Viêm da cơ địa ở trẻ khá thường gặp, dù không nguy hiểm song khiến bé khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi, suy giảm sức khỏe. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh có thể được điều trị bằng chăm sóc tại nhà nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa biết cách chăm sóc tốt khi trẻ bị bệnh này.
29/12/2020 | Cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả ai cũng nên biết 26/12/2020 | Tư vấn: Viêm da cơ địa kiêng gì để ngăn bệnh tái phát 25/12/2020 | Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh cực đơn giản
1. Viêm da cơ địa ở trẻ: nguyên nhân và triệu chứng
Khi hiểu rõ về căn bệnh này, nguyên nhân và triệu chứng, chắc chắn các bậc phụ huynh sẽ có thể chăm sóc khi trẻ bị viêm da cơ địa tốt hơn.
Viêm da cơ địa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh do làn da bé rất nhạy cảm
1.1. Đặc điểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
Ở nhiều nơi, bệnh viêm da cơ địa còn được gọi là chàm sữa, đây là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ. Trẻ có thể mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính nếu không chăm sóc tốt và bệnh tái phát nhiều lần.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị viêm da cơ địa dứt điểm, trẻ chủ yếu vẫn được chăm sóc giảm ngứa, ngăn ngừa tái phát. Hầu hết trẻ mắc bệnh được chăm sóc sẽ tự khỏi sau một thời gian và không để lại biến chứng gì.
1.2. Triệu chứng khi trẻ bị viêm da cơ địa
Tùy từng trẻ mắc bệnh có thể có biểu hiện khác nhau, song các triệu chứng điển hình là:
Ngứa
Ngứa xảy ra ở vùng da mắc bệnh, tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc da khô không cấp đủ ẩm.
Khô, xuất hiện mụn nước
Khi bị viêm da cơ địa, ban đầu, trẻ sẽ xuất hiện các mảng hồng ban và da thường khô. Trên nền hồng ban có xuất hiện nhiều mụn nước, có thể to dần hoặc tập hợp lại thành bóng nước và gây ngứa.
Da đổi màu
Những mảng da bị bệnh thường bị đổi sang màu đỏ hoặc nâu xám, thường gặp ở vùng da mặt, da đầu với trẻ sơ sinh hoặc da ngực, mắt, cổ,…
Viêm da cơ địa làm đổi màu các vùng da mắc bệnh
Da thô ráp
Khi sờ vào thấy rõ da bị viêm da cơ địa trở nên thô ráp do khô và gãi nhiều.
TRẻ từng bị viêm da cơ địa hoàn toàn có thể tái phát ở độ tuổi lớn hơn. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được tìm ra song chăm sóc da và vệ sinh tốt sẽ giúp ngừa bệnh tiến triển và tái phát.
1.3. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Có nhiều nguyên nhân tác động khiến trẻ bị viêm da cơ địa như: biến đổi gen làm giảm khả năng tự bảo vệ của da, da khô, nhạy cảm và các tác nhân kích thích. Những tác nhân kích thích dễ gây viêm da cơ địa gồm:
Chất tẩy rửa mạnh
Chất tẩy rửa có trong nước giặt, nước rửa chén, nước lau nhà, nước rửa tay,… có thể làm tổn thương da, làm hỏng lớp bảo vệ da và gây bệnh da liễu như viêm da cơ địa.
Hóa chất tạo mùi
Hóa chất tạo mùi trong các sản phẩm tẩy rửa hay sản phẩm sử dụng hàng ngày có thể khiến làn da nhạy cảm của trẻ dễ bị viêm, dị ứng, ngứa,…
Tác nhân gây dị ứng
Trong nhà và trong môi trường sống có nhiều tác nhân dễ gây dị ứng như: bụi bẩn, phấn hóa, lông thú, vi khuẩn,… Không phải tất cả trẻ đều bị dị ứng với tác nhân này, song để trẻ tránh xa tác nhân gây dị ứng sẽ giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng viêm da cơ địa.
Hóa chất tẩy rửa mạnh thường gây tổn thương da trẻ
Thực phẩm
Nếu trẻ bị dị ứng thực phẩm, tình trạng viêm da cơ địa cũng xuất hiện kèm các triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài,…
Thời tiết khô hanh hoặc sống trong môi trường điều hòa cũng khiến da trẻ mất ẩm, nếu không cung cấp ẩm tốt thì tình trạng viêm da cơ địa có thể xuất hiện. Như vậy, cha mẹ có thể phòng ngừa trẻ mắc viêm da cơ địa bằng cách hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tác nhân có thể gây bệnh.
2. Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa sẽ được khắc phục bằng chăm sóc tại nhà. Cần thực hiện những việc chăm sóc sau:
2.1. Dưỡng ẩm cho da
Da khi được cấp ẩm đầy đủ, không bị khô thì triệu chứng ngứa, rát, nứt nẻ cũng không còn xuất hiện. Với trẻ nhỏ, có thể cấp ẩm cho da bằng những cách như:
Bôi thuốc mỡ
Thuốc mỡ nên bôi trực tiếp trên da trẻ 2 lần trước khi đến trường và trước khi đi ngủ. Khi da quá khô và nứt nẻ, dùng thuốc mỡ có thể gây xót nên hãy chọn loại thuốc mỡ chứa nhiều dầu.
Dùng máy tạo ẩm
Máy tạo ẩm cung cấp độ ẩm cho không khí trong nhà, vì thế cũng làm dịu tình trạng viêm da cơ địa hơn.
2.2. Tắm nước ẩm cho trẻ
Thay vì nước nóng hay nước lạnh càng làm khô da và viêm da cơ địa nặng hơn, cha mẹ hãy tắm cho trẻ bằng nước ấm. Sử dụng thêm baking soda hoặc bột yến mạch nghiền mịn sẽ giúp cung cấp độ ẩm, sát khuẩn da tốt hơn.
Trẻ được tắm nước ấm sẽ giảm khó chịu do viêm da cơ địa
Ngoài ra, sau khi tắm và lau khô người, bôi kem dưỡng ẩm sẽ giúp làn da hấp thu tốt nhất.
2.3. Dùng thuốc bôi
Các loại thuốc bôi giảm triệu chứng viêm da cơ địa không kê toa thường dùng bao gồm:
Kem chống ngứa
Kem chống ngứa bôi sau kem dưỡng, giúp giảm ngứa tạm thời, trẻ không còn khó chịu, cáu gắt, hay tự đưa tay lên gãi nữa. Nên bôi mỗi ngày 2 lần và giảm dần khi tình trạng ngứa đã được cải thiện.
Thuốc chống dị ứng, chống ngứa
Đây đều là các dạng thuốc uống giảm triệu chứng viêm da cơ địa, chỉ định trong các trường hợp ngứa nghiêm trọng, trẻ không thể ăn uống hay sinh hoạt.
Tất cả các loại thuốc bôi hay thuốc uống điều trị viêm da cơ địa cho trẻ đều phải sử dụng dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ. Tự ý sử dụng không đúng liều lượng, thời gian và loại thuốc sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn cùng các biến chứng nguy hiểm khác.
2.4. Loại bỏ yếu tố gây kích ứng
Những yếu tố gây kích ứng da hoặc nguy cơ gây kích ứng làn da của trẻ đều cần được loại bỏ như:
-
Quần áo vải len hoặc vải sợi tổng hợp, nên thay thế bằng quần áo chất liệu cotton mềm mại.
-
Giặt quần áo mới trước khi cho trẻ mặc để loại bỏ bông vải, hóa chất độc hại.
-
Chọn xà phòng dịu nhẹ, độ pH 9.5 - 10 phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.
-
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chất tẩy rửa có trong nước rửa chén, xà bông, xà phòng giặt, xà phòng thơm, mỹ phẩm, nước xả vải,…
Viêm da cơ địa ở trẻ thường được cải thiện nếu chăm sóc tốt
Những cách chăm sóc trên sẽ giúp khắc phục tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh và vui vẻ hơn mỗi ngày. Tuy nhiên khi tình trạng bệnh không thuyên giảm dù đã chăm sóc và điều trị bằng nhiều cách thì nên đưa trẻ tới bệnh viện điều trị.