Viêm gan tự miễn ở trẻ em là một loại bệnh tự miễn, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bất thường, xác định tế bào gan là tác nhân lạ và tấn công. Với các bệnh tự miễn nói chung và viêm gan tự miễn nói riêng, hiện chưa có biện pháp điều trị triệt để mà chỉ có thể điều trị kiểm soát tình trạng bệnh.
20/06/2022 | Góc giải đáp: Phải làm sao nếu xét nghiệm viêm gan B dương tính? 20/06/2022 | Có nên thực hiện xét nghiệm viêm gan C tại nhà không? 19/06/2022 | Vai trò của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị viêm gan
1. Tìm hiểu về bệnh viêm gan tự miễn ở trẻ em
Viêm gan tự miễn có thể xảy ra với cả người trưởng thành lẫn trẻ nhỏ, nguyên nhân chung là do bất thường trong hoạt động của hệ thống miễn dịch cơ thể. Tế bào gan bị xác định nhầm là tác nhân lạ nên hệ miễn dịch hoạt động chống lại, tiêu diệt tế bào gan.
Viêm gan tự miễn là bệnh tự miễn khá thường gặp
Tế bào gan bị hệ miễn dịch tấn công sẽ dẫn đến viêm nhiễm, suy giảm chức năng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan tự miễn ở trẻ em là do bất thường ở gen, ngoài ra cũng do các yếu tố môi trường xấu tác động như: vi khuẩn, chất độc hại, virus, tác dụng phụ của thuốc,...
2. Nhận biết triệu chứng viêm gan tự miễn ở trẻ em
Trẻ bị viêm gan tự miễn sẽ có các dấu hiệu tổn thương, viêm gan, cụ thể như sau:
2.1. Cơ thể mệt mỏi
Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm gan tự miễn ở trẻ em, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
2.2. Xuất huyết
Bệnh viêm gan tự miễn ở trẻ em khiến trẻ gặp phải nhiều tình trạng xuất huyết với triệu chứng chảy máu cam, chảy máu chân răng thường xuyên, xuất huyết dưới da gây xuất hiện các đốm đỏ, tím dưới da, phân bạc, buồn nôn và nôn mửa,...
Viêm gan tự miễn gây chảy máu cam, xuất huyết dưới da,...
2.3. Thay đổi ở da
Dấu hiệu xuất hiện sớm do bệnh viêm gan tự miễn ở trẻ em thường là vàng da (do nồng độ cao Bilirubin tích tụ trong máu khi chức năng gan suy giảm). Ngoài ra, trẻ cũng gặp phải tình trạng hồng ban, ban đỏ rải rác, viêm mao mạch dị ứng,...
2.4. Thay đổi kích thước gan
Hệ miễn dịch tấn công thường gây viêm gan đầu tiên, làm tăng kích thước gan thấy rõ khi khám bụng hoặc siêu âm kiểm tra. Tuy nhiên khi viêm gan tự miễn ở trẻ em tiến triển đến giai đoạn muộn, tế bào gan tổn thương nhiều dẫn đến gan teo nhỏ, lách to kèm theo triệu chứng tuần hoàn bàng hệ, cổ trướng,...
2.5. Rối loạn nội tiết
Bệnh viêm gan tự miễn ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe lá gan mà còn gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường ở trẻ. Nhiều trẻ mắc bệnh còn có dấu hiệu giới tính bất thường, bé gái bị rậm lông, chậm phát triển dấu hiệu giới tính đặc trưng, bé trai có biểu hiện vú to, nhiễm độc giáp,...
Ngoài ra, trẻ bị viêm gan tự miễn thường cùng mắc các bệnh tự miễn khác với biểu hiện như: viêm cầu thận, xơ hóa phế nang, xẹp phổi, thiếu máu, tràn dịch màng phổi,...
Trẻ bị viêm gan tự miễn có thể cùng mắc các bệnh tự miễn khác
3. Các phương pháp điều trị viêm gan tự miễn ở trẻ em
Với các bệnh tự miễn nói chung và bệnh viêm gan tự miễn ở trẻ em nói riêng, hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Trẻ sẽ được chẩn đoán và điều trị với các phương pháp nhằm kiểm soát tình trạng bệnh, giảm triệu chứng như:
3.1. Điều trị bằng thuốc
Thuốc điều trị vẫn là phương pháp ưu tiên sử dụng, có thể ngăn chặn, làm chậm sự tiến triển của bệnh, giảm tổn thương ở gan. Nhóm thuốc thường được chỉ định điều trị viêm gan tự miễn ở trẻ em hiện nay là nhóm corticosteroid nư azathioprine hay prednisone.
3.2. Điều trị bằng cấy ghép gan
Với bệnh viêm gan tự miễn, cấy ghép gan là phương pháp điều trị tốt nhất giúp kiểm soát triệu chứng và tiến triển bệnh. Đặc biệt các trường hợp trẻ mắc bệnh không đáp ứng với thuốc hoặc phát hiện bệnh muộn dẫn đến biến chứng nặng, tổn thương gan quá mức thì cấy ghép gan là lựa chọn cuối cùng. Gan phù hợp được cấy ghép thay thế cho gan bị tổn thương, đảm bảo chức năng gan bình thường.
Cấy ghép gan là biện pháp điều trị viêm gan tự miễn hiệu quả
Mặc dù hiệu quả song vẫn không nhiều trẻ mắc viêm gan tự miễn được điều trị bằng cấy ghép gan do nguồn nội tạng hiếm, yêu cầu về độ phù hợp cao. Do vậy phát hiện bệnh sớm và điều trị giảm triệu chứng, kiểm soát tổn thương tế bào gan do bất thường của hệ miễn dịch vẫn là điều quan trọng.
4. Những biến chứng nguy hiểm của viêm gan tự miễn ở trẻ em
Viêm gan tự miễn ở trẻ không được điều trị sẽ gây tổn thương tế bào gan liên tục, do cơ chế tự hồi phục mà những tổn thương gan này sẽ dần trở thành mô sẹo vĩnh viễn. Lượng mô sẹo ở gan càng nhiều thì chức năng gan càng bị ảnh hưởng, trẻ có thể gặp nguy hiểm do các biến chứng như:
4.1. Giãn tĩnh mạch thực quản
Biến chứng này xảy ra khi lưu thông máu qua tĩnh mạch cửa bị chặn, khiến máu chảy ngược sàng các mạch máu khác, khiến thành mạch máu mỏng dần có khả năng vỡ gây chảy máu. Xuất huyết dạ dày, thực quản là biến chứng của giãn tĩnh mạch do viêm gan tự miễn rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
4.2. Suy gan
Tế bào gan bị tổn thương liên tục do hệ miễn dịch sẽ khiến chức năng gan suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể.
4.3. Xơ gan cổ trướng
Xơ gan cổ trướng là biến chứng ở giai đoạn cuối của xơ gan, có thể xảy ra khi viêm gan tự miễn ở trẻ em kéo dài khiến tổn thương gan không thể hồi phục, khiến chức năng gan giảm đến mức nghiêm trọng. Khi gan không đủ đảm nhiệm chức năng giải độc khiến chất độc và dịch tích tụ trong toàn bộ cơ thể, xơ gan cổ trướng là một trong những biến chứng sẽ xảy ra.
Viêm gan tự miễn là bệnh phức tạp và nguy hiểm ở trẻ nhỏ
Như vậy, viêm gan tự miễn ở trẻ em là loại bệnh tự miễn phức tạp, điều trị khó khăn và không thể chữa dứt điểm. Bệnh càng kéo dài không được điều trị tốt thì trẻ càng phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh, cần sớm đưa trẻ đi thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Chuyên khoa Gan mật, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân lựa chọn gửi gắm sức khỏe bởi:
-
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm trong nghề, tận tâm với bệnh nhân.
-
Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị máy móc tiên tiến, hỗ trợ hiệu quả bác sĩ trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh.
-
Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP, có khả năng thực hiện gần 2.000 xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao, giúp chẩn đoán tình trạng cũng như giai đoạn bệnh chính xác.
Cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.