Viêm tủy răng nguyên nhân do đâu và cách xử lý | Medlatec

Viêm tủy răng nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Tủy răng là phần nằm sâu bên trong răng, chứa các mạch máu nuôi dưỡng răng và dây thần kinh truyền cảm giác đến hệ thần kinh với các tác động từ bên ngoài vào răng. Mặc dù được bảo vệ sâu trong răng nhưng tủy răng vẫn có thể bị viêm hoặc chết tủy do nhiều nguyên nhân, khi đó bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau nhức nghiêm trọng hoặc độ bền chắc của răng bị ảnh hưởng.


15/04/2022 | 4 cách trị nhức răng tại nhà đơn giản nhưng cực hiệu quả
13/04/2022 | Những loại thuốc giảm đau răng cấp tốc bạn nên biết và lưu ý khi sử dụng
30/03/2022 | Cảnh báo một số triệu chứng sớm của bệnh ung thư nướu răng

1. Tủy răng và vai trò của tủy răng với sức khỏe răng miệng

Tủy răng là tổ chức liên kết gồm các mạch máu nhỏ cùng nhiều dây thần kinh, nằm trong hốc giữa ngà răng, bảo vệ bởi lớp men răng và ngà răng. Tủy răng có cả ở thân răng và chân răng, trong đó ống tủy ở chân răng là những sợi mô nhỏ và mảnh, phân nhánh từ buồng tủy phía trên thân răng xuống.

Tủy răng nằm sâu trong lớp ngà răng và men răng

Tủy răng nằm sâu trong lớp ngà răng và men răng

Một răng bình thường có từ 1 - 4 ống tủy, trong đó răng cửa thường chỉ có  1 ống tủy, còn răng cối lớn có từ 3 - 4 ống tủy. Cấu trúc tủy răng rất phức tạp, thay đổi khác nhau ở mỗi răng, mỗi người và còn phụ thuộc vào độ tuổi.

Có thể nói, tủy răng có vai trò như trái tim của răng, nơi cung cấp dinh dưỡng, duy trì sự sống và sự bền chắc của răng. Các vấn đề gặp phải ở ngà răng cũng được tủy răng sửa chữa và phục hồi theo thời gian. Cảm nhận ê buốt, nóng, lạnh, đau khi ăn thức ăn hoặc do nhiều nguyên nhân khác mà chúng ta có được là nhờ dây thần kinh có trong tủy răng dẫn truyền tín hiệu. Điều này giúp phát hiện sớm bệnh lý răng miệng và điều trị dễ dàng hơn.

Tủy răng chết khiến răng không được nuôi dưỡng, không còn cảm giác nhai

Tủy răng chết khiến răng không được nuôi dưỡng, không còn cảm giác nhai

Do vậy mà những răng bị chết tủy được coi là những răng chết, không còn tủy răng nuôi dưỡng nên không có cảm giác nhai, không có cảm nhận với nhiệt độ, phản ứng từ bên ngoài. Ngoài ra, những răng này sẽ dần trở nên cứng, dễ vỡ hơn nên cần xử lý và có biện pháp bảo vệ đặc biệt để bảo tồn răng lâu dài.

2. Những nguyên nhân gây viêm tủy răng?

Mặc dù được bảo vệ tốt bởi các lớp men răng, ngà răng cứng chắc nhưng do chấn thương, ăn nhai vật cứng, sâu răng,... mà tủy răng vẫn có thể bị vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài nguyên nhân chính là vi khuẩn, viêm tủy răng thường gặp hơn ở những người có thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng không tốt như:

  • Chế độ ăn uống có quá nhiều đường gây sâu răng.

  • Vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển cùng các mảng bám chân răng.

  • Dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh làm tổn thương tủy răng.

  • Ăn chung cả thực phẩm nóng và lạnh.

Viêm tủy răng gây đau buốt răng nghiêm trọng, hệ quả lâu dài có thể là chết tủy răng dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Điều trị viêm tủy răng càng chậm trễ thì cơn đau càng nghiêm trọng và nguy cơ mất răng cao, dẫn đến viêm xương, viêm hạch,... ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

 Viêm tủy răng không được điều trị có thể dẫn đến mất răng

 Viêm tủy răng không được điều trị có thể dẫn đến mất răng

Viêm tủy răng được phát hiện sớm hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn, do đó khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh người bệnh nên sớm đi thăm khám và kiểm tra. Các dấu hiệu viêm tủy răng sớm thường gặp như: đau nhói ở răng, cơn đau kéo dài từ 5 - 10 phút, răng nhạy cảm với thực phẩm nóng, lạnh, thức ăn ngọt,...

Nếu viêm tủy răng nặng hơn, cơn đau nhói ở răng bệnh cũng kéo dài hơn có khi đến vài giờ, cơn đau nặng hơn về ban đêm hoặc khi có kích thích nóng, lạnh. Tùy vào mức độ viêm tủy răng mà có thể điều trị viêm hoặc lấy tủy răng, song hầu hết trường hợp phát hiện sớm đều có thể điều trị bảo tồn tốt mà không phải lấy tủy răng. 

3. Khi nào cần lấy tủy răng?

Không cần thiết phải lấy tủy răng khi bị viêm tủy răng nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn có thể chữa trị, song rất nhiều bệnh nhân bỏ lỡ giai đoạn này do tâm lý chủ quan, tự mua thuốc điều trị tại nhà. Các chuyên gia khuyên rằng, viêm tủy răng cần có sự can thiệp của nha sĩ để điều trị đúng và triệt để, tâm lý chủ quan thường dẫn đến viêm nặng, chết tủy răng.

Khi có triệu chứng viêm tủy răng nên sớm đi khám và điều trị

Khi có triệu chứng viêm tủy răng nên sớm đi khám và điều trị

Khi bị viêm tủy răng nặng, xuất hiện hoại tử không thể điều trị hồi phục, bệnh nhân sẽ cần can thiệp lấy tủy răng. Cụ thể gồm các trường hợp sau:

  • Răng bị sứt mẻ, vỡ miệng lớn khiến tủy răng bị lộ ra ngoài, viêm tủy răng đi kèm với viêm nhiễm xương răng.

  • Ê buốt răng mỗi khi nhai, ăn thức ăn nóng, lạnh, ngà răng mỏng yếu không thể hồi phục.

  • Sâu răng nghiêm trọng, sâu đến chân răng gây đau nhức âm ỉ, kéo dài.

  • Chết tủy răng gây đau nhức lan vào xương, thậm chí ảnh hưởng đến não, thái dương với những cơn đau vô cùng nghiêm trọng.

  • Viêm tủy răng gây sưng nướu, đau nướu, thâm nướu.

  • Xuất hiện mụn nhọt ở nướu, mủ trắng ở chân răng gây hôi miệng thường xuyên tái phát.

Các trường hợp trên, điều trị bằng lấy tủy răng là cần thiết để loại bỏ cơn đau và nguy cơ sau này. Tuy nhiên không ít bệnh nhân khi được tư vấn đều lo lắng lấy tủy răng có thể ảnh hưởng đến răng và sức khỏe lâu dài, nhất là cơn đau nghiêm trọng khi thực hiện.

Thực tế hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, điều trị nha khoa nói chung và lấy tủy răng nói riêng đều diễn ra khá nhẹ nhàng, suôn sẻ, bệnh nhân không đau do có thuốc gây tê hỗ trợ. Tuy nhiên, lấy tủy răng vẫn có thể gây ra một số ảnh hưởng lâu dài nếu kỹ thuật không tốt hoặc chăm sóc răng miệng sau lấy tủy không tốt như: răng yếu, dễ sứt mẻ, răng xỉn màu, lấy tủy tác động vào xoang mũi, làm giảm tuổi thọ của răng, gây đau răng, viêm tủy răng xung quanh,...

Sau lấy tủy răng, răng yếu và dễ sứt mẻ hơn

Sau lấy tủy răng, răng yếu và dễ sứt mẻ hơn

Sau khi lấy tủy răng, việc vệ sinh răng miệng cũng chế độ ăn nhẹ nhàng, phù hợp là rất quan trọng. Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ sau khi lấy tủy răng để ngăn ngừa biến chứng.

Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để hỗ trợ. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp