Vitamin C có khả năng chống viêm và chống oxy hóa tương đối hiệu quả. Không những thế, nó còn cấp ẩm, cải thiện kết cấu da và giúp da trắng sáng hơn. Vậy vitamin C có tác dụng gì với da mặt và nên bổ sung thế nào để có được làn da tươi sáng, mịn màng?
13/12/2022 | Liệu uống thừa vitamin C có tốt hay không? 23/08/2022 | Những điều nên biết trước khi bổ sung vitamin 3B 17/12/2021 | Những thực phẩm giàu vitamin B12 cần có trong thực đơn của bạn
1. Vitamin C có tác dụng gì với da mặt?
1.1. Bảo vệ da mặt trước tác hại của tia cực tím
Vitamin C có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ nên sẽ giúp chống lại tổn thương do gốc tự do tạo ra từ tia cực tím. Nếu làn da thường xuyên phải tiếp xúc với tia cực tím rất dễ bị bong tróc, sần sùi, thâm sạm, mọc mụn trứng cá,...
Vitamin C giúp làn da bị tia cực tím làm tổn thương được hồi phục nhanh chóng
Bổ sung vitamin C trong 3 tháng có thể cải thiện làn da bị tổn thương vì tia cực tím ở mức độ nhẹ đến trung bình như: màu da, độ sần sùi, nếp nhăn,... Không những thế, vitamin C còn được xem là chất chống oxy hóa để bảo vệ da chống lại các tác hại do tia cực tím gây ra.
1.2. Thay đổi sắc tố da
Da bị tăng sắc tố có đặc trưng là trên da có sự phát triển của các đốm hoặc mảng sậm màu. Đây chính là kết quả của việc da phải tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím cũng như phải chịu áp lực từ môi trường. Xét trên phương diện này thì vitamin C có tác dụng gì với da mặt?
Đặc tính chống oxy hóa từ vitamin C sẽ giúp cải thiện hiệu quả các đốm đen cùng các dấu hiệu lão hóa trên da. Mặt khác, chính loại vitamin này còn ức chế sản xuất ra một loại enzyme mang tên tyrosinase giúp hỗ trợ sản xuất ra melanin để ngăn ngừa gia tăng sắc tố trên da.
1.3. Giảm nếp nhăn
Trong rất nhiều các sản phẩm chăm sóc da có thành phần vitamin C. Vậy điều gì đã khiến các nhà sản xuất đưa thành phần này vào trong sản phẩm của mình? Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung vitamin C trong 12 tuần có thể giúp cho nếp nhăn bớt xuất hiện vì vitamin C có khả năng trung hòa gốc tự do nhờ đó nên sẽ chống lại tổn thương và giúp cho da được tái tạo. Những người thường xuyên ăn các thực phẩm giàu vitamin C nhờ đó mà cũng ít nếp nhăn hơn so với bình thường.
1.4. Tăng cường sản sinh Collagen
Collagen là thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của da. Vậy vitamin C có tác dụng gì với da mặt xét trong mối liên hệ với collagen? Vitamin C chính là chất rất cần để sản xuất ra collagen - yếu tố mang lại vẻ đẹp mịn màng và trẻ trung cho làn da. Mặt khác, collagen còn đảm bảo cho tính đàn hồi và sự săn chắc của cấu trúc da.
Vitamin C góp phần tạo ra Collagen cho da mặt
Theo thời gian, tuổi tác, quá trình sản xuất collagen của da ngày càng chậm lại khiến cho da dễ bị chảy xệ. Nếu da được bổ sung vitamin C sẽ kích thích sản sinh collagen và elastin giúp da luôn săn chắc và căng mọng. Đặc biệt, vitamin C còn ngăn ngừa lão hóa và phục hồi độ mịn cho làn da.
1.5. Cải thiện độ ẩm
Những người có làn da khô sẽ dễ xuất hiện tình trạng bong vảy da, da yếu và lão hóa sớm với biểu hiện là sự xuất hiện của các nếp nhăn, da kém đàn hồi và bị nhão. Vitamin C giúp da giữ nước đồng thời tham gia vào quá trình hydrat hóa nên làn da các phân tử nước dưới biểu bì da sẽ được giữ lại. Kết quả là da luôn mịn màng, căng bóng vì được cấp ẩm đầy đủ. Chính điều này còn khiến cho da mặt giảm tiết bã nhờn, bớt mụn và giảm thiểu nguy cơ bị tắc lỗ chân lông.
1.6. Ngừa mụn, nhanh lành sẹo
Thiếu vitamin C có nguy cơ mắc bệnh Scorbut - bệnh liên quan đến sự suy yếu của các mô và cơ quan trong cơ thể. Chính sự suy yếu ấy làm tăng các gốc tự do. Bởi vậy việc bổ sung vitamin C sẽ giúp da được bảo vệ trước tác hại của gốc tự do và thúc đẩy nhanh quá trình sửa chữa, tự làm lành của da.
Không những thế, vitamin C còn tăng tổng hợp Collagen như đã nói đến ở trên. Vì thế, trong trường hợp này, vitamin C có tác dụng gì với da mặt câu trả lời chính là nó kích thích hình thành hàng rào biểu bì, thúc đẩy quá trình biệt hóa tế bào sừng để làm vết thương trên da mặt nhanh lành.
2. Cách chăm sóc da mặt với vitamin C
Khi đã biết vitamin C có tác dụng gì với da mặt và muốn tận dụng tối đa công dụng ấy bạn có thể bổ sung “thần dược” cho da bằng cách:
Tìm hiểu vitamin C có tác dụng gì với da mặt giúp bạn biết cách dùng loại vitamin này tốt hơn
- Bổ sung từ thực phẩm tự nhiên
Các loại trái cây như ổi, cam, quýt,... rất giàu vitamin C nên cũng tốt cho sức khỏe làn da. Ngoài ra, cà chua, cải bắp, súp lơ xanh, su hào,... cũng rất giàu vitamin C nên bạn cũng có thể tận dụng để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.
- Bổ sung qua đường uống
Có thể bổ sung vitamin C dạng thực phẩm chức năng để cải thiện làn da mặt nếu cơ thể không hấp thu tốt chất dinh dưỡng có trong thực phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, tốt nhất nên uống vitamin C cùng với bữa ăn và chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày để cải thiện khả năng hấp thụ vitamin của cơ thể.
Nguyên nhân của việc làm này là do thời gian tồn tại của vitamin C rất ngắn. Nếu sử dụng dạng sủi nên chú ý về số lần và liều lượng sử dụng để tránh uống quá nhiều dễ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, nhất là thận.
Liều dùng vitamin C được khuyến cáo theo độ tuổi như sau:
+ Trẻ trong độ tuổi 1 -3: không quá 15 mg/ ngày.
+ Trẻ trong độ tuổi 4 - 8: không quá 25 mg/ngày.
+ Trẻ trong độ tuổi 9 - 13: không quá 45 mg/ngày.
+ Trẻ trong độ tuổi 14 - 18: không quá 75 mg/ngày (nam giới), 65 mg/ngày (nữ giới)
+ Trên 19 tuổi: không quá 90mg/ngày (nam giới), 75 mg/ngày (nữ giới).
Có một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung vitamin C liều cao cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Dùng sản phẩm chăm sóc da
Các loại mặt nạ, kem dưỡng da, serum có thành phần vitamin C cũng rất tốt cho da. Việc sử dụng những sản phẩm này sẽ giúp cho lớp da trên cùng được hấp thu trực tiếp, nhờ đó mà giảm được nếp nhăn và ngăn ngừa được các gốc tự do làm lão hóa da. Tuy nhiên, cần hạn chế thời gian tiếp xúc của sản phẩm với môi trường bên ngoài vì vitamin C rất dễ bị oxy hóa.
Những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp bạn giải tỏa được băn khoăn vitamin C có tác dụng gì với da mặt. Dù da của bạn thuộc dạng nào thì khi quyết định thêm loại vitamin này vào quy trình chăm sóc da, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất hãy tham vấn ý kiến bác sĩ da liễu.