Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, viêm đường mật trong gan có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: xơ gan, nhiễm trùng toàn thân,… Vậy nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh này là gì, cách chữa trị như thế nào? Mọi thắc mắc về viêm đường mật sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
26/07/2021 | Ung thư đường mật: giá trị của các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng 27/05/2021 | Bệnh nhiễm trùng đường mật - những thông tin không thể bỏ qua 13/01/2020 | Những điều nên biết trước khi siêu âm đường mật
1. Viêm đường mật trong gan là gì?
Dịch mật tiết ra từ gan, lưu trữ ở túi mật và được điều tiết bởi vận động đường mật. Đối với cơ thể, chất dịch này có vai trò quan trọng góp phần hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu mỡ ở ruột non.
Khi bị viêm đường mật, niêm mạc bên trong ống dẫn mật sẽ bị nhiễm trùng. Điều này gây ảnh hưởng đến sự lưu thông của đường mật, trường hợp bị ứ đọng lâu ngày có thể tạo thành sỏi. Do đó, nếu không chữa trị kịp thời thì người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như: viêm gan, nhiễm trùng máu, áp xe đường mật,… Ngoài ra khi viêm nhiễm lan đến các cơ quan lân cận người bệnh sẽ bị viêm tụy, suy thận,…
Bệnh viêm đường mật có thể phân loại theo các cách dưới đây:
-
Dựa vào tính chất, bệnh được chia thành viêm đường mật cấp và mạn tính.
-
Dựa vào nguyên nhân, bệnh được phân thành hai loại: viêm đường mật tiên phát (gây ra do vi khuẩn, u đường mật), viêm đường mật thứ phát (hậu quả của các bệnh lý như: sỏi mật, nhiễm trùng đường mật sau phẫu thuật).
-
Dựa vào vị trí, có viêm đường mật trong gan và ngoài gan.
Ngoài ra, còn có dạng bệnh hiếm gặp hơn đó là viêm đường mật xơ hóa nguyên phát hay được gọi là viêm đường mật tự miễn.
Khi bị viêm đường mật, niêm mạc bên trong ống dẫn mật sẽ bị nhiễm trùng
2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm đường mật trong gan
Ngoài xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, việc phát hiện sớm viêm đường mật trong gan sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị hiệu quả và kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm đường mật trong gan:
Vi khuẩn là một trong những thủ phạm dẫn đến bệnh viêm đường mật, bao gồm các loài như: Klebsiella spp, Escherichia coli, Enterococci và Streptococci,…
Không chỉ vậy, nguy cơ xảy ra nhiễm khuẩn còn tăng cao khi dòng lưu thông dịch mật bị tắc. Điển hình là do các bệnh lý như: sỏi, ung thư ống mật hoặc dị dạng bẩm sinh,…
Trong quá trình phẫu thuật nội soi mật tụy, kiểm tra đường mật, nếu các bước thực hiện không đảm bảo vô trùng thì vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào đây gây viêm. Ngoài ra các bệnh về giun, sán hay các loài ký sinh trùng đường ruột cũng khiến bạn mắc phải bệnh này.
Nếu dòng lưu thông đường mật bị tắc nghẽn do sỏi thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nhiễm đường mật
Dấu hiệu nhận biết viêm đường mật trong gan:
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện của bệnh: mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, ngứa ngáy toàn thân,… bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác:
Đau:
Khi bị viêm đường mật, bạn sẽ gặp phải nhiều cơn đau dữ dội. Ban đầu, chúng thường xuất hiện vị trí hạ sườn phải, đồng thời gây cứng cơ vùng thượng vị. Tiếp đó cơn đau có thể lan lên đến ngực, lưng và vùng vai phải.
Khi bị viêm đường mật, bạn sẽ gặp phải nhiều cơn đau dữ dội ở hạ sườn phải, vùng thượng vị,…
Sốt cao:
Khi đường mật bị tấn công bởi vi khuẩn, cơ thể sẽ hình thành nên phản ứng viêm, từ đó gây sốt cao. Lúc này thân nhiệt của bạn có thể tăng lên đến 39 - 40oC, sốt cao khiến bệnh nhân có thể bị vã mồ hôi và rét run.
Khi đường mật bị tấn công bởi vi khuẩn, cơ thể sẽ hình thành nên phản ứng viêm, từ đó gây sốt cao
Vàng da:
Trong dịch mật có chứa Bilirubin là một sắc tố màu vàng, có nguồn gốc từ các tế bào hồng cầu chết. Do đó nếu dòng chảy của dịch mật xuống ruột bị tắc nghẽn và ứ đọng lâu ngày, sắc tố này sẽ ngấm vào máu khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng điển hình như: vàng da, củng mạc mắt vàng, nước tiểu đậm.
Bên cạnh những dấu hiệu nhận biết, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ viêm nhiễm bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, men gan và phương pháp chẩn đoán hình ảnh.
3. Điều trị viêm đường mật trong gan
Tùy thuộc và tình trạng viêm nhiễm và các biến chứng mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với những phương pháp sau:
Điều trị nội khoa:
Trong trường hợp nguyên nhân gây viêm đường mật là vi khuẩn thì uống thuốc kháng sinh là biện pháp hữu hiệu giúp bạn thoát khỏi bệnh. Những loại kháng sinh được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này là: nhóm Penicillin, nhóm Cephalosporin, nhóm Quinolon,...
Ngoài ra để giảm thiểu những cơn đau bụng dữ dội, bạn có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp nguyên nhân gây viêm đường mật là vi khuẩn thì uống thuốc kháng sinh là biện pháp hữu hiệu giúp bạn thoát khỏi bệnh
Phẫu thuật đường mật:
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do sỏi, giun,… việc uống thuốc chỉ mang tính chất cải thiện triệu chứng mà không chữa khỏi hoàn toàn. Lúc này bạn nên áp dụng các biện pháp can thiệp ngoại khoa như: phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng, đặt stent đường mật,… Các phương pháp này sẽ giúp bạn loại bỏ dị vật gây tắc nghẽn, từ đó khơi thông dòng chảy dịch mật.
4. Cơ sở thăm khám viêm đường mật trong gan uy tín
Để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm đường mật trong gan bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín để thăm khám. Được biết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong ít cơ sở y tế tư nhân tại Hà Nội được nhiều khách hàng tin tưởng.
Với hệ thống máy móc đạt chuẩn ISO 15189:2012, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đến đây thăm khám. Sau khi chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ khoa Tiêu hóa sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả bằng thuốc hay can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa.
Để được trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh tại MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến đường dây nóng: 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ hướng dẫn và giúp bạn đặt lịch nhanh chóng.
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm đường mật trong gan bạn nên thăm khám tại địa chỉ uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết thì mọi thắc mắc của bạn về viêm đường mật trong gan sẽ được giải đáp hoàn toàn. Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bạn nên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời tại các cơ sở uy tín. Đồng thời bạn cũng nên thiết lập cho mình những thói quen ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, hạn chế thức ăn dầu mỡ,… để tăng hiệu quả điều trị.