Vắc xin MMR II là gì và tiêm cho đối tượng nào? | Medlatec

Vắc xin MMR II là gì và tiêm cho đối tượng nào?

Ngày 19/10/2019 ThS. BS Hoàng Thị Năng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Tham vấn y khoa : ThS.BS Hoàng Thị Năng

Vắc xin MMR II là vắc xin phòng bệnh 3 trong 1 nhóm: Sởi - quai bị - Rubella, có khả năng phòng bệnh lên tới 95%. Hiện vắc xin MMR II được khuyến cáo dùng cho cả người lớn lẫn trẻ em từ 1 tuổi trở lên ở Việt Nam.


17/10/2019 | Vắc xin MMR là gì và có cần thiết phải tiêm loại vắc xin này?
10/10/2019 | Vắc xin MMR - Những điều cần biết khi đưa trẻ đi tiêm phòng

1. Vắc xin MMR II là gì?

MMR II là loại vắc xin sống, giảm độc lực, có tác dụng phòng ngừa cả 3 bệnh là: Sởi, quai bị và Rubella. Đây đều là 3 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được khuyến cáo ở nước ta. Khả năng mắc bệnh cao, người bệnh có nguy cơ dẫn tới biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Bệnh sởi

Bệnh sởi thường gây phát ban toàn thân, sốt, chảy nước mũi, ho khan kéo dài,… Biến chứng của sởi là viêm phổi, biến chứng não, nặng hơn là tử vong. Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai bị sởi trong thai kỳ có nguy cơ dị dạng thai nhi, sảy thai, sinh non, thai chết lưu,...

Bệnh quai bị

Triệu chứng điển hình của quai bị là sưng đau vùng mang tai, sốt, khó nhai, đau nhức cơ,… Biến chứng của bệnh là viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng dẫn tới vô sinh.Thai phụ bị quai bị có thể gây sinh non, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh.

Bệnh Rubella

Rubella khiến người mắc bị phát ban toàn cơ thể, sốt nhẹ, nổi hạch vùng góc hàm, bẹn,… Bệnh đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, với nguy cơ gây dị tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai,… 

Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Nhóm 3 bệnh Sởi - quai bị - Rubella đều lây lan dễ dàng qua đường hô hấp, từ người bệnh sang người khỏe mạnh chưa có kháng thể. Do đó, vắc xin MMR II ra đời giúp phòng ngừa cùng lúc 3 loại bệnh hiệu quả cao, phổ biến tại Việt Nam.

Sởi - quai bị - Rubella hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nguy cơ biến chứng cao, nhất là với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Bộ Y tế khuyến cáo cả người lớn lẫn trẻ em nên chủ động tiêm phòng vắc xin ngừa Sởi - quai bị - Rubella.

Vắc xin MMR II có hiệu quả phòng các bệnh Sởi, quai bị và Rubella lên tới 95%, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ. Vắc xin MMR II sử dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, trẻ dưới 12 tháng tuổi cần tiêm vắc xin riêng.

2. Tiêm vắc xin MMR II khi nào và mấy mũi?

Nhiều người dân, đặc biệt là phụ huynh lần đầu làm bố mẹ đều không biết nên tiêm vắc xin MMR II vào thời điểm nào là tốt nhất. Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế, trẻ em 9 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin sởi đơn. Sau đó, trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin MMR II kết hợp Sởi - Quai bị - Rubella.

Vắc xin MMR II dành cho cả trẻ em và người lớn

Vắc xin MMR II dành cho cả trẻ em và người lớn

Với trẻ lớn và người lớn cũng cần tiêm vắc xin 3 trong 1 MMR II nếu chưa có miễn dịch. Đặc biệt với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, có mong muốn chuẩn bị mang thai thì cần chủ động tiêm vắc xin MMR II sớm. Do vắc xin MMR II là loại vắc xin sống nên được khuyến cáo nên tiêm trước thai kỳ ít nhất 3 tháng. 

Với phụ nữ đã mang thai mong muốn tiêm vắc xin phòng Sởi - Quai bị - Rubella thì nên tới cơ sở y tế để được tư vấn loại vắc xin và liệu trình tiêm phòng phù hợp.

Liệu trình tiêm vắc xin MMR II như sau:

Với trẻ từ 12 tháng tuổi - 7 tuổi

Tiêm 2 mũi, mũi 1 tiêm lần đầu khi trẻ được 12 - 15 tháng. Tiêm tiếp tục mũi thứ 2 khi trẻ từ 4 - 6 tuổi. Nếu như có dịch xảy ra, có thể đẩy thời gian tiêm mũi 2 sớm hơn, nhưng phải đảm bảo mũi 2 cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng.

Với trẻ từ 7 tuổi và người lớn

Tiêm mũi 1 lần đầu tiên vào thời điểm chỉ định, tiêm mũi 2 cách mũi đầu ít nhất 1 tháng. Với phụ nữ chuẩn bị mang thai, nên thực hiện cả 2 mũi tiêm trước khi mang thai khoảng 3 tháng.

3. Đối tượng chống chỉ định và lưu ý khi tiêm vắc xin MMR II

Vắc xin 3 trong 1 sởi - quai bị - Rubella MMR II chống chỉ định với các đối tượng mẫn cảm với thành phần của vắc xin, phụ nữ có thai, người bệnh ác tính, người bệnh lao tiến triển chưa điều trị, người suy giảm miễn dịch. Phụ nữ mang thai sau khi tiêm MMR II tránh mang thai ít nhất trong vòng 2 tháng. 

Phụ nữ mang thai không tiêm vắc xin MMR II

Phụ nữ mang thai không tiêm vắc xin MMR II

Ngoài ra, cần lưu ý các trường hợp trẻ sau không tiêm vắc xin MMR II:

- Trẻ từng sốc hoặc phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin chứa thành phần sởi, quai bị hoặc rubella như: khó thở, tím tái, dấu hiệu não/màng não, sốt trên trên 39 độ C, kèm co giật,…

- Trẻ bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, bẩm sinh hoặc mắc phải (AIDS).

- Trẻ từng phản ứng, tiền sử quá mẫn hoặc sốc phản vệ với thành phần Neomycin. 

- Trẻ bị suy chức năng cơ quan như: Suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận, suy gan, suy tim,… hoặc thiếu máu nặng, mắc bệnh bạch cầu cấp, các bệnh máu nghiêm trọng hoặc cần truyền máu thường xuyên.

- Trẻ sốt, thân nhiệt trên 37.5 độ C.

- Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính, nhất là nhiễm trùng.

- Trẻ đang hoặc vừa kết thúc điều trị với Corticoid, các thuốc ức chế miễn dịch, điều trị xạ trị trong vòng 14 ngày.

- Trẻ vừa truyền máu, huyết tương, sử dụng sản phẩm globulin miễn dịch (trừ trường hợp dùng điều trị viêm gan B) trong vòng 3 tháng.

Trước khi tiêm, cần thông báo về tình trạng sức khỏe, bệnh sử, các dị ứng đặc biệt, dự định mang thai (với phụ nữ chuẩn bị mang thai) với bác sỹ một cách trung thực, chủ động. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn, phòng ngừa phản ứng hoặc ảnh hưởng xấu khi tiêm vắc xin MMR II.

Tiêm vắc xin MMR II cho trẻ đủ mũi

Tiêm vắc xin MMR II cho trẻ đủ mũi

Các đối tượng sau khi tiêm vắc xin MMR II, nhất là trẻ em, cần ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi tình hình và kịp thời xử lý nếu có phản ứng bất thường. Tiếp tục theo dõi phản ứng cơ thể trẻ sau khi tiêm 24 giờ và kịp thời đưa trẻ tới bệnh viện nếu có bất thường.

Cả trẻ em và người lớn chưa có miễn dịch Sởi - Quai bị - Rubella đều nên tiêm phòng vắc xin MMR II đúng, đủ liệu trình để phòng bệnh. Bạn có thể tới cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm phòng để thực hiện tiêm theo đúng lịch.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp