U tuyến giáp và giải đáp những thắc mắc xung quanh u tuyến giáp | Medlatec

U tuyến giáp và giải đáp những thắc mắc xung quanh u tuyến giáp

Ngày 03/09/2019 ThS. BS Hoàng Thị Năng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Tham vấn y khoa : ThS.BS Hoàng Thị Năng

U tuyến giáp là một trong những căn bệnh khá phổ biến, có tới 50 -70% số dân mắc phải căn bệnh này, trong đó 95% tỷ lệ các ca bệnh lành tính. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh gây nên khá nhiều phiền toái nếu không được điều trị và chữa trị đúng cách, đúng thời điểm.


1. U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp phát sinh một khối tế bào hoặc mô dạng lỏng hoặc rắn. Sự xuất hiện của khối mô/tế bào này sẽ khiến toàn bộ bộ hệ thống sức khỏe của tuyến giáp bị suy giảm, thậm chí còn vô hiệu hóa chức năng của cả vùng, gây hiện tượng mất thẩm mỹ cho người bệnh. 

U tuyến giáp cũng được chia làm 2 loại là lành tính và ác tính

U cũng được chia làm 2 loại: lành tính và ác tính

1.1 U tuyến giáp lành tính

Hay còn gọi là Adenoma tuyến giáp. Bệnh được sinh ra do sự phát triển bất thường của các nhân nhỏ, bắt nguồn từ lớp lót mặt trong  các tế bào của tuyến giáp. Khối này có chức năng như một cái nôi sản xuất hormon, nếu quá ít sinh ra suy giáp, nếu quá nhiều sinh ra cường giáp, làm rối loạn các chức năng giáp…

1.2 U tuyến giáp ác tính

Hay còn gọi là ung thư tuyến giáp. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại có tỉ lệ sống cao, trung bình khoảng 90-100% nếu được phát hiện và chữa trị sớm.

2. Nguyên nhân gây bệnh u tuyến giáp

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào xác định và chỉ rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng u tuyến giáp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, bệnh có thể hình thành do một số tác nhân như:

- Di truyền từ người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh.

- Do di chứng của bệnh viêm tuyến giáp.

- Do di chứng của việc phẫu thuật ở vùng cổ.

- Do sự thay đổi của hormone trong cơ thể, hệ miễn dịch bị suy giảm.

- Do người bệnh đã từng tiếp xúc với xạ trị, hóa trị.

3. Một số triệu chứng của bệnh u tuyến giáp

Theo các bác sĩ chuyên khoa, u tuyến giáp là một căn "bệnh ngầm", hình thành và phát triển trong cơ thể con người một cách lặng lẽ, ít biểu hiện ra ngoài nên rất khó nhận biết và phát hiện. Kết quả thống kê cho thấy, hầu hết những người mắc bệnh thường chỉ biết mình có bệnh khi khối u đã lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường và có thể sờ thấy được. Thậm chí, có trường hợp bệnh nhân đến thăm khám khi các khối u đã phát triển thành khối lớn.

Khi mắc u tuyến giáp có thể bạn sẽ bị nuốt vướng ở cổ

Người mắc bệnh u tuyến giáp có thể có dấu hiệu nuốt vướng ở cổ

Vì thế, sẽ rất khó nói nếu người bệnh không có bất cứ biểu hiện cường giáp hay nhược giáp. Tuy nhiên, khi khối u tiến triển gây cường giáp thì sẽ có biểu hiện bệnh cường giáp; khối u phát triển lớn hơn, chèn ép các dây thanh quản, bệnh có thể biểu  hiện qua một số triệu chứng như: khàn tiếng, nuốt vướng, hoạt động hô hấp khó khăn.

Đối với loại u tuyến giáp ác tính (ung thư tuyến giáp), các biểu hiện giai đoạn đầu hầu như là không có, chỉ khi bệnh phát triển đến giai đoạn nhất định sẽ có một số biểu hiện cụ thể như: khàn tiếng, khó nuốt, u bám quanh cổ, cổ nổi hạch, đôi khi chảy máu và gây bội nhiễm.

4. U tuyến giáp có nguy hiểm không?

Về mặt lý thuyết, u tuyến giáp là căn bệnh rất khá phổ biến và tiên lượng rất cao, tỷ lệ u lành tính chiếm 95%, chỉ có 5-10% u ác tính. Mặc dù vậy, bệnh cũng có thể gây nên một số phiền toái nhất định về mặt thẩm mỹ. Điều này cũng dẫn đến tình trạng các cơ khác như thanh quản bị chèn ép, suy giảm chức năng, gây khó khăn trong hoạt động hô hấp, gây mệt mỏi trong khi nói chuyện, giao tiếp. Nếu khối u hình thành và phát triển, khu trú lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng viêm giáp và gây rối loạn chức năng tuyến giáp. Đặc biệt, đối với thể u tuyến giáp ác tính, bệnh có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

5. Phương pháp chẩn đoán u tuyến giáp

Cũng như các bệnh liên quan đến tuyến giáp như: suy tuyến giáp, nang tuyến giáp, cường tuyến giáp, hay rối loạn chức năng tuyến giáp… để chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh u tuyến giáp, bệnh nhân cần thực hiện siêu âm tuyến giáp giúp xác định vị trí u và đặc tính của khối u và các xét nghiệm hormon tuyến giáp để xem có bị cường giáp hay không. Trong một số trường hợp, các bác sĩ chuyên khoa cũng chỉ định xác định tình trạng bệnh bằng iốt phóng xạ do tuyến giáp là bộ phận hấp thu iod trên toàn cơ thể. Bởi vậy, iốt đã uống sẽ tập trung hết về đây, tạo hình ảnh hiển thị khi chụp và cho ra kết quả, 

Điều trị khối u tuyến giáp

Điều trị khối u tuyến giáp

Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉ định chọc tế bào bằng kim nhỏ để xác định khối u lành tính hay ác tính. Riêng với trường hợp u tuyến giáp ác tính, u ở dạng nhân cứng, phát triển nhanh sẽ hiển thị tập trung khi chụp iốt phóng xạ. Theo thống kê, trường hợp này chỉ chiếm tỷ lệ 5% các ca u giáp.

6. Điều trị u tuyến giáp như thế nào? 

Tùy thuộc vào loại u tuyến giáp, kích thước, tính chất, thành phần của khối u, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. 

6.1 Đối với u ác tính/ bị nghi ngờ ác tính

Hầu hết các trường hợp này cần thực hiện phẫu thuật. Trong trường hợp khối u phát triển nhanh sẽ phải xạ trị iốt phóng xạ, hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Trên thực tế, việc mổ u tuyến giáp cũng có thể xảy ra một số biến chứng và rủi ro. Những rủi ro có thường gặp như: 

- Người bệnh có thể bị khàn tiếng tạm thời hoặc vĩnh viễn, thậm chí mất tiếng nói do tổn thương dây thần kinh quạt ngược.

- Cơ thể người bệnh có thể bị thiếu canxi, chức năng kiểm soát nồng độ canxi trong máu bị rối loạn do tuyến cận giáp bị tổn thương, gây nên tình trạng nồng độ canxi xuống thấp và gây co thắt cơ bắp, biểu hiện tê tay.

- Nếu vệ sinh không đúng cách, vết mổ có thể bị nhiễm trùng, bị chảy máu nhiều gây hình thành cục máu đông.

6.2 Đối với u lành tính

Do tính chất "lành", không gây nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh có thể tiến hành điều trị hoặc không. Nếu kích thước khối u nhỏ, không ảnh hướng đến cơ thể và chất lượng sinh hoạt hàng ngày, người bệnh không cần điều trị nhưng cần đi thăm khám thường xuyên, thực hiện các xét nghiệm đầy đủ 3-6 tháng một lần. Nếu kích thước khối u lớn, người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị thuốc. Với trường hợp điều trị thuốc, bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thuốc trong vòng 6 tháng, nếu khối u có xu hướng nhỏ dần sẽ tiếp tục dùng thuốc và theo dõi đến khi chúng biến mất. Ngược lại, nếu khối u lớn lên, người bệnh buộc phải phẫu thuật cắt bỏ. 

Trước đây, bệnh nhân mắc u tuyến giáp lành tính thường được phẫu thuật cắt nhân tuyến giáp bằng phương pháp nội soi hoặc mổ mở. Với công nghệ hiện đại ngày nay, việc điều trị nhân tuyến giáp lành tính có thể được thực hiện bằng sóng cao tần mà không cần phẫu thuật. Cụ thể, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ, bác sĩ chuyên khoa sẽ chọc một mũi kim vào khối u để đốt bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn của hình ảnh siêu âm, thời gian đốt chỉ khoảng 20 - 30 phút. Đây là phương pháp điều trị u tuyến giáp lành tính được ưa chuộng nhất hiện nay với các ưu điểm vượt trội như:

- Không để lại sẹo ngang vùng cổ, đảm bảo tính thẩm mỹ.

- Tỷ lệ tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược rất thấp vì vậy rất ít nguy cơ khàn tiếng so với phẫu thuật.

- Thời gian thực hiện nhanh, trong vòng khoảng 10 - 20 phút; ra viện ngay trong ngày.

- Không gây suy giáp do bảo tồn được phần tuyến giáp lành tính, tránh nguy cơ phải uống thuốc hormon tuyến giáp hàng ngày.

- Không gây tổn thương các cấu trúc quanh tuyến giáp nên không đau sau can thiệp.

- Chi phí thực hiện thủ thuật hợp lý.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC  là địa chỉ uy tín thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra và điều trị u tuyến giáp. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng với sự đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, bệnh viện đáp ứng đầy đủ các dịch vụ cần thiết một cách nhanh chóng, tiện ích.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp