Nước dứa là thức uống yêu thích của rất nhiều người, hơn nữa rất giàu dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vì thế, uống nước dừa khi mang thai được nhiều mẹ bầu thực hiện, song tác dụng thực sự với sức khỏe thế nào? Uống nước dừa khi mang thai có thể gây ảnh hưởng gì cho thai nhi không?
15/06/2022 | Mẹ bầu mang thai 39 tuần cần biết những điều gì? 14/06/2022 | Quan hệ khi có kinh có khả năng mang thai không và những lưu ý 11/06/2022 | Hiện tượng tim đập nhanh khi mang thai là gì?
1. Lợi ích khi uống nước dừa khi mang thai
Với sức khỏe nói chung, nước dừa chứa nhiều khoáng chất, hương vị thơm ngon đem lại cảm giác tươi mát sảng khoái, hơn nữa còn bổ sung lượng muối tự nhiên giúp hồi phục sức khỏe sau vận động và bài tiết mồ hôi.
Nước dừa là thức uống yêu thích của nhiều chị em phụ nữ
Với sức khỏe của mẹ và thai nhi, nước dừa cũng đem đến nhiều lợi ích như:
1.1. Giúp ổn định mức chất lỏng và điện giải
Trong nước dừa có chứa lượng protein, đường và Natri vừa phải, hài hòa, giúp cơ thể mẹ bổ sung thêm nước, duy trì mức chất lỏng và cân bằng điện giải cần thiết hàng ngày.
1.2. Cung cấp lượng calo thấp
Nước dứa chứa hàm lượng Calo thấp cùng acid béo omega-3 và các khoáng chất tốt, được khuyến khích nên sử dụng cho phụ nữ mang thai, nhất là người có cân nặng lớn. Uống nước dừa vẫn giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng quan trọng nhưng không bị tăng cân quá nhiều.
1.3. Tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, uống nước dừa khi mang thai đều đặn có tác dụng cải thiện chức năng của thận, tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ bầu. Từ đó, mẹ bầu có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh viêm nhiễm khác, ngoài ra còn cải thiện huyết áp cao thai kỳ.
Nước dừa có tác dụng làm mát, cải thiện tiêu hóa cho mẹ bầu
1.4. Cải thiện tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà nhiều phụ nữ mang thai gặp phải, đặc biệt là trong các tháng cuối thai kỳ khi thai lớn đè ép vào dạ dày và ruột. Uống nước dừa sẽ giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa, chống táo bón, tăng cường sức khỏe đường ruột, duy trì pH và từ đó cơ thể mẹ có thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
1.5. Thức uống thể thao
Mẹ bầu sau khi hoạt động thể dục phù hợp, thiền hay yoga cần một thức uống bổ sung năng lượng và giảm mệt mỏi nhanh chóng? Vậy thì nước dừa là gợi ý tốt mà mẹ có thể sử dụng, vừa bổ sung nước vừa giảm mệt mỏi hiệu quả.
Ngoài ra, nhiều mẹ bầu khi uống nước dừa có thể giảm nhẹ các triệu chứng thai nghén, mệt mỏi khó chịu trong những tháng đầu tiên. Hương vị nước dừa dễ uống, tươi mát cũng là nguồn bổ sung dinh dưỡng phù hợp khi mẹ nghén khó ăn uống.
2. Cần lưu ý gì khi uống nước dừa khi mang thai?
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và sự phát triển của thai nhi nói riêng nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nước dừa cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý mẹ bầu cần biết khi uống nước dừa trong thai kỳ:
Mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước dừa
2.1. Uống nước dừa với lượng vừa phải
Do công dụng của nước dừa, ngoài ra dân gian còn truyền tai nhau nhiều lợi ích khác khi uống nước dừa như làm đẹp da, làm trắng da em bé,... nên nhiều mẹ bầu lạm dụng uống nhiều trong thai kỳ. Điều này được các chuyên gia khuyến cáo không nên, mẹ bầu chỉ nên uống lượng vừa phải, không nên uống thay thế cho nước thông thường.
2.2. Nên uống nước dừa tươi, chế biến trực tiếp
Nước dừa tốt cho phụ nữ mang thai được đề cập là nước dừa tươi, được lấy và uống ngay từ trái dừa. Các loại nước dừa đóng chai thường các nhà sản xuất sẽ thêm chất tạo ngọt, chất bảo quản,... có thể gây tăng cân hoặc gây tiểu đường cho phụ nữ mang thai. Vì thế nên tránh uống nhiều nước đường chế biến sẵn hoặc sử dụng lượng đường quá nhiều.
2.3. Uống nước dừa vào thời điểm nào thai kỳ?
Uống nhiều nước dừa trong những tháng đầu thai kỳ do lượng chất béo cao có thể khiến bạn đầy bụng, khó chịu. Tuy nhiên vẫn có thể uống lượng vừa đủ nhưng không nên lạm dụng, nếu có vấn đề sức khỏe nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Nên tránh uống nhiều nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ
Từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, các triệu chứng thai nghén đã được cải thiện, do vậy mẹ bầu có thể duy trì thói quen uống nước dừa. Hàm lượng đường trong nước nước dừa là 6g. Vì vậy, mẹ bầu nên uống dừa mức độ vừa phải để không bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
3. Những trường hợp nào mẹ bầu không nên uống nước dừa?
Dù đem lại nhiều lợi ích sức khỏe song nhiều trường hợp mẹ bầu được khuyến cáo nên tránh uống nước dừa để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi:
3.1. Uống nước dừa vào buổi tối
Nước dừa bổ sung lượng nước lớn, có tác dụng lợi tiểu nhưng không phù hợp khi uống vào buổi tối hay đêm vì dễ khiến mẹ bị lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy.
3.2. Mẹ bầu bị huyết áp thấp, suy nhược
Mẹ bầu gặp tình trạng này trong thai kỳ hoặc từng có tiền sử cũng nên hạn chế uống nước dừa vì có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
3.3. Mẹ bầu bị đa ối
Uống nước dừa giúp bổ sung lượng nước lớn cho cơ thể, cũng làm tăng lượng nước ối nên những mẹ bầu bị đa ối cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước dừa uống thường xuyên.
3.4. Cơ thể mệt mỏi, cảm lạnh
Nước dừa có tính hàn, lạnh, nhất là nhiều mẹ có sở thích uống lạnh thì nên tránh dùng khi cơ thể đang mệt mỏi, cảm lạnh vì có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Nên tránh dùng nước dừa khi cơ thể đang bị cảm lạnh, rét run
Như vậy, nước dừa là thức uống rất tốt và được khuyến khích trong thai kỳ. Tuy nhiên nước dừa chỉ cung cấp lượng dinh dưỡng nhất định, mẹ bầu vẫn cần một chế độ ăn phù hợp, cân đối các loại dưỡng chất để có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển khỏe mạnh, toàn diện.
Nếu cần tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ, hãy liên hệ với các chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.