Viêm gan tự miễn nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị bệnh ra sao? | Medlatec

Viêm gan tự miễn nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị bệnh ra sao?

Viêm gan tự miễn là một loại bệnh lý khá hiếm gặp. Khi mắc phải căn bệnh này, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sẽ tấn công tế bào gan, thay vì tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh. Về lâu dài, tế bào gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Vậy cụ thể căn bệnh này nguy hiểm như thế nào và phương pháp điều trị bệnh ra sao?


21/07/2021 | Xét nghiệm Anti-LKM-1 giúp chẩn đoán bệnh lý gan tự miễn
21/07/2021 | Đi tìm lời giải đáp cho băn khoăn bệnh gan tự miễn có lây không
30/05/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm Anti-LKM-1 trong chẩn đoán viêm gan tự miễn

1. Bệnh viêm gan tự miễn có mấy loại và mức độ nguy hiểm ra sao?

Có 2 loại viêm gan tự miễn, đó là: 

Loại 1: Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi. Rất nhiều trường hợp mắc bệnh ở dạng này có kèm theo tình trạng rối loạn tự miễn khác, chẳng hạn như viêm tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp,…

Gan tự miễn là bệnh mãn tính và hiếm gặp

Gan tự miễn là bệnh mãn tính và hiếm gặp

Loại 2: Thường ít gặp hơn so với loại 1. Đối tượng mắc bệnh loại 2 thường là các bé gái trong độ tuổi từ 2 đến 14 tuổi. 

Viêm gan tự miễn còn gọi là bệnh Autoimmune Hepatitis (AIH), đây là bệnh mạn tính, rất hiếm gặp và chưa thể tìm ra phương pháp phòng ngừa hữu hiệu cho căn bệnh này. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể gây ra tình trạng xơ gan và kéo theo nhiều nguy cơ nghiêm trọng khác, bao gồm: 

Những bệnh nhân mắc bệnh xơ gan, không được điều trị kịp thời khiến bệnh ngày càng tiến triển nghiêm trọng. Ở giai đoạn cuối, gan của bệnh nhân bị suy giảm chức năng nghiêm trọng và rất khó để phục hồi trở lại. Khi gan không thể thực hiện nhiệm vụ thải độc dẫn tới chất độc tích tụ lại và cuối cùng toàn bộ cơ thể sẽ bị nhiễm độc, vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh. 

Suy gan: Khi gan tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn tới tình trạng suy gan và lúc này nếu bệnh nhân không được ghép gan kịp thời sẽ cũng có thể phải đối mặt với tình huống xấu nhất. 

Ung thư gan: Những trường hợp bệnh nhân bị xơ gan nhưng không được điều trị tích cực thì cũng rất dễ dẫn đến nguy cơ ung thư gan. 

2. Những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm gan tự miễn

Ở giai đoạn đầu, rất khó để có thể phát hiện ra bệnh vì lúc này biểu hiện của bệnh rất mơ hồ, khó nhận biết. Đôi khi người bệnh chỉ cảm thấy hơi khó chịu, mệt mỏi, tình trạng vàng da có thể xuất hiện nhưng không quá rõ và thường diễn ra trong một thời gian dài. Đến khi tình trạng vàng da trở nên rõ ràng hơn thì người bệnh mới cảm nhận được sự bất thường của cơ thể. 

Người bệnh thường xuyên mệt mỏi

Người bệnh thường xuyên mệt mỏi

Đôi khi, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và khi tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra thì da sẽ tình trạng vàng da sẽ nặng hơn. 

Xuất huyết dưới da hoặc tình trạng chảy máu chân răng cũng là một trong những biểu hiện đáng chú ý của bệnh. 

Ở giai đoạn sớm, khi sờ bụng có thể thấy tình trạng gan to hơn, nhưng đến giai đoạn muộn, thì gan lại có xu hướng bị teo nhỏ. 

Người bệnh xuất hiện tình trạng vàng da

Người bệnh xuất hiện tình trạng vàng da

Bên cạnh những dấu hiệu bệnh kể trên, bạn cũng nên chú ý đến những triệu chứng sau: 

  • Da có nhiều thay đổi, xuất hiện nhiều mụn trứng cá hoặc có những nốt ban đỏ rải rác trên da. 

  • Lá lách to hơn và xuất hiện hạch to.

  • Tình trạng da bất thường, có thể nổi nhiều mụn trứng cá, phát ban rải rác trên da,...

  • Viêm loét đại tràng, viêm tuyến giáp tự miễn có thể xảy ra khi bệnh nhân mắc bệnh viêm gan tự miễn. 

  • Bệnh nhân có thể kèm theo dấu hiệu thiếu máu, dễ bị nhiễm khuẩn, mắc viêm cầu thận, xơ hóa phế nang,…

3. Phương pháp điều trị bệnh viêm gan tự miễn

3.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Trước hết, các bác sĩ cần phải thăm khám để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường, các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gan tự miễn bao gồm: 

Thăm khám lâm sàng để hiểu rõ về triệu chứng bất thường, tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh tật của người bệnh. 

Xét nghiệm máu để tìm kháng thể từ đó phân biệt rõ viêm gan tự miễn với những loại viêm gan virus. 

Sinh thiết gan: Đây là phương pháp giúp các bác sĩ chẩn đoán được mức độ tổn thương gan của người bệnh và loại tổn thương gan cụ thể là gì. Thông qua một vết mổ nhỏ trên da, các bác sĩ sẽ dùng một cây kim mỏng để lấy một lượng nhỏ mô gan. Sau đó mẫu bệnh phẩm này sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm, từ đó, đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng. 

3.2. Phương pháp điều trị bệnh viêm gan tự miễn

Đối với những trường hợp chưa có triệu chứng, bác sĩ có thể kiểm tra để hiểu rõ được tình trạng chức năng gan hiện tại của bệnh nhân và chưa điều trị ngay. 

Nên tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ

Nên tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ

Nhưng đối với những trường hợp, người bệnh đã xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng đồng thời các kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh đang có tiến triển và ngày càng nghiêm trọng hơn thì bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân. 

Một số loại thuốc có thể được lựa chọn là thuốc giảm viêm và một số loại thuốc khác để kiềm chế hệ thống miễn dịch của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ của thuốc chẳng hạn như tăng nguy cơ loãng xương, gây tăng cân, giảm số lượng bạch cầu,…

Sau khoảng 3 năm điều trị, tình trạng viêm gan tự miễn của người bệnh có thể được kiểm soát, nhưng bệnh nhân lưu ý, chỉ được dừng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp, bệnh có biểu hiện tái phát thì cần phải điều trị lại. 

Để kiểm soát bệnh, bệnh nhân cũng cần phải thay đổi lối sống, nên duy trì một lối sống khoa học, chế độ ăn lành mạnh, không thức khuya, ngủ đủ giấc, tránh xa những đồ ăn gây hại cho sức khỏe. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ điều trị. 

Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải thực hiện ghép gan. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm gan tự miễn. Các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyên bạn nên khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt với những đối tượng có nguy cơ cao cần tầm soát ung thư gan định kỳ để phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi bệnh chưa có biểu hiện ra bên ngoài. 

Hãy gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56, để được hỗ trợ và đặt lịch khám sớm. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Một phút chủ quan, suýt “mất toi” công 17 năm ròng rã điều trị viêm gan B mạn tính

“Chung sống hòa bình” 17 năm với viêm gan B mạn tính nhờ tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, thế nhưng, sau 1 tháng chủ quan tự ý bỏ thuốc, người đàn ông lập tức phải nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém, vàng mắt, vàng da. Từ đó, chuyên gia đưa ra “lời cảnh tỉnh” những bệnh nhân mắc bệnh cần tuyệt đối tuân thủ dùng thuốc nếu không muốn để lại những hậu quả khôn lường.
Ngày 26/05/2023

Thuốc gan: phân loại, tác dụng và cách dùng hiệu quả

Khi mắc phải các bệnh lý về gan thì điều mà người bệnh quan tâm hàng đầu đó chính là các phương pháp giúp phục hồi, thải độc và bồi bổ gan. Bên cạnh việc thay đổi lối sống thì sử dụng thuốc gan là cách hiệu quả nhất để hồi phục sức khỏe cho cơ quan này. 
Ngày 10/04/2023

Bệnh não gan: Triệu chứng và phương pháp điều trị

Bệnh não gan còn được gọi là hôn mê gan, là biến chứng rất dễ gặp phải ở những trường hợp suy gan nhưng không được xử trí hiệu quả. Tình trạng não gan nguy hiểm nhưng nếu được điều trị kịp thời sẽ có tiên lượng tốt. Cùng tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh. 
Ngày 10/04/2023

HBV cccDNA: sự dai dẳng của nó trong nhân tế bào gan bị nhiễm là một thách thức đối với sự điều trị khỏi chức năng nhiễm HBV mạn

Nhiễm virus viêm gan B (HBV) là một gánh nặng lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Góp phần vào mục tiêu loại trừ viêm gan virus vào năm 2030 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật đã có bài viết trình bày về cấu trúc phân tử, sự hình thành, vai trò chức năng, các đích tác động của các thuốc kháng HBV cccDNA mới và các thách thức đối với sự điều trị khỏi chức năng HBV.
Ngày 30/03/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp