Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm như viêm loét, thậm chí là ung thư dạ dày. Theo ước tính, số lượng người nhiễm vi khuẩn HP trên thế giới hiện rất cao. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý gây ra và con đường lây nhiễm, bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến loại vi khuẩn này cho độc giả tham khảo.
07/05/2020 | Vi khuẩn HP là gì và cần làm gì khi nhiễm vi khuẩn HP? 17/04/2020 | Giải đáp từ A đến Z về vi khuẩn HP 12/02/2020 | Tìm hiểu về mục đích, thời điểm làm xét nghiệm vi khuẩn HP 07/02/2020 | Các xét nghiệm HP phổ biến giúp phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày
1. Tìm hiểu về vi khuẩn HP?
vi khuẩn HP là loại vi khuẩn xâm nhập và sinh sống ở bên trong dạ dày của con người. Người bị nhiễm vi khuẩn này cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng và nặng hơn là ung thư dạ dày.
Đây cũng là loại vi khuẩn phổ biến chỉ xếp sau vi khuẩn gây sâu răng. Theo ước tính tỷ lệ người bị nhiễm vi khuẩn này trên thế giới lên tới hơn 50%.
Người nhiễm vi khuẩn đa phần sẽ không biết bởi vì nó xâm nhập âm thầm và không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc có biểu hiện đặc biệt nào để nhận biết. Sau nhiều năm phát triển âm thầm trong dạ dày của người bệnh, vi khuẩn sẽ gây tổn thương và dẫn đến các căn bệnh dày mãn tính, viêm loét dạ dày cùng các cơn đau dữ dội.
Đây là loại vi khuẩn gây ra các bệnh lý như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày
Thông thường bệnh nhân chỉ phát hiện ra mình bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày khi đi thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ do bị nghi ngờ hoặc có dấu hiệu mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Chúng ta đều biết rằng trong dạ dày có môi trường acid, vậy tại sao vi khuẩn này có thể tồn tại được? Đó là do vi khuẩn tiết ra một loại enzyme có tên Urease. Urease này có khả năng trung hòa môi trường acid ở trong dạ dày. Do đó vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển.
2. Vi khuẩn HP lây lan qua đường nào?
Vi khuẩn này có lây hay không và nếu có sẽ lây lan qua đường nào là điều không phải ai cũng nắm được. Thực tế đây là loại vi khuẩn có khả năng lây lan trong cộng đồng. Bên cạnh đó nó cũng có tính đề kháng cao nên việc tiêu diệt vi khuẩn không hề dễ dàng. Đặc biệt là với những ai chưa hiểu về loại vi khuẩn này cũng như cơ chế và động của chúng.
Vi khuẩn HP có thể lây lan trong cộng đồng qua 3 con đường phổ biến nhất đó là:
Lây lan qua đường miệng
Đây được xem là con đường lây lan phổ biến nhất của loại vi khuẩn này. Vi khuẩn có thể lây bằng cách tiếp xúc gián tiếp hoặc trực tiếp qua nước bọt hoặc tiết dịch đường tiêu hóa từ người sang người. Khi hôn, ăn cơm chung, uống nước chung,… đều rất dễ lây lan vi khuẩn này. Do vậy bạn sẽ có nguy cơ cao bị lây lan nếu trong gia đình có người nhiễm khuẩn.
Lây lan qua đường phân - miệng
Vi khuẩn ở trong cơ thể người sẽ được đào thải trực tiếp ra bên ngoài qua phân. Với thói quen sinh hoạt của người Việt Nam khiến cho vi khuẩn có thể lây lan trong 1 phạm vi rộng rãi. Đặc biệt thói quen không rửa tay sạch sẽ khi đi vệ sinh, ăn đồ sống như tiết canh, gỏi cá, dùng phân để tưới cây, rau là những nguyên nhân khiến cho vi khuẩn lây lan nhanh chóng.
Vi khuẩn có thể lây lan qua đường phân - miệng do thói quen của nhiều người
Lây lan qua đường dạ dày - dạ dày
Đây là con đường lây nhiễm vi khuẩn ít ai ngờ tới nhất. Đó là tại các nơi khám chữa bệnh khi nội soi dạ dày. Khi bạn đi khám nội soi dạ dày tại một số cơ sở y tế không đạt tiêu chuẩn, thiết bị sử dụng cho bệnh nhân không được khử trùng và vệ sinh sạch sẽ có thể khiến vi khuẩn lây lan. Do vậy để đảm bảo an toàn bạn nên đi nội soi dạ dày tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng.
Ngoài 3 con đường phổ biến ở trên thì vi khuẩn còn có thể lây lan qua các động vật trung gian như ruồi, gián, muỗi. Vì thế đối với đồ ăn bạn nên che đậy kỹ càng để tránh ruồi muỗi bu vào. Đây không chỉ là những con vật trung gian gây lây lan vi khuẩn HP mà có còn tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn có hại khác nữa. Đồng thời khi mua thực phẩm hãy cẩn thận và chú ý lựa chọn những loại tươi sống, đảm bảo an toàn vệ sinh.
3. Triệu chứng ở người bị nhiễm vi khuẩn
Thông thường các triệu chứng ở người bị nhiễm vi khuẩn này sẽ rất giống với các triệu chứng lâm sàng liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Vì vậy không phải ai cũng nắm được những triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn.
-
Đầy hơi chướng bụng: Đây là triệu chứng phổ biến xảy ra phổ biến ở hầu hết các bệnh nhân. Đặc biệt triệu chứng xuất hiện sau khi ăn xong, những lúc đói và trước khi ngủ.
-
Ợ nóng, ợ chua: Nếu những người chỉ có vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa sẽ chỉ có triệu chứng đầy hơi chướng bụng. Tuy nhiên với người nhiễm vi khuẩn HP sẽ kèm theo bị ợ nóng, ợ chua. Thông thường ợ chua, ợ nóng xảy ra ngay sau khi bụng có cảm giác chướng lên, sinh ra nhiều hơi.
-
Buồn nôn và nôn: Nếu cơ thể bị buồn nôn và nôn thường xuyên thì rất có thể bạn đã bị nhiễm khuẩn nặng. Đặc biệt rõ rệt khi không ăn đồ ăn mà nôn ra nước và các chất dịch trong dạ dày.
-
Cơ thể suy nhược, mệt mỏi chán ăn: Khi cơ thể bị suy nhược, người luôn có cảm giác mệt mỏi và không muốn ăn uống là những dấu hiệu mách bảo bạn đang có những triệu chứng nhiễm vi khuẩn này. Đặc biệt với những trường hợp cân nặng sụt nhanh chóng trong thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân.
Đầy hơi, chướng bụng là triệu chứng phổ biến của người bị nhiễm khuẩn
4. Nên ăn và kiêng gì khi nhiễm vi khuẩn HP
Ăn uống cũng là cách điều trị tự nhiên mà không phải ai cũng biết. Vì vậy để hỗ trợ cho quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả bạn nên lưu ý đến các loại đồ ăn hàng ngày.
Nên ăn
-
Người bị nhiễm khuẩn này nên bổ sung tinh chất nghệ giúp kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn.
-
Quả việt quất cũng giúp chống lại và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
-
Bông cải xanh, cải bắp và các loại cùng họ với rau cải cũng rất tốt cho những người nhiễm khuẩn.
-
Uống trà xanh và mật ong cũng là cách điều trị tại nhà hiệu quả.
Kiêng ăn
-
Kiêng các loại đồ ăn cay có chứa ớt, hạt tiêu, mù tạt,…
-
Các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit như cam, quýt, cà chua,…
-
Cafein có trong cà phê, nước giải khát,…
-
Các loại thực phẩm ngâm như dưa muối, cà muối,…
-
Ngoài ra cũng kiêng chất carbohydrates có trong mì ống, bánh mì, nước ngọt,…
Người nhiễm vi khuẩn nên kiêng các loại thực phẩm ngâm như dưa cà muối
Vi khuẩn HP thường phát triển âm thầm nên chúng ta rất khó để phát hiện khi chưa có triệu chứng. Vì vậy để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả các bạn nên đi khám nội soi dạ dày. Hãy liên hệ với MEDLATEC theo số điện thoại hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp.