Viêm tai giữa là bệnh lý khá phổ biến xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, thường gặp hơn là trẻ nhỏ song hầu hết không kéo dài. Khi tình trạng viêm niêm mạc tai giữa kéo dài trên 12 tuần, bệnh không đáp ứng hoặc kém đáp ứng với điều trị thông thường được gọi là viêm tai giữa mạn tính. Bệnh này phức tạp và khó điều trị hơn, nguy cơ gây thủng màng nhĩ, phù nề niêm mạc trong tai.
02/11/2021 | Cẩm nang bỏ túi dành cho cha mẹ: cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ 09/09/2021 | Trẻ tai chảy mủ do viêm tai giữa phải làm sao để nhanh khỏi? 09/09/2021 | Giải đáp băn khoăn: Viêm tai giữa ứ dịch có tự khỏi không
1. Nguyên nhân gây viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa mạn tính là bệnh lý nguy hiểm ở tai, nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, làm giảm thính lực, gây nhiễm trùng lan đến não.
Viêm tai giữa mạn tính là bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa mạn tính, thường gặp như:
1.1. Nhiễm khuẩn gây bệnh
Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến viêm tai giữa mạn tính là do các tác nhân virus, vi khuẩn hay nấm xâm nhập vào vết thương hở hoặc không vệ sinh tai tốt gây ra. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh hơn do cấu trúc ống tai trong của trẻ nhỏ, dễ bị tắc hơn.
1.2. Biến chứng bệnh viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất và thường không nguy hiểm, tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị, viêm nhiễm có thể biến chứng gây viêm tai giữa mạn tính. Vi khuẩn hoặc virus dễ di chuyển xa tiếp gây viêm màng não đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ là cấu trúc tai hẹp
1.3. Do áp lực, chấn thương
Nguyên nhân này không thường gặp, chấn thương trong tai do dùng vật sắc nhọn hoặc côn trùng xâm nhập vào tai có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa mạn tính. Áp lực quá lớn cũng ảnh hưởng đầu tiên gây hại cho tai.
1.4. Yếu tố thuận lợi khác
Viêm tai giữa mạn tính thường gặp hơn ở các đối tượng có yếu tố thuận lợi như: người bị suy nhược cơ thể, mắc bệnh mạn tính khiến sức đề kháng giảm, không kiểm soát được vi sinh trùng gây bệnh, trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng nên sức khỏe kém, cấu trúc trong tai giữa hẹp dễ bị viêm nhiễm.
Cần tìm ra nguyên nhân và yếu tố thuận lợi mới có thể điều trị triệt để viêm tai giữa mạn tính, tránh bệnh kéo dài hoặc lặp lại gây tổn thương thính giác và nhiều biến chứng khác.
2. Viêm tai giữa mạn tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Viêm tai giữa mạn tính sẽ tiến triển theo từng giai đoạn với triệu chứng khác nhau, nhưng càng về sau tổn thương càng nặng nề, thính giác giảm và mức độ nguy hiểm cũng lớn hơn. Thông thường ở giai đoạn đầu, viêm tai giữa mạn tính thường gây tình trạng chảy mủ, nhầy từng đợt, nhầy có đặc điểm dính nhưng không thối. Ở mức độ này, thính lực của người bệnh chưa bị ảnh hưởng hoặc vẫn có thể nghe rõ ràng.
Viêm tai giữa có thể gây giảm hoặc mất thính lực
Khi viêm tai giữa mạn tính tiến triển do không được điều trị tốt hoặc tái phát nhiều lần, người bệnh bị chảy mủ tai liên tục, kéo dài, mủ đặc và có màu xanh, mùi hôi thối khó chịu. Dấu hiệu này cho thấy, mức độ viêm trong tai đã trở nên nghiêm trọng, có thể có cholesteatoma kèm theo tình trạng đau âm ỉ, nặng phía đầu ở tai bị bệnh.
Đến giai đoạn muộn của bệnh viêm tai giữa mạn tính, tổn thương đã xuất hiện trên toàn bộ đường dẫn truyền dẫn đến sốt cao kéo dài, nhiễm trùng thể trạng rõ rệt như: hốc hác, suy nhược, ăn ngủ kém, gầy hao,… Người bệnh lúc này nghe rất kém ở bên tai bị viêm, ngoài ra trẻ mắc bệnh còn chậm phát triển ngôn ngữ, không biết nói do không thể nghe rõ.
Càng đến giai đoạn muộn của bệnh, viêm tai giữa mạn tính càng nguy hiểm đến thính giác và sức khỏe của người bệnh. Những biến chứng có thể gặp phải bao gồm:
-
Tổn thương và khiếm thính hoàn toàn bên tai bị viêm tai giữa mạn tính do xuất hiện lỗ thủng màng nhĩ vĩnh viễn.
-
Ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh, tổn thương hệ thống tiền đình gây chóng mặt, tổn thương dây thần kinh mặt gây liệt mặt, áp xe não, viêm não hoặc màng não, áp xe ngoài màng cứng,…
Chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra biến chứng do viêm tai giữa mạn tính
Bằng chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT cắt lớp hoặc đo thính lực, soi tai,… có thể thấy vùng viêm do viêm tai giữa mạn tính ảnh hưởng.
3. Điều trị viêm tai giữa mạn tính như thế nào?
Người bệnh viêm tai giữa mạn tính cần đến cơ sở y tế chuyên khoa sớm để khám và điều trị tích cực. Các phương pháp điều trị thường được chỉ định như:
3.1. Điều trị viêm tai giữa mạn tính với thuốc
Nếu nguyên nhân gây viêm tai giữa mạn tính do vi khuẩn, bệnh nhân sẽ được kê thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch nếu nhiễm trùng nặng. Nếu viêm gây xuất hiện lỗ thủng trong màng nhĩ, bệnh nhân cần dùng thuốc nhỏ tai điều trị.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị với thuốc, bệnh nhân sẽ cần vệ sinh tai sạch sẽ, loại bỏ mủ viêm làm tăng mức độ nhiễm trùng.
Lưu ý: tất cả các thuốc dùng cho trẻ đều phải được bác sĩ kê đơn hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, tránh tình trạng kháng kháng sinh hoặc có các biến chứng nguy hiểm khác.
3.2. Điều trị viêm tai giữa mạn tính bằng phẫu thuật
Nếu không đáp ứng điều trị với thuốc, bệnh liên quan đến cấu trúc tai bất thường hoặc viêm tai giữa mạn tính nặng, bác sĩ sẽ cần phẫu thuật xử trí tình trạng sớm, tránh ảnh hưởng đến thính lực và sự phát triển của trẻ.
Viêm tai giữa mạn tính có thể cần điều trị phẫu thuật
Hai phương pháp phẫu thuật điều trị thường chỉ định gồm:
- Phẫu thuật đặt ống thông tai: Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật đặt ống nhỏ chen qua màng nhĩ, nối tai ngoài với tai giữa. Từ đó dịch mủ sẽ được dẫn ra ngoài tử tai giữa, khắc phục tình trạng nhiễm trùng.
- Phẫu thuật sửa chữa, thay thế xương nhỏ trong tai: Khi viêm tai giữa mạn tính đã lan rộng và có thể làm hỏng màng nhĩ, cần phẫu thuật điều trị làm sạch nhiễm trùng.
Như vậy, viêm tai giữa mạn tính là bệnh lý nguy hiểm, nếu kéo dài có thể gây mất thính lực, viêm nhiễm lan rộng làm tổn thương não và các cơ quan xung quanh.
Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai mũi họng. Các vấn đề sức khỏe chuyên khoa thăm khám và điều trị bao gồm:
-
Các bệnh lý về tai như viêm tai giữa, chấn thương tai,...
-
Các bệnh lý về họng như viêm vòm họng, viêm amidal,...
-
Các bệnh lý về mũi - xoang như viêm mũi xoang, polyp mũi,... cùng nhiều bệnh lý khác.
Liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và tư vấn sức khỏe, tránh mất thời gian chờ đợi.