADN thai nhi
Hiện nay, có 3 phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh mà mẹ bầu và gia đình có thể lựa chọn, với ưu nhược điểm và mức độ an toàn khác nhau. Cụ thể:
1.1. Xét nghiệm chọc ối
Ở phương pháp xét nghiệm này, mẫu ADN thai nhi được lấy từ mẫu dịch ối và được thực hiện vào khoảng từ tuần thai thứ 16 - 17. Do phương pháp này cần thực hiện kĩ thuật can thiệp trực tiếp, nên gọi là phương pháp xâm lấn.
Với sự hỗ trợ của siêu âm, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật nhỏ, dùng cây kim chuyên dụng chọc qua thành bụng người mẹ rồi hút dịch ối. Mẫu dịch ối này được dùng cho xét nghiệm phân tích ADN huyết thống trước sinh.
Chọc ối tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai, nhiễm trùng
Nhiều mẹ lo ngại việc chọc ối lấy dịch nước ối sẽ khiến thai nhi thiếu nước ối, tuy nhiên cơ thể mẹ sẽ lại tái tạo cung cấp đủ cho bé, nên mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên, kỹ thuật xâm lấn này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây nhiễm trùng, vỡ ối hoặc sảy thai.
Theo thống kê, nguy cơ sảy thai do thực hiện chọc ối hiện nay là 1/500. Biến chứng thường gặp khi sau khi chọc ối là bị đau bụng nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm sau 1 vài hôm, bác sĩ sẽ có thể đưa thuốc uống giảm đau nếu cần thiết.
1.2. Xét nghiệm sinh thiết gai nhau
Ở phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh này, mẫu tế bào là mô bánh nhau ở tử cung. Bác sĩ lấy lấy mô bánh nhau để phân tích xét nghiệm bằng cách dùng kim hoặc ống thông qua đường âm đạo. Đây cũng là phương pháp xâm lấn do sử dụng thủ thuật can thiệp.
Theo thống kê, xét nghiệm sinh thiết gai nhau cũng gây nguy cơ sảy thai cho thai phụ, khoảng 1/500 trường hợp. Sau xét nghiệm, thai phụ có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ, cần được theo dõi và đánh giá nguy cơ.
Tuy nhiên, phương pháp này hầu như không được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng.
Xét nghiệm ADN huyết thống không xâm lấn có nhiều ưu điểm vượt trội
1.3. Xét nghiệm ADN huyết thống không xâm lấn
Xét nghiệm này còn được gọi là xét nghiệm ADN trước sinh, hay xét nghiệm ADN thai nhi từ máu mẹ. Phương pháp xét nghiệm này mới được phát triển, lấy mẫu xét nghiệm bằng phân tách ADN thai nhi có trong máu mẹ, từ tuần thai thứ 10 trở đi cho đến hết thai kỳ.
Phương pháp xét nghiệm này rất an toàn bởi việc lấy máu tĩnh mạch không tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Hơn nữa xét nghiệm có thể thực hiện từ rất sớm,cho tới khi hết thai kỳ, không bị giới hạn trong thời gian ngắn như hai phương pháp trên.
Mẫu xét nghiệm ADN của thai nhi được phân tích, so sánh với mẫu ADN của người cha giả định để kết luận chính xác về mối quan hệ huyết thống.
Ngoài dùng để xét nghiệm ADN huyết thống, cả 3 phương pháp xét nghiệm trên đều có thể thực hiện để sàng lọc trước sinh, phát hiện sớm các trường hợp thai nhi bị dị tật bẩm sinh và từ đó có những can thiệp kịp thời.
2. Khi nào thực hiện được xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh?
Như đã trình bày ở trên, tùy từng phương pháp mà có thể thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống sớm hay muộn, trong khoảng thời gian phù hợp nhất định của thai kỳ. Tuy nhiên, việc xác định ADN huyết thống thai nhi hiện vẫn là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến cả đạo đức lẫn rủi ro khi thực hiện xét nghiệm.
Nhiều bác sĩ từ chối thực hiện xét nghiệm này, tư vấn cha mẹ nên thực hiện xét nghiệm sau khi sinh. Nếu xét nghiệm huyết thống trước sinh không có kết quả như mong muốn, rất có thể thai nhi bị ảnh hưởng, người mẹ không thể mang thai hoặc chịu các vấn đề khác.
Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ khi thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống thai nhi đồng thời đến cơ sở uy tín để được bác sĩ tư vấn. Ngoài vấn đề kiểm tra huyết thống, bác sĩ có thể tư vấn về rủi ro với mẹ và thai nhi, cũng như các vấn đề liên quan khác.
Nếu bắt buộc phải tiến hành thì nên chọn xét nghiệm ADN không xâm lấn, để đảm bảo an toàn cho thai nhi cũng như hạn chế tối đa rủi ro với mẹ bầu. Thời gian thực hiện từ tuần thai thứ 10 cho đến hết thai kỳ.
3. Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh có chính xác không?
Độ chính xác của kết quả xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm cũng như chất lượng mẫu. Theo kết quả nghiên cứu, độ chính xác của phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống là 99,9%.
Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp xét nghiệm phù hợp
Như vậy, với độ dương tính giả thấp, độ an toàn cao, phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống không xâm lấn cho thai nhi vẫn là lựa chọn ưu việt hơn cả. Tuy nhiên, phương pháp này hiện còn mới ở Việt Nam, chi phí cũng khá cao.
Nếu cần tư vấn thêm về xét nghiệm, cũng như các thủ tục liên quan, hãy liên hệ với bệnh viện MEDLATEC qua đường dây nóng trực 24/7 1900 56 56 56. MEDLATEC rất hân hạnh được phục vụ quý khách.