Ung thư khoang miệng và những kiến thức cơ bản ai cũng cần biết | Medlatec

Ung thư khoang miệng và những kiến thức cơ bản ai cũng cần biết

Không chỉ gây ra những hậu quả về sức khỏe thể chất, ung thư khoang miệng còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người bệnh. Việc phát hiện sớm sẽ nâng cao hiệu quả điều trị và giúp người bệnh có những suy nghĩ tích cực hơn. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.


09/07/2022 | Bác sĩ chuyên khoa chỉ cách phòng ngừa ung thư khoang miệng hiệu quả
28/03/2022 | Bệnh ung thư khoang miệng - những vấn đề không nên bỏ qua
07/12/2019 | Tầm soát ung thư khoang miệng giúp phát hiện bệnh sớm

1. Ung thư khoang miệng nguy hiểm như thế nào?

Đây là một loại ung thư vùng đầu cổ phổ biến nhất. Những tế bào ung thư có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng, chẳng hạn như môi, lưỡi, lợi, vòm miệng, má, xoang, họng,… Trong đó, lưỡi và môi là hai vị trí có tế bào ác tính thường gặp nhất.

Tế bào ung thư có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trong khoang miệng

Tế bào ung thư có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trong khoang miệng

Khi mắc căn bệnh này, chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Sức khỏe của người bệnh giảm sút nghiêm trọng. Những khối u vùng miệng khiến người bệnh ăn uống rất khó khăn và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Khi nói và cử động bệnh nhân cũng phải chịu rất nhiều đau đớn. Nếu phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn, tiên lượng bệnh xấu, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. 

Tuy nhiên, nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và kết hợp với những phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả điều trị bệnh rất tích cực. Tỉ lệ sống của người bệnh trên 5 năm có thể lên đến 85%. So với nhiều bệnh ung thư khác, đây là một con số rất khả quan. 

2. Một số triệu chứng ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm

Rất ít bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, nguyên nhân là vì những triệu chứng của bệnh rất giống với những căn bệnh răng miệng thông thường khiến người bệnh chủ quan không đi khám sớm. Do đó lời khuyên của chuyên gia là khi thấy bất cứ những biểu hiện bất thường nào, bạn nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán về tình trạng sức khỏe và kịp thời đưa ra phác đồ điều trị, phòng tránh tối đa nguy cơ biến chứng. 

Người bệnh bị đau khi nói chuyện, ăn uống

Người bệnh bị đau khi nói chuyện, ăn uống

Một số triệu chứng của bệnh ung thư khoang miệng như sau: 

- Xuất hiện những vết loét ở miệng và đặc biệt là những vết loét này rất lâu lành, thậm chí có thể kéo dài nhiều tuần mà không khỏi. Những vết loét trong khoang miệng khiến người bệnh rất khó ăn và nói chuyện. 

- Xuất hiện những vết đỏ, đốm trắng trong miệng: Những vết này thường xuất hiện ở trên lưỡi, vòm họng. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện tình trạng hôi miệng. 

- Tất cả những cử động miệng của bệnh nhân chẳng hạn như nói, nuốt, nhai thức ăn, di chuyển lưỡi, hàm,… đều rất khó thực hiện.

- Người bệnh có thể thấy rõ một số bất thường ở thanh quản hoặc cổ họng, chẳng hạn như đau họng kéo dài, khàn giọng, thay đổi giọng nói, suy giảm thính lực, chóng mặt,…

- Khi những khối u to lên, xương hàm của người bệnh cũng sưng to và lệch. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn phải đối mặt với tình trạng lung lay răng, thậm chí gãy răng. 

- Da niêm mạc miệng có màu nhợt nhạt hoặc màu đen. 

- Xuất hiện một số cảm giác bất thường trên vùng mặt miệng, có thể kể đến như mất cảm giác, tê và đau mà không thể tìm ra nguyên nhân. 

Những triệu chứng này dễ gây nhầm lẫn với các bệnh về răng thông thường hay tình trạng nhiệt miệng. Chính vì thế, bệnh nhân thường đi khám bệnh khi triệu chứng ung thư khoang miệng đã trở nên nghiêm trọng. 

3. Chẩn đoán ung thư khoang miệng bằng cách nào?

Để xác định tình trạng ung thư khoang miệng, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp sau: 

- Tiến hành nội soi mũi, họng và thực quản, đồng thời có thể kết hợp với sinh thiết để phát hiện những tổn thương vùng khoang miệng. 

- Sờ nắn dưới hàm, cổ và dưới cằm để chẩn đoán hạch tại các vị trí này. 

- Khám tổng quát: Bệnh nhân cũng cần thăm khám tổng quát để biết chính xác họ có đang gặp phải bất cứ bệnh lý nào không, có dấu hiệu di căn không, có mắc thêm một loại ung thư khác hay không,… Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá về cơ hội điều trị. 

- Sinh thiết mẫu mô, xét nghiệm gen và protein trong mô làm cơ sở để tìm phương pháp điều trị phù hợp. 

- Chụp X-quang ngực để xác định vị trí, mức độ tổn thương đã lan rộng hay chưa. 

- Chụp CT cắt lớp, chụp cộng hưởng từ MRI để đánh giá về tình trạng xâm lấn của khối u ác tính.

4. Phương pháp điều trị ung thư khoang miệng

Ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau và tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư khoang miệng phổ biến: 

Cần đi khám sớm khi trong miệng có vết loét lâu lành

Cần đi khám sớm khi trong miệng có vết loét lâu lành

- Phẫu thuật:

+ Phẫu thuật để loại bỏ khối u được áp dụng với những trường hợp kích thước khối u nhỏ. Đồng thời, trong quá trình phẫu thuật bác sĩ cũng sẽ cắt bỏ diện rộng ra phần mô lành xung quanh ở rìa của khối u để tránh tình trạng bỏ sót tế bào ung thư trong khoang miệng. Với những trường hợp khối u có kích thước lớn, người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ xương hàm và thậm chí là một phần lưỡi để có thể loại bỏ hoàn toàn khối u và tế bào ung thư. 

+ Trong trường hợp khối ung thư đã lan đến hạch bạch huyết ở cổ, cần phẫu thuật vùng cổ để nạo sạch hạch di căn.

+ Để đảm bảo tính thẩm mỹ và đảm bảo phục hồi chức năng miệng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật tái tạo vùng miệng cho người bệnh.

- Xạ trị: Là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể áp dụng trước hoặc sau phẫu thuật tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. 

- Hóa trị: Là cách tiêu diệt tế bào ung thư bằng một số loại hóa chất. Có thể được áp dụng kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị để mang lại hiệu quả tích cực nhất. 

- Thuốc điều trị mục tiêu: Phương pháp này tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách làm ngừng hoạt động của protein có trong tế bào ung thư. Từ đó, chúng sẽ bị kìm chế khả năng phát triển. 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa bệnh

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa bệnh

Ung thư khoang miệng rất nguy hiểm. Để phòng ngừa bệnh, bạn nên duy trì lối sống khoa học, áp dụng chế độ ăn lành mạnh, vệ sinh răng miệng đúng cách, loại bỏ rượu bia và các chất kích thích, thăm khám sức khỏe định kỳ. Trong trường hợp có triệu chứng bất thường, hãy liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn và đặt lịch khám sớm. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp