Tìm hiểu về các bệnh tuyến giáp thường gặp ở con người | Medlatec

Tìm hiểu về các bệnh tuyến giáp thường gặp ở con người

Tuyến giáp được biết tới là một trong những tuyến nội tiết đặc biệt quan trọng trong cơ thể con người giúp điều hòa các hoạt động phát triển của tất cả các tế bào bên trong cơ thể. Do đó nếu như ở tuyến giáp có bất cứ biểu hiện bất thường nào sẽ là dấu hiệu của một số bệnh lý. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ đề cập tới các bệnh tuyến giáp thường gặp ở con người.


16/11/2021 | Nhận biết dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu để đối phó kịp thời
26/10/2021 | 3 phương pháp điều trị nang tuyến giáp đang được áp dụng phổ biến
04/10/2021 | Chuyên gia tư vấn: U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?

1. Tìm hiểu về tuyến giáp và chức năng chính của nó

Để hiểu được các bệnh tuyến giáp thì trước hết cần tìm hiểu về tuyến giáp là gì và đóng vai trò gì trong hoạt động sống của cơ thể.

Tuyến giáp được biết đến có hình dạng giống như một con bướm nằm ở phía trước cổ và ngang hàng với các đốt xương sống ở vị trí C5 - T1 với cấu tạo bao gồm 2 thùy (thùy trái và thùy phải) được nối liền với nhau qua một eo tuyến nằm áp vào mặt trước bên của sụn giáp và phần trên khí quản.

Hình ảnh mô tả tuyến giáp trong cơ thể và các bệnh tuyến giáp

Hình ảnh mô tả tuyến giáp trong cơ thể

Cơ quan này là bộ phận có nhiệm vụ giữ chức năng bài tiết, dự trữ và giải phóng hai hormon T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine), hỗ trợ điều hành quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động bình thường thì việc trao đổi chất bên trong cơ thể sẽ luôn được duy trì ổn định, diễn ra không quá nhanh hay không quá chậm. Đồng thời, nếu có diễn ra sự bất thường trong hoạt động của tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, đồng thời cũng là một trong những biểu hiện của một vài bệnh lý liên quan.

2. Tìm hiểu về các bệnh tuyến giáp

Bướu lành tuyến giáp

Bướu lành tuyến giáp được biết đến là một trong những bệnh thường gặp nhất ở tuyến giáp. Căn bệnh này phát triển âm thầm và không có biểu hiện rõ ràng, không gây trở ngại đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân nên rất khó phát hiện. Người bệnh chỉ thấy khó chịu khi vùng cổ phình lên lớn hơn và nổi u cục, chèn ép các cơ quan xung quanh gây nên cảm giác khó nuốt, khó thở và ho nhiều,...

Theo đó, bướu lành tuyến giáp được chia thành các loại sau đây:

Tuyến giáp to không đồng đều: với biểu hiện này bệnh thường không có triệu chứng và không cần điều trị.

Tuyến giáp to đều, không đau: hiện tượng này gây nên mất thẩm mỹ đồng thời có ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp này người bệnh cần sử dụng thuốc thyroxine để tuyến giáp nhỏ lại tuy nhiên việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài hoặc suốt đời để tuyến giáp không lớn lên. Nếu trong trường hợp sử dụng thuốc chưa đem lại hiệu quả như mong muốn thì cần điều trị bằng phẫu thuật để cắt bỏ phần lớn tuyến giáp và giữ lại một phần nhỏ để duy trì hoạt động sản xuất chất thyroxine.

Tuyến giáp chỉ có một vị trí to và tròn lên còn lại cả tuyến giáp là bình thường thì trong trường hợp này cần được theo dõi thường xuyên đồng thời thực hiện sinh thiết kết hợp với xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện sớm các dấu hiệu ác tính của khối u để xử lý kịp thời.

Bướu cổ là một trong số những biểu hiện thường thấy của các bệnh lý tuyến giáp

Bướu cổ là một trong số những biểu hiện thường thấy của các bệnh lý tuyến giáp

Bệnh suy giáp/Suy tuyến giáp (hypothyroidism)

Suy giáp là một trong số những bệnh lý về tuyến giáp hoạt động ít hiệu quả và không thể tiết đủ hormone Thyroxine bởi một vài nguyên nhân gây nên bệnh, cụ thể như sau:

- Người mắc bệnh bị teo tuyến giáp.

- Cơ thể người bệnh tự thiết lập cơ chế tự phá hủy hệ miễn dịch dẫn tới tình trạng viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto.

- Có thể từ biến chứng sau điều trị bệnh cường giáp, người mang bệnh bị ảnh hưởng bởi quá trình phẫu thuật, đồng thời trong quá trình hóa trị, xạ trị ở những người mang bệnh ung thư.

- Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học và thiếu i-ốt trong chế độ ăn uống hàng ngày.

- Người mang bệnh lý suy giáp bẩm sinh.

- Có thể do nguyên nhân thứ phát sau khi bị bệnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Thông thường, bệnh suy giáp sẽ có những dấu hiệu khá mơ hồ và giống với biểu hiện của một số bệnh lý thông thường khác như buồn ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ, khàn tiếng, táo bón, phụ nữ có thể bị chảy máu bất thường ở âm đạo, da khô,... Trong trường hợp bệnh tiến triển sang giai đoạn muộn, người bệnh có thể có một số biểu hiện như rụng tóc, sức lực suy giảm, lưỡi to bè ra hai bên, nhịp tim đập chậm, huyết áp thấp, thậm chí có thể bị hôn mê đột ngột,...

Để hỗ trợ điều trị chứng suy giáp, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và kiên trì uống thuốc theo đơn đã được kê. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân sẽ được bình phục nhưng cũng có bệnh nhân sẽ phải điều trị căn bệnh kéo dài suốt cuộc đời.

Mắt lồi khi bị bệnh lý tuyến giáp

Mắt lồi khi bị bệnh lý tuyến giáp

Cường giáp/Cường tuyến giáp (hyperthyroidism)

Cường giáp là tình trạng xảy ra do quá trình tăng hormone tuyến giáp quá mức. Hoặc do cơ thể mắc phải một số bệnh lý như: Bệnh Basedow, bệnh bướu giáp thể đa nhân, viêm giáp, ăn quá nhiều iốt,... Người bệnh có thể nhận biết qua một trong những dấu hiệu bên dưới đây:

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân cho dù vẫn sinh hoạt, ăn uống điều độ hoặc ăn uống nhiều hơn bình thường.

  • Phía trước cổ bị phình to, giống với biểu hiện của bướu cổ.

  • Thường xuyên hồi hộp, đánh trống ngực và luôn cảm thấy đau ngực, khó thở.

  • Tiêu chảy kéo dài do nhu động ruột tăng thường xuyên.

  • Thường sợ nóng và khó chịu khi trời nóng hoặc ở những nơi có nhiệt độ cao, không thể chịu được nóng,...

  • Cơ thể thường xuyên bị khó ngủ, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ ngắn hơn bình thường.

  • Tính tình dễ thay đổi thất thường, cáu giận và thường hay mang tâm trạng lo lắng.

Theo các chuyên gia y tế, cường giáp tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe như:

Biến chứng bệnh tim mạch: ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy tim đập nhanh hơn bình thường và có biểu hiện của rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hơn có thể gặp phải như rung nhĩ và trong trường hợp xấu có thể dẫn tới tình trạng suy tim.

Lồi mắt ác tính: đối với những bệnh nhân mắc bệnh do Basedow thì người bệnh có thể bị lồi mắt đồng thời nhạy cảm hơn với ánh sáng bên ngoài, thường xuyên bị chảy nước mắt kèm theo hiện tượng viêm kết mạc, tổn thương ở giác mạc,...

Cơn bão giáp: khi lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể tăng quá cao và biểu hiện ra ngoài với những triệu chứng đột ngột nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Để điều trị bệnh cường giáp hiện có rất nhiều phương pháp, cụ thể người bệnh có thể dùng thuốc ức chế quá trình tiết chất thyroxin của tuyến giáp, ngăn chặn quá trình tổng hợp chất thyroxin và ức chế các tế bào không sản sinh thyroxin như bình thường. Tuy nhiên, việc uống iod phóng xạ thường được áp dụng đối với các bệnh nhân cao tuổi hoặc đối với bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc nhưng bệnh tái phát. Tuy nhiên, hạn chế không mong muốn khi sử dụng iod phóng xạ đó là kết thúc liệu trình điều trị thì tuyến giáp sẽ bị suy nên phải dùng chất thyroxin để điều trị suốt đời.

Nếu quá trình sử dụng thuốc chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh cũng có thể thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ một phần tuyến giáp.

Cần có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh

Cần có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh

Ung thư tuyến giáp

Khi chuyển sang giai đoạn muộn của các bệnh tuyến giáp đó là ung thư, nó chiếm khoảng 1% các loại ung thư với những biểu hiện thường gặp như: kích thước tuyến giáp tăng nhanh bất thường trong một khoảng thời gian ngắn và có các hạch nổi lên bất thường ở những vùng xung quanh, khi ăn nhiều mà vẫn sút cân, thường xuyên vã mồ hôi, khả năng chịu nóng kém, tinh thần trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, tính tình thay đổi thất thường, khi hoạt động cơ thể nhanh bị mệt, hồi hộp, khó thở,...

Ung thư tuyến giáp được xác định bởi một trong số các yếu tố nguy cơ sau đây: hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, do sự thay đổi hormone, nhiễm chất phóng xạ,... Đồng thời tùy theo từng loại ung thư và các giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp như: mổ cắt bỏ khối u ung thư, xạ trị, hóa trị,... 

Lạc quan luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới quá trình điều trị và chiến thắng bệnh tật. Đặc biệt, khi mắc các bệnh tuyến giáp trong đó có ung thư tuyến giáp thì bạn không nên quá lo lắng bởi đây là căn bệnh lành tính hơn các bệnh lý về ung thư khác nên tiên lượng sống của bệnh là rất tốt. Nếu phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh lên tới 97%.

Hy vọng rằng thông qua nội dung bài viết này bạn đọc phần nào hiểu được các bệnh tuyến giáp thường gặp nhất. Nếu gặp bất cứ bất thường nào bên trong cơ thể bạn nên tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa đặc biệt đối với kết quả điều trị càng sớm thì tỷ lệ thành công càng cao và chi phí càng thấp. 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các bệnh tuyến giáp, bạn hãy liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được giải đáp.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp