Globulin miễn dịch E (IgE) là một trong năm nhóm globulin miễn dịch (IgM, IgG, IgD, IgA, IgE). Là globulin cuối cùng của họ immunoglobulin được phát hiện, IgE không chỉ có cấu trúc hóa học độc đáo mà còn có một loạt các chức năng sinh lý như phản ứng quá mẫn loại I, nhiễm ký sinh trùng, quá trình tự miễn dịch và thậm chí là bảo vệ nọc độc.
13/07/2018 | Giá trị của xét nghiệm thấm miễn dịch để phát hiện kháng thể IgE đặc hiệu dị nguyên đối với 96 dị nguyên ở bệnh nhân bị dị ứng 21/04/2017 | Ý nghĩa xét nghiệm DẤU ẤN Ung thư CEA (Carcinoma Embryonic antigen) 21/04/2017 | Xét nghiệm CEA (Carcinoma Embryonic Antigen) 05/09/2016 | IgE định lượng (quantitative immunoglobulin E)
1. IgE là gì?
Hình 1: Cấu trúc các Immunoglobulin miễn dịch
Immunoglobulin E (IgE) là các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Chúng chủ yếu được niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa tiết ra. Chúng có đặc tính cố định trên các tương bào và bạch cầu ưa bazơ là các tế bào có khả năng giải phóng các chất trung gian hóa học gây dãn mạch như histamin, serotonin và một số chất khác như, tryptase, prostaglandin, leucotrien và eosinophil. Nó tham gia vào phản ứng loại tăng quá mẫn tức khắc (phản ứng dị ứng).
Vai trò của Immunoglobulin E là trung tâm trong dị ứng mẫn cảm và rối loạn dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn và viêm da dị ứng. Những rối loạn này biểu hiện do phản ứng quá mẫn loại I liên quan đến Immunoglobulin E và các tế bào miễn dịch khác để cuối cùng tạo ra các triệu chứng lâm sàng thấy trong các rối loạn đó.
Nếu bạn bị dị ứng, hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với chất gây dị ứng bằng cách sản xuất kháng thể có tên là Immunoglobulin E. Những kháng thể này di chuyển đến các tế bào giải phóng hóa chất, gây ra phản ứng dị ứng. Phản ứng này thường gây ra các triệu chứng ở mũi, phổi, cổ họng hoặc trên da.
Tất cả bắt đầu bằng việc tiếp xúc ban đầu với một kháng nguyên hoặc chất gây dị ứng được đưa vào cơ thể và xử lý bởi một tế bào đuôi gai hoặc đại thực bào trình bày kháng nguyên cho một tế bào T. Với sự hiện diện của các chất trung gian cytokine IL-4 và IL-13, các tế bào T này được tạo ra để phân biệt thành các tế bào T trợ giúp có khả năng trình diện kháng nguyên cho các tế bào B. Sau đó, các tế bào B trải qua quá trình tái tổ hợp chuyển đổi lớp để cuối cùng tạo ra các kháng thể Immunoglobulin E có khả năng liên kết với kháng nguyên được trình bày tại vị trí gắn. Một khi sự nhạy cảm ban đầu này đối với kháng nguyên đã xảy ra, nhiều quá trình miễn dịch có thể diễn ra để đảm bảo đáp ứng IgE mạnh mẽ hơn.
Mỗi loại Immunoglobulin E có "radar" cụ thể cho từng loại chất gây dị ứng. Đó là lý do tại sao một số người chỉ dị ứng với vẩy mèo (họ chỉ có kháng thể IgE đặc hiệu với vảy mèo); trong khi những người khác có phản ứng dị ứng với nhiều chất gây dị ứng vì họ có nhiều loại kháng thể IgE hơn.
Immunoglobulin E còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là những bệnh gây ra bởi giun và một số động vật nguyên sinh.
2. Các biểu hiện của tình trạng dị ứng
Cần lưu ý rằng không phải tất cả mọi người tiếp xúc với các kháng nguyên môi trường đều sẽ tạo ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Một số người được gọi là “dị ứng” có khuynh hướng di truyền để tạo ra phản ứng quá mẫn loại một đối với các kháng nguyên trong môi trường. Các biểu hiện của phản ứng quá mẫn loại một này thường là do tác động của các chất trung gian hóa học được giải phóng như histamin, leucotrien và các cytokine khác. Giải phóng histamin gây tăng tính thấm thành mạch, co thắt cơ trơn và tăng tiết chất nhầy. Leukotriene B4, C4, D4 và E4 cũng thường được tiết ra, gây ra các tình trạng viêm và phản vệ. Hơn nữa, nếu lượng chất này tiết ra nhiều và không được kiểm soát có thể dẫn đến sốc phản vệ và tử vong.
Các triệu chứng có thể xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể. Tùy vào đường xâm nhập và tác nhân gây dị ứng mà có những triệu chứng khác nhau.
Nếu tác nhân tiếp xúc qua đường hô hấp trên có thể gây ra các triệu chứng hắt xì, ngứa mũi, mắt đỏ và ngứa, viêm kết mạc dị ứng, sưng niêm mạc mũi, chảy nước mũi, ho và các triệu chứng khác. Ngoài ra, sự liên quan của đường hô hấp dưới ở bệnh nhân hen suyễn gặp phải phản ứng miễn dịch với aeroallergens dẫn đến co thắt cơ trơn đường thở, tăng sản xuất chất nhầy và viêm có biểu hiện là bệnh phổi tắc nghẽn, da thường có thể liên quan, và do giãn mạch và phù da, nổi mề đay.
Tác nhân tiếp xúc qua đường tiêu hóa có thể gây đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa, da phát ban, nổi mày đay, viêm mũi hoặc hen, môi, lưỡi bị sưng, tê.
Dị ứng do bị côn trùng cắn có thể xuất hiện các triệu chứng sưng, ngứa, đổi màu da ở khu vực bị cắn, cơ thể xuất hiện các nốt phát ban gây ngứa, nặng hơn có thể gây hắt hơi, ho, tức ngực, khó thở, nghiêm trọng hơn có thể gây ra sốc phản vệ.
Dị ứng do sử dụng thuốc có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, ho, hắt hơi, tức ngực, khó thở, phát ban, nổi mề đay, nặng hơn nữa có thể dẫn đến sốc phản vệ.
Hình 2: Triệu chứng của tình trạng dị ứng
3. Xét nghiệm IgE
Xét nghiệm Immunoglobulin E là xét nghiệm đo tổng lượng kháng thể IgE trong máu bằng cách sử dụng công nghệ hóa phát quang trên hệ thống máy miễn dịch tự động
Xét nghiệm thường được dùng để:
- Sử dụng như một test dị ứng.
- Được chỉ định đối với một loạt các bệnh ký sinh trùng.
- Để chẩn đoán bệnh đa u tủy xương IgE.
Nồng độ IgE bình thường thay đổi theo độ tuổi.
Nồng độ bình thường ở người trưởng thành <100 IU/ml.
Khi nồng độ IgE huyết thanh tăng có thể do các nguyên nhân:
- Các bệnh dị ứng như: hen phế quản ngoại sinh, viêm da dị ứng, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, viêm mũi dị ứng, bệnh sốt cỏ khô,...
- Bệnh đa u tủy xương loại IgE.
- Bệnh bọng nước da dạng pemphigus.
- Viêm xoang.
- Các bệnh về nhiễm ký sinh trùng như nhiễm giun đũa, giun móc, bệnh sán máng, nhiễm nấm echinococcus,...
Nồng độ IgE giảm có thể do:
- Thiếu hụt IgE bẩm sinh.
- Giãn mạch thất điểu.
- Ung thư biểu mô giai đoạn nặng.
- Không có gamma globulin máu.
- Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
- Bệnh đa u tủy xương không thuộc loại IgE.
Các triệu chứng của tình trạng dị ứng xuất hiện từ nhẹ đến nặng và có thể diễn biến rất nhanh. Triệu chứng nặng nhất chính là sốc phản vệ nếu không được xử trí kịp thời đúng cách có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy khi cơ thể xuất hiện những thay đổi bất thường sau khi tiếp xúc với một tác nhân lạ cần đến trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị sớm tránh để tình trạng trở nặng.
Hình 3: Xét nghiệm Immunoglobulin E
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế tư nhân luôn đi đầu trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Là đơn vị tiên phong đầu tiên trong dịch vụ lấy mẫu tại nhà. Giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian đi lại và thuận tiện hơn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe.
Gọi đến tổng đài 1900 565656 để đặt lịch và tư vấn miễn phí.