Viêm kết mạc có lây không và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh | Medlatec

Viêm kết mạc có lây không và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Viêm kết mạc có lây không? Đây là thắc mắc của nhiều người bởi căn bệnh này thường xuyên xuất hiện và gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống. Trước hết cần nhận biết, viêm kết mạc là bệnh lý do viêm mạch máu ở lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi. Tùy theo tác nhân gây bệnh, nguy cơ và con đường lây nhiễm cũng khác nhau.


03/06/2020 | Chuyên khoa mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với “mưa” lời “yêu thương” của khách hàng
01/06/2020 | Phẫu thuật mắt tại BVĐK MEDLATEC: Nhẹ nhàng như đi nghỉ dưỡng
20/04/2020 | Bệnh viêm kết mạc và những thông tin bạn không nên bỏ qua

1. Viêm kết mạc có lây không?

Thực tế Viêm kết mạc rất dễ lây lan từ người bệnh sang người bình thường với tốc độ nhanh chóng, có thể diễn biến thành dịch nếu mọi người không biết cách phòng ngừa.

Viêm kết mạc có lây không

Viêm kết mạc rất dễ lây nhiễm

Tuy nhiên nhiều người cho rằng, chỉ cần nhìn vào mắt người bệnh là có thể bị viêm kết mạc. Đây là thông tin không chính xác về con đường lây nhiễm của bệnh, tuy nhiên cũng chỉ ra được mức độ lây lan dễ dàng, nhanh chóng. 

Những con đường lây nhiễm viêm kết mạc thường là:

Tiếp xúc trực tiếp dịch mắt nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh

Khi bị viêm kết mạc do virus, vi khuẩn, người bệnh dễ bị chảy nước mắt và dịch mủ có kèm tác nhân gây bệnh. Dịch này có thể dính vào vật dụng cá nhân, đồ dùng trong nhà như: khăn mặt, cốc nước, gối, chăn, tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang,… 

Việc người lành tiếp xúc dịch tiết này và không may tác nhân gây bệnh tới mắt thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Do nguyên nhân khác

Sử dụng nguồn nước công cộng như nước ao, hồ, bể bơi để rửa mặt, vi khuẩn hoặc virus có trong đó có thể vào mắt và gây bệnh. Bên cạnh đó thói quen không vệ sinh mắt thường xuyên, hay dụi mắt, sờ tay vào mắt và các vật dụng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc.

Viêm kết mạc có lây không

Tiếp xúc với dịch tiết nước mắt là con đường lây nhiễm viêm kết mạc

Kể cả những người đã bị viêm kết mạc và khỏi bệnh nhưng khi tiếp xúc lại với tác nhân gây bệnh vẫn có thể bị tái phát trở lại. Thông thường khi tái phát, bệnh sẽ nặng hơn và có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm. 

Tuy nhiên số ít trường hợp viêm kết mạc không phải do vi khuẩn, virus thì sẽ không gây lây nhiễm sang mọi người. Mặc dù vậy người bệnh và cả người lành đều cần có kiến thức phòng ngừa bệnh lây lan, tránh bùng dịch ảnh hưởng tới sức khỏe chung của cộng đồng.

2. Làm gì để phòng ngừa viêm kết mạc lây lan?

Hầu hết trường hợp bệnh viêm kết mạc đều được điều trị khỏi hoàn toàn trong vòng 7 - 10 ngày bằng biện pháp điều trị thông thường, không để lại biến chứng nguy hiểm gì. Tuy nhiên để thúc đẩy bệnh diễn ra nhanh hơn, ngăn ngừa biến chứng và giảm triệu chứng, người bệnh nên khám tại Chuyên khoa mắt và sử dụng thuốc điều trị phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn vẫn thắc mắc viêm kết mạc có lây không thì câu trả lời là có. Để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của bệnh, cần lưu ý:

- Vào mùa dịch (thường là thời điểm giao mùa hoặc mùa xuân), nguy cơ lây lan bệnh viêm kết mạc rất cao, nhất là ở những nơi công cộng như: bệnh viện, trường học, văn phòng làm việc, bến tàu xe, chợ,… Vì thế thường xuyên rửa tay, sát khuẩn tay bằng dung dịch rửa chuyên dụng, hạn chế dùng tay sờ lên mũi hoặc mắt để ngăn ngừa nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.

Viêm kết mạc có lây không

 Rửa tay thường xuyên là biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm viêm kết mạc

- Virus, vi khuẩn vẫn có thể lây nhiễm khi người bệnh đã điều trị khỏi sau 1 tuần, vì thế bản thân người bệnh cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay kỹ, hạn chế tiếp xúc gần với mọi người, nhất là trẻ nhỏ.

- Trường học là môi trường rất dễ bùng dịch viêm kết mạc, vì thế ngay khi phát hiện trẻ mắc bệnh, phụ huynh nên cho bé nghỉ và điều trị tại nhà cho đến khi không còn nguy cơ gây lây nhiễm. Ngoài ra, phụ huynh nên nhắc nhở con trẻ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, giữ vệ sinh mắt sạch sẽ mỗi ngày, không dụi mắt.

- Không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác như: khăn mặt, gối ngủ, chăn, kính, thuốc nhỏ mắt,… để hạn chế nguy cơ lây nhiễm viêm kết mạc cũng như nhiều bệnh lý khác.

Tăng cường sức khỏe mắt bằng việc vệ sinh, chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý là cách chủ động để phòng ngừa bệnh. Trong đó chế độ dinh dưỡng giàu omega-3, kẽm, vitamin A, C, E và lutein rất tốt cho hoạt động và khả năng miễn dịch của mắt. Bệnh nhân viêm kết mạc mắt cũng cần lưu ý chế độ ăn uống để bệnh nhanh khỏi, ngăn ngừa biến chứng.

Viêm kết mạc có lây không

Omega-3 là dưỡng chất tốt cho mắt

3. Bệnh viêm kết mạc nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Những nhóm thực phẩm sau người bệnh viêm kết mạc nên hạn chế:

3.1. Thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng

Cần nắm rõ những thực phẩm nào khiến bạn bị dị ứng, kể cả dị ứng nhẹ bởi người bệnh bị viêm kết mạc nhạy cảm hơn với các tác nhân này. Sự kích ứng nhẹ cũng khiến bệnh trở nên nặng hơn, khó điều trị hơn.

3.2. Thực phẩm cay, nhiều gia vị

Vị cay của thức ăn khiến bạn dễ chảy nước mắt, gây khó chịu đau đớn hơn với người bệnh viêm kết mạc. Ngoài ra các gia vị cũng có thể là tác nhân kích thích khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Vì thế nên kiêng gia vị như ớt, tiêu, mù tạt,… khi bị bệnh.

3.3. Đồ uống chứa chất kích thích

Rượu bia và các thức uống có cồn khác đều không tốt trong việc phục hồi bệnh viêm kết mạc.

Ngoài ra, người bệnh viêm kết mạc cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho mắt cũng như sức khỏe cơ thể bằng cách: Hạn chế thức khuya, hạn chế dùng các thiết bị điện tử, cho mắt thư giãn, nghỉ ngơi, tránh nơi có gió to, khói bụi, không day dụi mắt khi gặp triệu chứng đau ngứa, hạn chế đi bơi hoặc tiếp xúc với nước bẩn, hóa chất trong thời gian nhiễm bệnh,…

Viêm kết mạc có lây không

Rượu bia không tốt cho bệnh nhân viêm kết mạc

Như vậy, bạn đọc đã biết được viêm kết mạc có lây không, con đường lây nhiễm cụ thể và cách phòng ngừa hiệu quả. Mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi người, vì thế bảo vệ sức khỏe mắt là việc làm cần thiết với mỗi người. 

Chuyên khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang phục vụ khám và điều trị các bệnh lý về mắt với kết quả chính xác và nhanh chóng. Đặc biệt, cùng đồng hành với người dân MEDLATEC giảm chi phí 20% phẫu thuật mắt đến hết ngày 30/12/2020. Liên hệ ngay với MEDLATEC để được tư vấn hoặc đặt lịch kiểm tra mắt qua hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cẩm nang hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ tra mắt an toàn

Thuốc mỡ tra mắt là một trong các loại thuốc được dùng để điều trị bệnh lý về mắt. Do thuốc có khả năng thẩm thấu sâu, đem lại tác dụng nhanh hơn so với dùng thuốc đường uống nên trong nhiều trường hợp, thuốc được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, để việc dùng thuốc hiệu quả và an toàn, trước khi sử dụng bạn nên biết một số thông tin cơ bản sau đây.
Ngày 23/06/2023

7 bài tập thể dục cho mắt khỏe và tinh anh

Hàng ngày, đôi mắt của chúng ta phải tham gia nhiều hoạt động và tiếp xúc với những điều kiện môi trường khác nhau. Vì thế, nếu không thực hiện các biện pháp chăm sóc mắt khoa học thì rất dễ suy giảm thị lực, mắc bệnh lý về mắt. Bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu những bài tập thể dục cho mắt để có được “cửa sổ tâm hồn” khỏe khoắn và tinh anh.
Ngày 23/06/2023

Trước khi dùng kính áp tròng cần cần biết những điều này

Kính áp tròng hiện được đông đảo bạn trẻ sử dụng vì ưu điểm nổi trội trên phương diện thẩm mỹ và sự tiện lợi. Đặc biệt, với những người mắc tật khúc xạ ngại sự vướng víu của kính gọng thì loại kính này lại càng được ưu tiên lựa chọn. Để việc dùng kính áp tròng đạt được mục đích mong muốn và tránh tổn thương mắt, bạn nên lưu ý một số thông tin được chia sẻ sau đây.
Ngày 23/06/2023

Các loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ và cách sử dụng

Đau mắt đỏ là bệnh lý dễ mắc, dễ lây nhiễm, gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào và bùng phát mạnh vào mùa hè thu. Hầu hết các trường hợp bệnh lành tính và có khả năng tự khỏi nhưng vẫn có trường hợp gây biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về thuốc nhỏ đau mắt đỏ và cách sử dụng an toàn.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp