Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Biện pháp điều trị là gì? | Medlatec

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Biện pháp điều trị là gì?

Trên thực tế có rất nhiều người mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu và bệnh dễ tái phát, gây nên nhiều bất tiện, đau đớn cho “khổ chủ. Chính vì thế, mối quan tâm duy nhất đối với người bệnh lúc này là liệu rằng viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Cần phải sử dụng những phương pháp nào để điều trị bệnh hiệu quả? Thắc mắc này sẽ được các chuyên gia của MEDLATEC giải đáp qua bài viết dưới đây.


28/09/2021 | Viêm đường tiết niệu ở nữ: triệu chứng và cách điều trị
11/06/2021 | Chuyên gia tư vấn: nhiễm khuẩn tiết niệu khi nào cần đến bác sĩ?
03/06/2021 | 6 cách đơn giản phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

1. Viêm đường tiết niệu là do đâu? 

Thông qua niệu đạo, các vi khuẩn sẽ thâm nhập vào hệ tiết niệu và tấn công đến bàng quang gây viêm đường tiết niệu. Ngoài thủ phạm hàng đầu là vi khuẩn E.coli là vi khuẩn ký sinh trong đường ruột còn phải kể đến những yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ dẫn tới bệnh lý này, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, lành mạnh: quan hệ với người bị viêm đường tiết niệu, tư thế giao hợp dễ gây viêm bàng quang,...;

  • Phụ nữ có tỷ lệ viêm đường tiết niệu cao hơn so với nam giới do bộ phận này của phụ nữ có cấu trúc thẳng, ngắn hơn và nằm gần hậu môn;

  • Mắc bệnh viêm niệu đạo: nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng từ hậu môn tới niệu đạo là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bên cạnh đó, do niệu đạo ở nữ giới nằm gần âm đạo nên nếu người bệnh bị mắc các bệnh lý lây qua đường tình dục như herpes, lậu, mycoplasma và chlamydia,... cũng có thể lây sang niệu đạo.

2. Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Viêm đường tiết niệu ở giai đoạn đầu thường chỉ có biểu hiện nhẹ, nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì tình trạng nhiễm trùng sẽ trở nên dai dẳng và khó chữa dứt điểm. Ở những trường hợp cấp tính, viêm đường tiết niệu còn có thể gây mệt mỏi, sốt cao, tiểu buốt, trong nước tiểu lẫn máu hoặc mủ.

 

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không là câu hỏi của nhiều người

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không là câu hỏi của nhiều người

Như vậy đối với thắc mắc liệu rằng viêm đường tiết niệu có tự khỏi không thì câu trả lời là không. Bệnh cần có sự can thiệp dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa vì viêm đường tiết niệu sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu chủ quan không áp dụng các phương pháp điều trị.

3. Mức độ nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Sau đây là các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải khi bị viêm đường tiết niệu trong trường hợp không chữa trị kịp thời:

  • Nhiễm trùng tái phát: hiện tượng viêm nhiễm được coi là tái phát nhiều lần nếu bệnh nhân:

  • Có khoảng 2 - 3 đợt viêm trở lên trong thời gian từ 4 - 6 tháng;

  • Viêm đường tiết niệu trên 4 lần trong một năm.

  • Biến chứng thai kỳ: nếu thai phụ bị viêm đường tiết niệu nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn tới thai nhi trong bụng, tăng nguy cơ nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng ối, dọa sinh non, sảy thai. Trẻ được sinh ra nhưng sẽ ốm yếu, nhẹ cân hoặc bị dị tật bẩm sinh. Đối với người trưởng thành, nguy cơ vô sinh do nhiễm trùng đường tiết niệu là rất cao.

 

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai

  • Nhiễm trùng huyết: khi tình trạng viêm nhiễm ở hệ tiết niệu không được điều trị, giải quyết dứt điểm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi vào máu, đặc biệt là trong đợt viêm bùng phát. Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu sẽ gặp các triệu chứng như ớn lạnh, hoa mắt, chóng mặt, sốt cao, tim đập nhanh, thậm chí là tử vong nếu nhiễm trùng xâm nhập vào thận;

  • Nhiễm trùng thận: đây là biến chứng rất nghiêm trọng, có thể gây viêm sưng, phù nề các tế bào thận và khiến chức năng bài tiết của thận bị suy giảm. Khi chất thải và độc tố tích tụ lâu ngày trong thận mà không được đào thải thì sẽ khiến thận bị tổn thương, xơ hóa, suy thận và kéo theo bệnh tăng huyết áp;  

4. Viêm đường tiết niệu có chữa được không? 

Mặc dù có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe người bệnh nhưng nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn có cơ hội được chữa khỏi. Phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu đó là sử dụng thuốc kháng sinh.

Trong trường hợp bệnh nhân chỉ có các triệu chứng tại niệu đạo thì sẽ được chỉ định uống kháng sinh trong vòng từ 5 - 7 ngày. Còn đối với người có nhiều biểu hiện nặng hơn như nhiễm trùng huyết, sốt, ớn lạnh, ổ viêm tại đường niệu thì cần nhập viện để truyền kháng sinh đường tĩnh mạch.

Những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, kèm theo dị dạng đường tiết niệu hoặc đã làm thủ thuật đặt ống tiểu thì người bệnh cần phải tiến hành nuôi cấy vi khuẩn để tìm ra được loại kháng sinh phù hợp với loại vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc có xảy ra những biến chứng như áp xe và chảy mủ tại thận thì cần phải sử dụng phương pháp phẫu thuật để tránh các biến chứng nghiêm trọng khác trong tương lai.

5. Phương pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn - tác nhân gây bệnh, những cách sau sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được triệu chứng viêm đường tiết niệu một cách hiệu quả:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để gia tăng lượng nước tiểu rửa trôi vi khuẩn ra ngoài;

  • Cung cấp vitamin C cho cơ thể thông qua các loại trái cây nhiều Vitamin C như cam, chanh, bưởi;

  • Tăng cường nhóm thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, phô mai,...

  • Thay vì tắm bồn, bạn nên tắm dưới vòi sen;

  • Mặc quần áo thông thoáng, thoải mái có chất liệu co giãn, hút ẩm tốt;

  • Không nên nhịn tiểu lâu;

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách: không thụt rửa quá sâu tránh làm tổn thương khu vực này, lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín êm dịu, có độ pH phù hợp. Ngoài ra sau khi đi cầu, nên lau từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn sẽ xâm nhập từ hậu môn đến niệu đạo;

  • Nên đi tiểu và vệ sinh vùng kín trước và cả sau khi giao hợp;

  • Quan hệ tình dục lành mạnh: không nên giao hợp qua hậu môn, chỉ nên có 1 bạn tình, dùng cách biện pháp an toàn khi quan hệ.

Nên bổ sung đủ nước mỗi ngày để giảm thiểu triệu chứng viêm đường tiết niệu

Nên bổ sung đủ nước mỗi ngày để giảm thiểu triệu chứng viêm đường tiết niệu

Nếu bạn còn băn khoăn đang không biết nên đi khám viêm đường tiết niệu ở đâu thì Chuyên khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa điểm uy tín để bạn lựa chọn. MEDLATEC quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành có trình độ chuyên môn cao và tận tâm, tận tình. Song song với đó là các trang thiết bị y tế hiện đại, giúp hỗ trợ phát hiện sớm cũng như điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ bạn!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Dấu hiệu sỏi thận ở nữ và phương pháp điều trị bệnh

Sỏi thận là bệnh có thể xảy ra ở cả nữ giới và nam giới. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu sỏi thận ở nữ và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. 
Ngày 23/06/2023

Bấm huyệt thận du giúp điều trị những vấn đề sức khỏe nào?

Huyệt thận du được biết tới là huyệt đạo nằm ở vị trí quan trọng trong cơ thể. Hiện nay, phương pháp bấm huyệt thận du được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau và cho hiệu quả tương đối tốt. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm được một số lợi ích tuyệt vời của phương pháp bấm huyệt này.
Ngày 10/06/2023

Thuốc lợi tiểu Thiazid và 1 số lưu ý khi sử dụng

Thuốc lợi tiểu được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, giúp điều trị một số bệnh lý về tim mạch, rối loạn điện giải,… Trong đó, nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid là một nhóm thuốc phổ biến và nhiều ứng dụng điều trị trong nhiều trường hợp. Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh cần lưu ý những vấn đề gì?
Ngày 10/06/2023

Khám hệ tiết niệu là khám những gì? Nên khám ở đâu?

Hệ tiết niệu có nhiệm vụ đào thải những chất cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể và rất dễ bị tổn thương. Khám hệ tiết niệu sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường tại cơ quan này, kịp thời điều trị và phòng tránh biến chứng. Vậy khám hệ tiết niệu là khám những gì, nên khám ở đâu để đảm bảo chính xác. 
Ngày 10/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp