Viêm gan B là bệnh lý đang ngày càng phổ biến, diễn biến khó lường, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe nếu không kiểm soát tốt. Viêm gan B xét nghiệm sẽ được chỉ định nhằm chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh, từ đó đưa ra liệu pháp điều trị tốt nhất.
03/12/2020 | Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai để đảm bảo an toàn? 03/12/2020 | Điều trị viêm gan B như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? 03/12/2020 | Viêm gan B cần xét nghiệm những gì giúp chẩn đoán đúng?
1. Nồng độ các chất được kiểm tra khi làm xét nghiệm viêm gan B
Xét nghiệm viêm gan B giúp xác định bệnh nhân đã từng hoặc đang mắc viêm gan B hay không. Nồng độ các chất sau đây sẽ được kiểm tra đánh giá:
Viêm gan B do virus HBV gây ra
1.1. Kháng nguyên virus viêm gan B
Kháng nguyên là những chất nằm bên ngoài hoặc bên trong virus, vi khuẩn gây bệnh, ở bệnh nhân viêm gan B sẽ xuất hiện kháng nguyên của virus viêm gan B. Xét nghiệm kháng nguyên virus viêm gan B (HbsAg dương tính) cho thấy bệnh nhân đang bị nhiễm virus viêm gan B.
Trong trường hợp bệnh nhân sức khỏe tốt, hệ miễn dịch sẽ đẩy lùi virus, khiến chúng giảm dần rồi biến mất sau 4 - 6 tháng. Ngược lại ở người sức khỏe yếu, Virus sẽ tăng lên nhanh chóng, gây ra viêm gan B mạn tính, tiến triển sang xơ gan, ung thư gan ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng gan.
Khi bệnh nhân xét nghiệm kháng nguyên viêm gan B dương tính, bác sĩ thường chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác để đánh giá, MEDLATEC sẽ trình bày cụ thể hơn ở phần 2.
Kháng thể Anti-HBs do cơ thể tạo ra chống lại virus viêm gan B
1.2. Kháng thể
Kháng thể viêm gan B (Anti-HBs) là protein mà hệ miễn dịch cơ thể tạo ra để chống lại virus viêm gan B gây bệnh. Ở người đang bị viêm gan B hoặc đã từng mắc viêm gan B, kháng thể này sẽ có mặt trong máu. Ngoài ra, những người từng tiêm phòng vacxin viêm gan B, kháng thể cũng có mặt giúp cơ thể phòng ngừa bệnh.
1.3. ADN của virus
Xét nghiệm ADN của virus viêm gan B cho thấy số lượng virus có mặt và khả năng gây bệnh, khả năng lây nhiễm virus ra cộng đồng. Như vậy xét nghiệm ADN của virus viêm gan B giúp định hướng điều trị tốt hơn.
Như vậy bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện viêm gan B xét nghiệm phù hợp với mục đích thăm khám, kiểm tra và bổ sung các xét nghiệm khác nếu cần thiết.
2. Các xét nghiệm viêm gan B thường chỉ định
2.1. Xét nghiệm HbsAg
xét nghiệm viêm gan B HbsAg (kháng nguyên) thường chỉ định trong các trường hợp:
- Xác định viêm gan B siêu vi: có thể phát hiện bệnh trước khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng. Kháng nguyên này không xuất hiện ở bệnh nhân viêm gan B thời kỳ khỏi bệnh.
- Sàng lọc, phát hiện nguồn lây nhiễm virus HBV không có triệu chứng.
Xét nghiệm HbsAg giúp xác định người bệnh có nhiễm virus viêm gan B không
2.2. Xét nghiệm Anti-HBS
Xét nghiệm viêm gan B Anti-HBS (kháng thể) thường chỉ định trong các trường hợp kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể do từng nhiễm bệnh hoặc tiêm ngừa. Việc Anti-HBS trong máu thấp hơn mức cần thiết có khả năng bảo vệ (<10 mUI/ml) sẽ cần tiêm vaccine bổ sung để tăng kháng thể.
2.3. Xét nghiệm kháng thể kháng kháng nguyên lõi HBV
Xét nghiệm này định lượng Anti-HBc IgM và IgG được cơ thể sinh ra nhằm chống lại kháng nguyên trong lõi virus, thường chỉ định để phát hiện lây nhiễm vi khuẩn cấp tính hay mạn tính. Cụ thể, kháng thể IgM sinh ra trước, ngay khi cơ thể nhiễm virus HBV, còn kháng thể IgG sinh ra sau và sẽ tồn tại suốt đời.
3. Các loại xét nghiệm viêm gan B bổ sung
Sau xét nghiệm ban đầu xác định bạn có nhiễm virus viêm gan B hay không, nếu dương tính bác sỹ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để đánh giá mức độ bệnh và mức lây nhiễm.
3.1. Xét nghiệm kháng thể Anti-HBc
Xác định kháng thể chống kháng nguyên lõi virus HBV cho thấy nguy cơ lây nhiễm cấp tính và mạn tính.
3.2. Xét nghiệm kháng nguyên HBe
Xét nghiệm kháng nguyên của virus này cho biết nguy cơ lây nhiễm virus HBV ra cộng đồng và đánh giá hiệu quả điều trị sau một liều trình. Tuy nhiên, xét nghiệm này không phù hợp với một vài loại virus HBV không tạo ra kháng nguyên e.
Virus viêm gan B phát triển mạnh có nguy cơ lây lan cao
3.3. Xét nghiệm định lượng virus HBV
Xét nghiệm định lượng thông qua ADN virus viêm gan B trong máu cho phép xác định mức độ nhân lên của virus trong cơ thể cũng như nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
3.4. Xét nghiệm đột biến kháng thuốc
Thực tế virus viêm gan B có thể kháng lại thuốc điều trị (thuốc chặn enzyme phiên mã ngược), vì thế cần thực hiện xét nghiệm này để kiểm tra tính kháng thuốc của chúng ở người từng điều trị hoặc không đáp ứng điều trị. Từ đó bác sỹ lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Tất cả các thông số, kết quả xét nghiệm viêm gan B và bổ sung đều có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán, quyết định điều trị, tiên lượng và theo dõi hiệu quả điều trị viêm gan. Vì thế nếu được chỉ định, bệnh nhân nên tuân thủ thực hiện xét nghiệm cũng như liệu trình điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất, ngăn ngừa kháng thuốc hoặc tái phát.
Xét nghiệm viêm gan B được chỉ định với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh
4. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm viêm gan B?
Các trường hợp dưới đây có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm viêm gan B:
- Tầm soát viêm gan B trong cộng đồng, nhất là các đối tượng chuẩn bị sang nước ngoài, làm việc hoặc học tập ở một môi trường mới để ngăn ngừa lây lan.
- Tầm soát viêm gan B ở các đối tượng nguy cơ cao như: bác sĩ, nha sĩ,…
- Xác định kháng thể tạo thành và tác dụng của vaccine viêm gan B. Ở các trường hợp đã tiêm vaccine viêm gan B nhưng cơ thể chưa tạo đủ kháng thể sẽ được yêu cầu tiêm bổ sung.
- Kiểm tra bạn có bị viêm gan B không nếu xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ của viêm gan cấp tính.
- Theo dõi hiệu quả điều trị ở những bệnh nhân viêm gan B hoặc kiểm tra tái phát ở những bệnh nhân đã điều trị khỏi.
Xét nghiệm viêm gan B thực hiện định lượng trên mẫu máu tĩnh mạch nên quy trình lấy mẫu cũng tương tự các xét nghiệm máu khác.
Trên đây là những thông tin về viêm gan B xét nghiệm, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp.