Vắc xin Jevax là vắc xin gì và có nên tiêm vắc xin Jevax không? | Medlatec

Vắc xin Jevax là vắc xin gì và có nên tiêm vắc xin Jevax không?

Ngày 19/10/2019 ThS. BS Hoàng Thị Năng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Tham vấn y khoa : ThS.BS Hoàng Thị Năng

Việt Nam là một trong những nước trên thế giới có dịch viêm não Nhật Bản, căn bệnh này có thể được phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin Jevax là một trong 2 loại vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản đang được lưu hành ở Việt Nam.


16/10/2019 | Lịch tiêm phòng vắc xin sởi quai bị rubella được khuyến cáo
11/10/2019 | Giải đáp thắc mắc vắc xin quai bị bao nhiêu tiền?
10/10/2019 | Vắc xin MMR - Những điều cần biết khi đưa trẻ đi tiêm phòng

1. Bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm thường gặp, lây truyền qua đường muỗi đốt (loài muỗi Culex) phổ biến ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiện bệnh chưa thể điều trị đặc hiệu. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 67.900 ca mắc mới, tỉ lệ tử vong là 25 - 30% trường hợp. Ngoài ra, 50% bệnh nhân viêm não Nhật Bản sẽ có di chứng thần kinh kéo dài suốt cuộc đời.

Việt Nam vẫn đang lưu hành dịch viêm não Nhật Bản. Ở miền Bắc, bệnh thường xuất hiện theo mùa, còn miền Nam, bệnh rải rác quanh năm. 

Viêm não Nhật Bản có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên trẻ em dưới 15 tuổi là dễ mắc và biến chứng cũng nguy hiểm nhất. 

Thông thường, cứ 200 - 300 trường hợp thể ẩn thì sẽ có 1 ca viêm não Nhật Bản điển hình. Thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần, sau đó bệnh phát 1 - 4 ngày với triệu chứng nôn, đau đầu, sốt. Sau đó giai đoạn toàn phát kéo dài từ 1 - 2 tuần, bệnh nhân sốt cao (39 - 40 độ), li bì, hôn mê, có triệu chứng thật kinh như liệt, co giật, rối loạn thần kinh thực vật, liệt chi, dấu hiệu tháp, dấu hiệu màng não,…

Đường truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản

Đường truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản

Phát hiện bệnh càng muộn, tỉ lệ tử vong hoặc di chứng để lại càng cao. Các di chứng do Viêm não Nhật Bản có thể là rối loạn co giật, rối loạn vận động hoặc rối loạn nhận thức hay ngôn ngữ. Các trường hợp di chứng nhẹ sẽ gây khó khăn trong học tập, ứng xử và cuộc sống.

Do đó, trẻ em Việt Nam được khuyến cáo cần tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản.

2. Vắc xin Jevax  - vắc xin viêm não Nhật Bản.

Trên thế giới hiện có nhiều loại vắc xin tiêm phòng viêm não Nhật Bản, chủ yếu dựa trên Genotype của 3 dòng virus là Beijing, Nakayama và SA-14. Hiện nay, Việt Nam sử dụng 2 loại vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản là Jevax 1ml và Imojev 0.5 ml.

Trong đó, vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax là loại vắc xin bất hoạt, được sản xuất dựa trên quy trình công nghệ của Đại học Osaka, bởi Vibiotech. Vắc xin này có tác dụng dự phòng đặc hiệu viêm não Nhật Bản. 

Vắc xin có dạng dung dịch trong, không màu, có thể tiêm cho trẻ từ 1 - 15 tuổi theo liệu trình sau:

Mũi tiêm 1: Khi trẻ tròn 12 tháng tuổi hoặc hơn.

Mũi tiêm 2: Sau khi tiêm mũi đầu từ 1 - 2 tuần.

Mũi tiêm 3: Sau khi tiêm mũi 2 thời gian 1 năm.

Vắc xin Jevax dành cho trẻ từ 1 - 15 tuổi

Vắc xin Jevax dành cho trẻ từ 1 - 15 tuổi

Sau 3 mũi tiêm, cần tiêm vắc xin Javax nhắc lại mỗi 3 năm một lần cho đến khi 15 tuổi. Loại vắc xin Jevax hiện đang được cục Y tế Dự Phòng triển khai tiêm chủng miễn phí cho trẻ từ 1 - 5 tuổi phòng ngừa Viêm não Nhật Bản. Cha mẹ có thể đưa trẻ, tham gia tiêm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia ở trạm y tế xã - phường theo lịch tiêm.

Ngoài ra, Bộ y tế cũng cho phép tiêm vắc xin Imojev phòng viêm não Nhật Bản 0.5ml. Đây cũng là loại vắc xin sống SA-14-14-2, giảm động lực, được tái tổ hợp với virus sốt vàng. Loại vắc xin này có ưu điểm là có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, hoặc người trên 18 tuổi. Với trẻ từ 9 tháng đến 18 tuổi, thực hiện tiêm 2 liều 0.5 ml dưới da, cách nhau từ 12 - 24 tháng. Người trên 18 tuổi chỉ tiêm 1 liều dưới da duy nhất.

Với người từng tiêm vắc xin Jevax đủ liệu trình cơ bản có thể tiêm vắc xin Imojev nhắc lại để phòng ngừa, cả hai loại vắc xin đều không sử dụng cho phụ nữ mang thai.

3. Một số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin Jevax

Giống với những loại vắc xin phòng bệnh khác, vắc xin Jevax phòng viêm não Nhật Bản là loại vắc xin sống, nên vẫn có khả năng khiến trẻ gặp phải tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải gồm:

Phản ứng tại chỗ

Tại vị trí tiêm có dấu hiệu đau, sưng đỏ.

Phản ứng toàn thân

Trẻ bị đau đầu, mệt mỏi, người ớn lạnh hoặc sốt nhẹ, đau cơ,…

Phản ứng sốc phản vệ

Trường hợp trẻ tiêm vắc xin Jevax bị sốc phản vệ rất hiếm gặp, tỉ lệ là 1/1 triệu ca tiêm phòng.

Trẻ có thể có phản ứng sau khi tiêm phòng

Trẻ có thể có phản ứng sau khi tiêm phòng

Để ngăn ngừa tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc xin Jevax, trẻ cần được nghỉ ngơi theo dõi tại cơ sở tiêm chủng trong 30 phút trước khi về nhà. Sau đó, cha mẹ tiếp tục theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ. Trong vòng 24 giờ, nếu trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường nào cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để khám và can thiệp kịp thời. Những dấu hiệu bất thường cần lưu ý gồm:

- Sốt kéo dài trên 48 tiếng, sốt li bì 1 - 2 ngày.

- Sốt cao trên 38,5 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

- Sốt kèm các triệu chứng: hắt hơi, ho, chảy nước mũi, phát ban, ỉa lỏng,…

- Trẻ bỏ ăn, khó thở, thở nhanh, tím tái,…

- Trẻ bị co giật, quấy khóc liên tục, hôn mê, li bì,…

Hầu hết các trường hợp trẻ tiêm phòng vắc xin Jevax đều gặp phải tác dụng phụ nào đáng ngại, tuy nhiên vẫn cần cẩn thận theo dõi và phòng ngừa. Ngoài ra, trước khi tiêm vắc xin, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe cẩn thận. Nếu trẻ đang bị sốt cao hoặc nhiễm trùng thì cần lùi lịch tiêm. 

Không tiêm vắc xin Jevax khi trẻ bị sốt

Không tiêm vắc xin Jevax khi trẻ bị sốt

Ngoài ra, không sử dụng tiêm vắc xin Jevax qua các đường tiêm khác như tiêm tĩnh mạch, việc này có thể khiến trẻ tăng nguy cơ tác dụng phụ và biến chứng.

Tiêm phòng vắc xin Jevax có vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong những năm tháng đầu đời khỏi bệnh Viêm não Nhật Bản nguy hiểm, nhiều biến chứng. Do đó, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch, đủ liệu trình 3 mũi. Ngoài ra có thể tiêm nhắc lại khi đã trưởng thành nếu cần thiết.  

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp