Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh lý phổ biến được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi từ 1 - 2 tuổi. Nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, viêm tai giữa có thể được đẩy lùi và không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên thực tế có không ít trường hợp do chủ quan, thiếu kiến thức mà phát hiện, can thiệp chậm trễ dẫn đến điếc, biến chứng màng não hay thậm chí tử vong.
26/03/2022 | Cách điều trị viêm tai giữa ở người lớn 12/11/2021 | Viêm tai giữa: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa 02/11/2021 | Cẩm nang bỏ túi dành cho cha mẹ: cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ
1. Nguyên nhân gây viêm tai giữa
Nhiều người biết đến viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 1 - 2, tuy nhiên bệnh cũng xuất hiện ở cả người lớn. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn là do cấu tạo trong tai trẻ chưa hoàn thiện, hơn nữa khả năng miễn dịch còn yếu nên tác nhân gây bệnh từ môi trường dễ xâm nhập gây bệnh hơn.
Viêm tai giữa là một trong các bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ
Một số nguyên nhân thường gặp gây viêm tai giữa gồm:
-
Là biến chứng của các bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm amidan,...
-
Do chấn thương ở tai như thủng màng nhĩ, tắc vòi nhĩ,...
-
Cũng có thể do xì mũi không đúng cách hoặc việc vệ sinh trong tai không tốt.
2. Viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Khi bị viêm tai giữa, chức năng nghe của tai bị ảnh hưởng, viêm nhiễm cũng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Cụ thể, những triệu chứng người bệnh gặp phải khi bệnh khởi phát bao gồm:
Viêm tai giữa làm giảm chức năng nghe
-
Triệu chứng ở tai: Tai và chức năng nghe sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên do viêm tai giữa, gây những vấn đề như đau nhức trong tai, ù tai, xuất hiện dịch trong tai, cảm giác nặng và có nước trong tai, giảm khả năng nghe,...
-
Triệu chứng toàn thân: Không chỉ tai mà viêm tai giữa còn ảnh hưởng đến sức khỏe chung, gây ra các triệu chứng chán ăn, sốt cao, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi, sổ mũi, nôn trớ, tiêu chảy, ho, nghẹt mũi,...
Điều trị viêm tai giữa không khó, tuy nhiên hầu hết trường hợp nặng và biến chứng là do điều trị chậm trễ, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan, thiếu kiến thức của các bậc phụ huynh. Viêm tai giữa kéo dài do không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho chức năng của tai cũng như sức khỏe cơ thể.
Nếu không được điều trị đúng cách, viêm tai giữa có thể dẫn đến một số biến chứng như tiến triển thành viêm tai giữa mạn, giảm khả năng nghe, có thể bị điếc vĩnh viễn, viêm màng não,...
Viêm tai giữa có thể gây biến chứng nặng nếu điều trị không tốt
Qua triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm tai giữa bằng cách sử dụng đèn soi tai kính phóng đại, kính hiển vi soi tai hoặc nội soi tai. Từ đó, có thể xác định tình trạng bệnh và điều trị hiệu quả.
3. Cách điều trị và phòng ngừa viêm tai giữa
Cần điều trị sớm viêm tai giữa với mục đích giảm viêm và nhiễm trùng, hồi phục thính lực, ngăn chặn bệnh tái phát hoặc chuyển sang thể mạn tính. Nếu viêm tai giữa tiến triển thành biến chứng, cần điều trị biến chứng song song để tránh biến chứng nặng hơn.
3.1. Điều trị
Trong điều trị viêm tai giữa, hiện nay có hai phương pháp điều trị thường được áp dụng bao gồm:
Điều trị nội khoa
Thuốc điều trị viêm tai giữa thường dùng gồm: thuốc kháng sinh, thuốc chống phù nề, thuốc kháng histamin, thuốc nhỏ mũi, corticoid,…
Điều trị ngoại khoa
Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, viêm tai giữa và biến chứng vẫn tiếp tục tiến triển thì bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp điều trị ngoại khoa. Phương pháp can thiệp sẽ là chích rạch màng nhĩ - ống thông khí.
Viêm tai giữa nặng có thể phải can thiệp ngoại khoa
Việc điều trị viêm tai giữa khi mới khởi phát không quá khó khăn nhưng có thể phải kéo dài để trị viêm dứt điểm. Sau điều trị, người bệnh vẫn có thể tái phát bệnh nếu chăm sóc sức khỏe không tốt. Khi đó, nguy cơ biến chứng nặng sẽ cao hơn, thậm chí gây nhiều tổn thương không hồi phục.
3.2. Phòng ngừa
Để phòng ngừa viêm tai giữa, cần chú ý vấn đề vệ sinh tai thường xuyên, đúng cách bằng dụng cụ vệ sinh. Niêm mạc tai rất dễ bị tổn thương nên việc vệ sinh cần thực hiện nhẹ nhàng, không thao tác mạnh gây tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Với cả trẻ nhỏ, khi giúp trẻ vệ sinh tai cha mẹ cũng cần chú ý điều này.
Ngoài ra, khi tắm gội hoặc khi đi bơi, cần tránh để nước vào tai. Nếu không may nước vào tai, cần vệ sinh làm khô sạch sẽ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, viêm tai giữa thường tiến triển từ các bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nên nếu mắc các bệnh lý tai - mũi - họng, cần điều trị sớm để tránh biến chứng.
Vệ sinh tai đúng cách để ngăn ngừa viêm tai giữa
Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín, thăm khám và điều trị viêm tai giữa cũng như các bệnh về đường hô hấp khác.
Đến khám tại MEDLATEC, bệnh nhân sẽ được hưởng những ưu điểm như:
-
Đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo chính quy trong và ngoài nước.
-
Cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, hỗ trợ hiệu quả bác sĩ trong quá trình thăm khám và chữa bệnh.
-
Có áp dụng bảo lãnh viện phí với đa dạng các thẻ bảo hiểm như Manulife, PIV, Bảo Việt,... nhằm tiết kiệm tối đa chi phí cho khách hàng.
Ngoài viêm tai giữa, các bệnh lý đường hô hấp, chuyên khoa còn thăm khám các bệnh lý khác như:
-
Các bệnh về tai: Viêm tai ngoài, Viêm tai giữa cấp và mạn tính, Chấn thương tai, Thủng màng nhĩ, Ù tai, điếc đột ngột,…
-
Các bệnh về mũi - xoang: Viêm mũi xoang, Polyp mũi, Chảy máu mũi, gãy xương chính mũi, phì đại cuốn mũi, vẹo vách ngăn,…
-
Các bệnh về họng: Viêm Amydal, Viêm VA cấp/mãn, Viêm vòm họng, Sinh thiết khối u TMH, Chích rạch khối abces Amydal, thành sau họng
-
Các bệnh về thanh quản: Hạt xơ dây thanh, Polyps dây thanh, Nang dây thanh, phù Reinke, papilloma thanh quản, bệnh lý hạ thanh môn,…
Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.