Các vết chàm tuy hầu hết đều vô hại, nhưng vẫn làm cho vùng da nơi chúng xuất hiện trở nên xấu xí. Vì thế, chúng khiến nhiều người cảm thấy mặc cảm, tự ti, đặc biệt là khi có vết chàm ở mặt. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này, MEDLATEC cung cấp một số thông tin tổng quan sau đây.
18/05/2021 | Nguyên nhân và cách trị mụn đầu đen trên mặt hiệu quả 19/08/2020 | Bị zona thần kinh trên mặt có nguy hiểm không? 25/04/2020 | Cách trị lang ben trên mặt liệu có khó hay không?
1. Vết chàm là như thế nào?
Vết chàm để chỉ tình trạng các tổn thương khiến cho một vùng da cụ thể bị thay đổi màu sắc. Trong đó, có hai dạng chủ yếu là những vết chàm:
Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí vùng da nào trên cơ thể con người như hai bên mặt, quanh mắt hoặc bắt gặp ở các vị trí ở vai, ngực, mông, lưng,... Thông thường, sẽ có sự khác nhau về các yếu tố như mức độ, tính chất, màu sắc và diện tích bị chàm ở từng trường hợp khác nhau.
Trường hợp vết chàm xuất hiện ở mặt
Nhìn chung, đa phần vết chàm là bẩm sinh. Thế nhưng, cũng có khi là đến giai đoạn dậy thì mới xuất hiện hoặc phát triển lan rộng và trở nên sậm màu hơn; đồng thời, sẽ ngừng lại vào thời điểm hết tuổi dậy thì. Tuy tình trạng này thường lành tính, không gây nguy hiểm, chúng vẫn có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe tiềm tàng mà cơ thể đang gặp phải.
2. Tại sao có vết chàm xuất hiện?
Theo đó, nguyên nhân gây ra hai dạng vết chàm chính đã kể đến là như sau:
2.1. Các vết chàm hình thành từ mạch máu
Đối với dạng này, có màu sắc thường là đỏ tươi hay hồng nhạt. Chúng xuất hiện khi xảy ra sự giãn nở của những mạch máu nhỏ bên dưới da một cách quá mức và thường xuyên. Thông qua đó, dẫn tới tình trạng ứ máu ở một vùng da nhất định dẫn tới sự hình thành của các vết chàm.
Vết chàm hình thành từ mạch máu có màu đỏ tươi hay hồng nhạt
2.2. Các vết chàm sắc tố
Trong trường hợp này, các vết chàm trên da xảy ra bởi sự biến đổi và rối loạn của sắc tố da cũng như sự tăng sinh quá mức của những tế bào sắc tố. Lúc này, sẽ có sự xâm lấn sâu xuống vùng trung bì.
Từ đó, dẫn đến sự khác thường ở màu sắc và tính chất của vùng da bị tăng sắc tố so với những vùng da khác của cơ thể không phải chịu ảnh hưởng. Cụ thể hóa cho sự khác thường này là hiện tượng vị trí vùng da có vết chàm mọc lông tốt và sậm màu hơn vùng da bình thường với các màu có thể mang như đen, xanh đen, đỏ rượu vang,...
3. Một số phương pháp xóa vết chàm
Nhìn chung, sự "hiện diện" của các vết chàm trên da không phải là tình trạng quá nguy hiểm đối với sức khỏe. Song nhiều người bệnh cũng có thể chịu các ảnh hưởng tiêu cực khi không thể tránh khỏi cảm giác ngại ngùng, thiếu tự tin trong các hoạt động giao tiếp, công việc và sinh hoạt xã hội, đặc biệt khi vết chàm xuất hiện ở trên mặt.
Do vậy, các phương pháp xóa vết chàm là lựa chọn tối ưu được nhiều người cân nhắc đến với mong muốn sớm loại bỏ "chướng ngại" tâm lý của mình. Đặc biệt, với những người có vết chàm trên mặt hoặc các vị trí dễ thấy khác thì nhu cầu xóa chúng đi lại càng cao hơn.
Xóa vết chàm gây mất tự tin là phương án được quan tâm đến
Bạn đọc có thể tìm hiểu một số phương pháp sau đây.
3.1. Ghép da
Đây là phương pháp đã điều trị khỏi cho nhiều người bệnh. Cụ thể, ghép da sẽ được tiến hành thông qua việc dùng một vùng da kín của cơ thể thay thế vào vị trí vùng da có sự xuất hiện của vết chàm.
Tuy nhiên, lưu ý rằng nó có thể sẽ để lại sẹo khi có sự thiếu chuyên môn và khéo léo từ phía người thực hiện cũng như tình trạng vệ sinh không đảm bảo của dụng cụ được sử dụng trong quá trình ghép da.
3.2. Sử dụng laser
Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố bao gồm thể chàm, mức độ và diện tích của vết chàm để chọn bước sóng phù hợp của tia laser. Sau đó, chiếu lên vùng da bị chàm.
Lúc này, tia laser phát huy khả năng của mình là tác động đến sắc tố có màu sậm dẫn đến tình trạng bị phân hủy của chúng, triệt tiêu những hắc tố melanin ở vùng chàm tận gốc. Cùng với đó, ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ bệnh có thể tái phát mà không làm thương tổn lớp biểu bì của da.
Có thể thấy, ưu điểm của phương pháp điều trị này chính là đạt hiệu quả cao, giảm thiểu trường hợp xuất hiện bệnh trở lại. Song song với đó, nó cũng hạn chế xâm lấn, đảm bảo tính thẩm mỹ một cách tối đa sau khi thực hiện.
3.3. Làm mờ vết chàm tại nhà
Khi muốn làm mờ vết chàm tại nhà, bạn có thể tham khảo một số cách làm sau đây:
- Vitamin E:
Sử dụng vitamin E sẽ giúp vùng da có chàm giảm tình trạng thô sần, sáng màu hơn.
Theo đó, bạn có thể lấy tinh chất bên trong viên nang vitamin E sau khi đã cắt bỏ phần đầu thoa lên vết chàm hoặc cũng có thể uống trực tiếp vitamin E.
Lưu ý rằng phải tham vấn lời khuyên của bác sĩ trước khi dùng viên uống vitamin E trong trường hợp bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh khác.
Vitamin E sẽ làm vùng da bị chàm giảm thô sần
- Chanh và cà chua:
Sẽ thực hiện theo các bước như sau:
-
Chuẩn bị nước cốt chanh rồi thoa lên vùng da bị chàm một cách trực tiếp.
-
Đợi từ 15-20 phút để da được khô và thẩm thấu các dưỡng chất.
-
Rửa lại thật sạch da bằng nước ấm.
Thực hiện tương tự các bước này nhưng có thể thay bằng nguyên liệu là cà chua.
Cách làm này sẽ đem lại hiệu quả khi bạn duy trì thực hiện đều đặn ít nhất từ 3-4 tuần. Sự hiệu quả này đến từ nguyên liệu là quả chanh hay quả cà chua. Cụ thể, tính axit cao trong chanh sẽ giúp loại bỏ một cách hiệu quả các hắc tố melanin, làm những đốm nâu và những vết thâm nám bị mờ dần đi cũng như hạn chế màu sắc của vết chàm.
Đối với cà chua, nó có khả năng dưỡng ẩm, làm da được sáng và mềm mịn. Đồng thời, cũng có tác dụng làm giảm tình trạng thô sần ở vị trí vùng da bị chàm.
Với phương pháp này, bạn không nên dùng chanh mỗi ngày mà nên kết hợp đan xen giữa chanh và cà chua với nhau.
- Khoai tây và tinh dầu trà xanh:
Có thể sử dụng khoai tây và tinh dầu trà nhằm làm mờ vết chàm trên da bởi chúng sở hữu lợi ích trong việc giúp da được dưỡng trắng, kháng khuẩn và chống oxy hóa.
Phương pháp này rất dễ dàng thực hiện khi bạn chỉ cần cắt lát mỏng củ khoai tây sống. Sau đó đắp lên vùng da có sự "hiện diện" của vết chàm và giữ từ 15-20 phút. Cuối cùng, đừng bỏ qua việc rửa lại sạch sẽ vùng da đó bằng nước ấm.
Kết hợp với việc thoa tinh dầu trà lên vùng chàm trước khi ngủ để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Nói tóm lại, sự xuất hiện của các vết chàm có thể tác động ít nhiều đến tâm lý của người bệnh, khiến chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng. Đáng lưu ý, một số ít loại chàm cũng cảnh báo các vấn đề về sức khỏe nên người bệnh không được chủ quan.
Nếu đang có vết chàm "xấu xí" trên cơ thể, quý khách hàng hãy đến trực tiếp Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám kỹ càng. Tại đây, các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ không chỉ giúp điều trị vấn đề này mà còn có thể hỗ trợ người bệnh "chữa lành" những tổn thương do các bệnh lý về da khác gây ra.
Để được giải đáp miễn phí các thắc mắc, quý khách có thể gọi đến tổng đài của MEDLATEC: 1900 56 56 56.