Như chúng ta đã biết thì bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt thì có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng tại hầu hết các cơ quan của cơ thể. Ước tính cứ 3 người bị tiểu đường thì sẽ có 1 người xuất hiện các biến chứng tiểu đường ở da. Các vấn đề về da sẽ lộ diện khá sớm ngay cả trước khi người bệnh được chẩn đoán bị tiểu đường. Sau đây MEDLATEC sẽ liệt kê 10 biến chứng ở da do bệnh tiểu đường gây nên và cách xử trí khi gặp phải.
14/03/2022 | Nhiễm ceton do tiểu đường có triệu chứng gì? Phương pháp điều trị như thế nào? 24/02/2022 | Góc tư vấn: Mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu? 16/02/2022 | Các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa
1. Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn
Đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường thì chỉ cần có một vết xước nhỏ ở trên da thôi cũng gây nên nhiều hệ lụy khôn lường, đó là nhiễm khuẩn da.
Biến chứng nhiễm trùng da do vi khuẩn thường sẽ xảy ra ở các vị trí như lẹo trên mí mắt, viêm nang lông, mụn nhọt trên da, nhiễm trùng móng tay, viêm da tiểu đường,... Bệnh nhân sẽ gặp các biểu hiện như sung, nóng, đỏ và đau đớn ở những vùng da đó.
Trong những trường hợp này thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các kháng sinh đường uống hoặc bôi ngoài da. Tuy nhiên người bệnh cần tự nhận thức sớm được các dấu hiệu bất thường để đi khám và quản lý tốt các triệu chứng tiểu đường.
2. Bệnh bạch biến
Đây là biến chứng tiểu đường ở da thường xảy ra ở những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1. Bạch biến có liên quan tới phản ứng tự miễn dịch của cơ thể gây ảnh hưởng tới sắc tố Melanin (sắc tố quyết định màu sắc của da). Điều này khiến cho da xuất hiện những vết trắng loang lổ ở các vị trí như ngực, khuỷu tay, quanh miệng, mũi hoặc mắt của người bệnh.
Biến chứng trên da của người bị tiểu đường
Hiện nay vẫn chưa có thuốc nào để các vùng da bạch biến trở lại bình thường. Để bảo vệ những vùng da này chỉ còn cách là bệnh nhân nên dùng những loại kem chống nắng với chỉ số SPF trên 30.
3. Nhiễm nấm
Nhiễm nấm candida albicans được coi là một trong các biến chứng tiểu đường ở da dẫn tới các triệu chứng như mẩn ngứa, nổi đỏ ở những khu vực ẩm ướt trên cơ thể như kẽ tay, kẽ chân, nách. Ngoài ra ở nữ giới cũng rất dễ bị nhiễm trùng nấm âm đạo. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa.
4. Da bị khô và ngứa
Khi người bị tiểu đường nhiễm nấm men và mất nước sẽ khiến cho cấu trúc da trở nên khô hơn. Sự kém hiệu quả trong việc vận chuyển máu tới các khu vực nuôi dưỡng vùng da đó sẽ gây ra các triệu chứng ngứa ngáy.
Bên cạnh đó, tình trạng đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương dây thần kinh có chức năng điều khiển tuyến tiết, dẫn tới việc tiết mồ hôi ở tay, chân bị hạn chế. Đây cũng là lý do khiến cho da của những người bị tiểu đường hay có biểu hiện khô và ngứa.
Những vết ngứa khiến bệnh nhân tiểu đường luôn cảm thấy khó chịu
Bệnh nhân nên lựa chọn loại xà phòng hoặc sữa tắm phù hợp kết hợp với bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên.
5. Mụn phỏng nước
Ở bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân, cẳng tay đột nhiên xuất hiện các vết mụn phỏng nước có thể là biểu hiện của biến chứng tiểu đường ở da. Tuy nhiên phần lớn những nốt phỏng nước này thường không khiến người bệnh bị đau đớn và có thể chữa lành. Nhưng nếu không được điều trị tốt thì khi vỡ ra, mụn nước sẽ là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
6. Tổn thương dây thần kinh liên quan tới da
Đái tháo đường có khả năng gây ra các tổn thương ở dây thần kinh và đã có nhiều trường hợp bị mất cảm giác ở bàn chân. Do đó khi người bệnh dẫm phải một vật thể lạ khiến da bị tổn thương sẽ không hề hay biết gì, khi đó vết thương sẽ có cơ hội lan rộng, viêm loét và nghiêm trọng nhất là phải cắt cụt chi. Người bệnh tiểu đường nên nhớ cần quan sát và kiểm tra bàn chân mình mỗi ngày.
7. Xơ cứng các ngón tay
Tình trạng các ngón tay trở nên xơ cứng cũng là biến chứng tiểu đường ở da nhưng nhiều bệnh nhân lại hiểu lầm rằng mình đang mắc bệnh lý khác. Khi các tế bào thần kinh và thành mạch máu bị tổn thương, đồng thời collagen bị lắng đọng khiến các vùng da có nhiều gân gấp bị dày lên là nguyên nhân khiến cho các ngón tay bị xơ cứng, người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động các ngón tay này.
Xơ cứng các ngón tay cũng là một trong các dấu hiệu tiểu đường trên da
Để hạn chế tình trạng trên, bệnh nhân cần sử dụng kem dưỡng ẩm và kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
8. U vàng phát ban
U vàng phát ban thường hiện diện ở lòng bàn tay, cánh tay, bàn chân và mông ở những người bị mỡ máu, bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém, cholesterol cao, nam giới bị tiểu đường tuýp 1. Những u này có hình dáng giống như hạt đậu màu da hoặc màu vàng, xung quanh là quầng đỏ và gây ngứa.
9. Bệnh gai đen
Những bệnh nhân đái tháo đường có thể trạng thừa cân, béo phì thường có những mảng da tối màu, dày lên ở các vị trí nhiều nếp gấp như cổ, nách bẹn được gọi là biến chứng gai đen.
Đây cũng có thể được coi là dấu hiệu nhằm cảnh báo bệnh tiểu đường đang gõ cửa. Rất tiếc là hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp để chữa khỏi tình trạng này, nhưng nếu giảm cân hiệu quả đồng thời kiểm soát tốt lượng đường huyết thì các vết đen này có thể mờ đi.
10. U hạt vòng lan tỏa
Biến chứng này được biểu hiện bằng những đốm màu đỏ hoặc đỏ nâu, hình vòng cung hoặc hình tròn và xuất hiện trên tai và ngón tay. Có những trường hợp kèm theo triệu chứng ngứa nhẹ. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc nhóm Steroid như Hydrocortisone.
Biến chứng tiểu đường gây loét da
Nhìn chung, để phòng tránh các biến chứng tiểu đường ở da nói riêng và những biến chứng ở cơ quan khác nói chung thì quan trọng nhất vẫn là quản lý tốt lượng đường trong máu. Không chỉ có vậy, việc phát hiện ra sớm những biến chứng này và tích cực điều trị sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC không những là một trong các cơ sở y tế hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi, hệ thống máy móc công nghệ hiện đại mà còn được biết đến là địa chỉ thăm khám và tư vấn bệnh chuyên nghiệp, toàn diện.
Thêm vào đó, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC rất phù hợp đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính cần kiểm tra định kỳ như đái tháo đường. Để đặt lịch lấy mẫu, bạn hãy gọi tới tổng đài 1900565656 hoặc điền thông tin vào đường LINK này. Chuyên viên lấy mẫu của MEDLATEC sẽ đến đúng giờ và địa điểm đã hẹn, sau đó bảo quản mẫu theo đúng tiêu chuẩn và đưa vào Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC. Đặc biệt, giá các loại xét nghiệm tại nhà là ngang bằng với giá xét nghiệm tại viện và khách hàng chỉ cần phải chi trả thêm chi phí đi lại là 10.000 đồng.
Nếu bạn muốn được tư vấn chuyên sâu hơn về bệnh lý tiểu đường hoặc tình trạng bệnh lý mà mình đang gặp phải, bạn vui lòng bấm số 1900565656, tổng đài viên của MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn một cách kỹ lưỡng.