U túi mật là một trong những căn bệnh phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi độ tuổi khác nhau. Tình trạng khối u hình thành ở túi mật thường có biểu hiện không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên việc phát hiện sớm bệnh lý gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc tìm hiểu thông tin liên quan đến u ở túi mật là điều cần thiết để tự bảo vệ bản thân và người thân.
25/08/2022 | Mổ túi mật và những điều người bệnh cần nắm rõ 21/07/2022 | Dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của polyp túi mật và phương pháp điều trị 17/04/2022 | Phẫu thuật cắt túi mật có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
1. Khái niệm và các dạng u túi mật
Mặc dù không phải là căn bệnh hiếm gặp nhưng rất ít người hiểu căn bệnh u ở túi mật là gì? Có những loại nào?
Khái niệm
U túi mật là một tình trạng bề mặt lớp niêm mạc túi mật xuất hiện các khối polyp hay u nhú bất thường. Có rất ít trường hợp khối u hay polyp túi mật xuất hiện triệu chứng rõ ràng nên việc phát hiện bệnh thường thông qua các phương pháp thăm khám tổng quát hoặc kiểm tra sức khỏe liên quan đến bệnh về gan, mật.
Lớp niêm mạc túi mật có thể hình thành các khối polyp hoặc u nhú bất thường
Phân loại
U xuất hiện ở túi mật có 2 dạng chính là:
-
Có khoảng 92% trường hợp u túi mật lành tính. Mặc dù rất hiếm trường hợp u túi mật lành tính phát triển thành ung thư nhưng không thể loại trừ khả năng này xảy ra. Do đó, những trường hợp chẩn đoán u lành tính vẫn phải theo dõi sức khỏe thường xuyên và tuyệt đối không được chủ quan.
-
Các trường hợp túi mật hình thành khối u ác tính chiếm khoảng 8% bao gồm ung thư túi mật, ung thư tuyến u sắc tố, di căn,... Mặc dù chiếm tỷ lệ không quá cao nhưng những trường hợp u ác tính sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được phát hiện và can thiệp đúng cách.
So với các trường hợp sỏi túi mật thì tỷ lệ khối u hay polyp túi mật ít gặp hơn, chiếm khoảng 0,03 - 9% trong cộng đồng và phổ biến ở nhóm phụ nữ độ tuổi từ 30 - 50.
Trường hợp túi mật hình thành u ác tính có nguy cơ cao phát triển thành ung thư
Kích thước và số lượng của các khối u ở túi mật rất đa dạng ở từng trường hợp khác nhau. Kích thước phổ biến nhất thường gặp ở các bệnh nhân hiện nay là khối u nhỏ hơn 10mm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân hình thành nhiều khối u trong lòng túi mật và kích thước có thể lên tới 20 - 40mm. Ngoài ra, một số bệnh nhân cũng có thể vừa hình thành khối u vừa xuất hiện sỏi trong túi mật.
2. Nguyên nhân và biểu hiện của u túi mật
Nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện của các trường hợp có khối u xuất hiện trong lòng túi mật thường không giống nhau. Do đó, việc chẩn đoán và phát hiện bệnh cần phải được tiến hành bởi các bác sĩ, chuyên gia có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm kết hợp cùng nhiều biện pháp kiểm tra y tế.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng túi mật xuất hiện các khối u, điển hình nhất phải kể là:
-
Thói quen ăn uống không khoa học là nguyên nhân chủ yếu và phổ biến hiện nay. Việc ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, ít chất xơ, nhiều đồ dầu mỡ, chất kích thích,... khiến cho hàm lượng đường và lipid trong máu tăng cao. Điều này khiến gan, mật làm việc liên tục dẫn đến quá sức, chức năng suy yếu và phát sinh nhiều vấn đề.
-
Những người có bệnh lý nền như suy giảm chức năng gan mật, mỡ máu cao, béo phì, viêm gan,... là nhóm đối tượng có nguy cơ hình thành các khối u ở túi mật cao hơn người bình thường.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến u ở túi mật
Biểu hiện
Hầu hết những trường hợp bị u ở túi mật có biểu hiện mơ hồ hay thậm chí không xảy ra bất cứ một triệu chứng nào. Một số ít trường hợp, đặc biệt là các bệnh nhân u túi mật ở mức độ nặng thường xuất hiện tình trạng đau nhức hoặc co cứng vùng sườn dưới bên phải, đau vùng trên rốn. Đi kèm với các triệu chứng trên là tình trạng buồn nôn, nôn, ăn không ngon, khó tiêu, chướng bụng,...
3. U túi mật có thể điều trị được không?
Để biết u túi mật có thể chữa được hay không thì người bệnh cần phải thăm khám kỹ lưỡng, xác định loại khối u là lành tính hay ác tính và mức độ nặng nhẹ.
-
Phần lớn những trường hợp u túi mật lành tính, người bệnh có thể sống hòa bình với “lũ” mà không cần can thiệp bất cứ phương pháp điều trị y khoa nào. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người bệnh trở nên chủ quan đối với khối u lành tính. Trường hợp này, người bệnh cần phải theo dõi tiến triển của khối u và kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, tránh tình trạng u lành thành u ác.
-
Đối với những bệnh nhân có khối u ở túi mật ác tính thì tùy vào mức độ nặng nhẹ, phạm vi lan rộng, thể trạng sức khỏe,... mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định về phương pháp điều trị cụ thể.
Một điều cần phải thay đổi đối với tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán có khối u hình thành ở túi mật là chế độ ăn uống hàng ngày. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh không chỉ giúp ngăn ngừa được sự phát triển của khối u mà còn hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hiện nay, hầu hết các trường hợp phát hiện u túi mật đều thông qua quá trình khám sức khỏe tổng quát hoặc các bệnh liên quan đến gan mật. Chính vì vậy mà bất kể ai cũng nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bằng cách kiểm tra tổng quát định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện khối u hình thành ở túi mật
Để tìm hiểu về bệnh u túi mật hoặc kiểm tra sức khỏe gan mật, quý khách hàng có thể lựa chọn Chuyên Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám sức khỏe bởi các chuyên gia, y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại theo công nghệ tiên tiến cùng với Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP là những yếu tố giúp khách hàng có thể yên tâm và tin tưởng lựa chọn MEDLATEC.
Mọi thông tin cần tư vấn và hướng dẫn, quý khách hàng có thể liên hệ theo số hotline: 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên bệnh viện hỗ trợ tận tình.