Tiêm phòng vắc xin là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt việc tiêm vắc xin cho trẻ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh và giảm nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
24/10/2019 | Cho trẻ uống vắc xin Rotavin cần lưu ý điều gì? 18/10/2019 | Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn để phòng bệnh cho trẻ 05/10/2019 | Tiêm vắc xin cho trẻ ở đâu an toàn, đáng tin cậy?
1. Tầm quan trọng của tiêm chủng vắc xin
Vắc xin được ra đời vào năm 1796 được coi là thành tựu vĩ đại của y học nhân loại. Bởi nó được coi là vũ khí hữu hiệu giúp phòng ngừa chủ động các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đồng thời làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong ở bệnh nhân.
Đã có khoảng 190 quốc gia đã đưa tiêm chủng vào trong chương trình phổ cập cho người dân. Có đến hơn 80% người được tiêm chủng không bị mắc bệnh. Không những thế tiêm vắc xin cho trẻ còn giúp giảm tỉ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.
Bản chất của tiêm phòng vắc xin chính là việc sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi vắc xin được đưa vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ nhận diện vắc xin như một vật thể lạ và ghi nhớ chúng. Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhân ra và tạo ra các kháng thể chống lại tác nhân. Do đó, cơ thể không bị mắc bệnh.
Tiêm chủng vắc xin là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ
2. Vì sao nên tiêm phòng vắc xin cho trẻ?
Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên được đưa vào cơ thể nhằm tạo ra các miễn dịch đặc hiệu. Và tiêm vắc xin cho trẻ cũng chính là cách đơn giản giúp bảo vệ con trẻ trước các bệnh truyền nhiễm bởi các lý do sau:
+ Trẻ em là đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém nên rất dễ bị nhiễm bệnh.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm ướt quanh năm tạo môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển và dễ bùng thành bệnh dịch.
Sốt là một trong những biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin
+ Các bệnh truyền nhiễm thường rất dễ lây theo nhiều con đường khác nhau như: lây nhiễm qua đường hô hấp, đường máu, đường tình dục hoặc lây từ mẹ sang con,...
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng đã giúp bảo vệ trẻ em khỏi gần 30 bệnh lý nguy hiểm. Trong những năm tháng đầu đời trẻ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, ho gà, sởi, lao,... Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cũng như hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ.
3. Những loại vắc xin nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi
Tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp chủ đồng để phòng ngừa bệnh tối ưu cho trẻ trước những dịch bệnh ngày càng trở nên phức tạp như hiện nay. Trong khoảng thời gian dưới 1 tuổi bé cần được tiêm nhiều loại vắc xin khác nhau. Các mẹ hãy ghi nhớ ngay những mũi tiêm quan trọng dưới đây:
- Vắc xin lao: Loại vắc xin này thường được tiêm cho trẻ trong thời gian từ 24 - 48h sau khi sinh. Chỉ cần tiêm một mũi duy nhất trong đời và không cần phải tiêm nhắc lại. Thường sau khi tiêm khoảng 2 tuần ở chỗ tiêm sẽ xuất hiện vết loét đỏ. Sau đó sẽ tự khỏi và để lại nốt sẹo nhỏ. Đây là dấu hiệu cho thấy miễn dịch phòng lao đã có trong cơ thể của trẻ nên bố mẹ không nên quá lo lắng.
- Vắc xin viêm gan B: Loại vắc xin này cũng được tiêm cho bé trong vòng 24 giờ sau sinh. Thông thường tiêm vắc xin viêm gan B sẽ có 3 mũi và sau đó được tiêm nhắc lại.
Vắc xin viêm gan B thường được tiêm ngay sau khi sinh 24 giờ
- Vắc xin tiêu chảy Rota: Đây là loại vắc xin được chỉ định để ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Thông thường trẻ dễ bị nhiễm bệnh từ 06 tháng đến 02 tuổi. Vắc xin này được bào chế dùng để uống. Nên đưa trẻ đi nhỏ thuốc vào thời điểm 6 tuần tuổi và 1 tháng sau sẽ tiến hành uống liều thứ 2.
- Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib giúp ngăn ngừa 05 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ.
Ngoài những loại vắc xin kể trên, phụ huynh nên tuân theo chương trình tiêm chủng mở rộng áp dụng cho trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi. Việc chấp hành tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bé khỏe mạnh, tránh xa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những năm tháng đầu đời.
4. Những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin cho trẻ
Tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ bé luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý những điểm sau khi đưa bé đi tiêm:
- Trẻ nhỏ cần được đưa đến chỗ tiêm trước 30 phút, không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá no hoặc bị đói. Bởi khi bị đói trẻ rất dễ bị hạ đường huyết sau tiêm.
- Trước khi tiêm, cha mẹ nên trao đổi riêng với bác sĩ nếu trong trường hợp trẻ bị dị ứng với thuốc hoặc có tiền sử bệnh tật, đang mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm phổi,...
- Nên mặc cho bé những trang phục đơn giản, dễ thao tác khi tiêm. Và nên mang theo đầy đủ hồ sơ cũng như sổ tiêm chủng của bé.
- Sau khi tiêm nên ở lại 30 phút để theo dõi trước khi về nhà. Nếu thấy bé có những biểu hiện bất thường thì nên báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời các tình huống sốc phản vệ.
Các bậc phụ huynh nên theo dõi bé kỹ càng sau khi tiêm
- Khi về nhà nên theo dõi bé trong 24 giờ tiếp theo như: tình trạng ăn uống, bé có bị sốt hay đi ngoài, có quấy khóc,...
- Trong trường hợp trẻ sốt nhẹ nên đắp khăn làm mát và chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38 độ.
- Không nên tiêm hai loại vắc xin sống trong thời gian gần nhau. Việc tiêm chủng nên tuân theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng là một trong những địa chỉ tiêm vắc xin cho trẻ được nhiều phụ huynh lựa chọn. Tại đây cung cấp đa dạng các loại vắc xin phòng bệnh khác nhau. Không những thế với quy trình bảo quản khoa học, hiện đại đảm bảo an toàn cho chất lượng vắc xin.
Các loại vắc xin của bệnh viện đều được nhập khẩu, nguồn gốc rõ ràng. Cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng về chất lượng dịch vụ khi thăm khám và tiêm chủng tại đây. Ngoài ra, bệnh viện còn đầu tư hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại hàng đầu đảm bảo cho kết quả chẩn đoán chính xác. Chi tiết xin liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để nhận được tư vấn cụ thể.