U bì buồng trứng là một dạng u nang lành tính xuất hiện tại buồng trứng. Tuy nhiên, nếu u phát triển lớn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người bệnh. U bì buồng trứng có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này.
22/03/2022 | Các phương pháp điều trị u nang buồng trứng phổ biến nhất 13/01/2022 | Nang cơ năng buồng trứng có nguy hiểm không? làm sao để nhận biết? 25/11/2021 | Ung thư buồng trứng có di truyền hay không? Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia
1. U bì buồng trứng là gì?
Buồng trứng là bộ phận sinh dục quan trọng của nữ giới, là nơi lưu trữ và nuôi dưỡng trứng khỏe mạnh chờ ngày chín để thụ tinh trở thành thai. Buồng trứng nằm ở trên thành chậu hông bé, gồm 2 buồng dính vào nhau nằm ngay hai bên tử cung. Ngoài chức năng nuôi dưỡng trứng, buồng trứng còn là cơ quan nội tiết, sản sinh các hormone sinh dục quan trọng như progesterone hay estrogen.
U bì buồng trứng là dạng u lành tính
Trong một số trường hợp, tế bào mầm biệt hóa xuất hiện trong buồng trứng và không ngừng nhân lên, hình thành các khối u lành tính. Lúc này, khối u được gọi là u bì buồng trứng hay u quái buồng trứng, thành phần là những mô tuyến bã, xương, tóc hay da.
U bì buồng trứng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên buồng trứng, trường hợp xuất hiện ở cả hai bên buồng trứng thường nặng và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe sinh sản. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh, song phụ nữ độ tuổi từ 20 - 30 tuổi là thường mắc u bì buồng trứng nhất.
Hầu hết u bì buồng trứng là u lành tính, song cấu trúc u bì phức tạp, có thể phát triển kích thước lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra u bì buồng trứng, phổ biến như:
Vỡ mạch máu nang trứng là nguyên nhân gây u bì buồng trứng
-
Xuất huyết u nang do vỡ mạch máu nang trứng.
-
Nang trứng kém phát triển, hạn chế hấp thu chất lỏng trong buồng trứng.
-
Do lượng hormone LH cao kích thích u nang buồng trứng phát triển.
-
Do dư thừa hormone HCG trong thời gian mang thai và các bệnh rối loạn nội tiết.
-
Do vùng chậu bị nhiễm trùng nghiêm trọng khi vi khuẩn xâm nhập từ phần phụ vào buồng trứng.
-
Bệnh lạc nội mạc tử cung khiến tế bào nội mạc xuất hiện trong buồng trứng gây hình thành khối u.
-
Tiền sử mắc u nang bì buồng trứng.
2. U bì buồng trứng có nguy hiểm không?
Thực tế, khi u bì buồng trứng hình thành, người bệnh thường không gặp phải bất cứ triệu chứng rõ rệt nào nên rất khó phát hiện bệnh. Hầu hết trường hợp phát hiện bệnh khi thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc khi mổ lấy thai phát hiện.
Chỉ khi u bì buồng trứng phát triển lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, người bệnh mới có triệu chứng bệnh rõ ràng. Các dấu hiệu thường gặp lúc này bao gồm:
-
Kinh nguyệt không đều.
-
Xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ, liên tục không liên quan đến kỳ kinh nguyệt.
-
Thường xuyên gặp cảm giác đầy bụng, khó chịu ở vùng tử cung hoặc vùng bụng dưới rốn.
-
Đau vùng bụng dưới và vùng xương chậu khi quan hệ tình dục.
-
Đau từng cơn hoặc đau liên tục vùng xương chậu, cơn đau có thể lan đến vùng đùi hoặc vùng thắt lưng.
Cẩn thận dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường do u bì buồng trứng
-
Chảy máu âm đạo bất thường hoặc tình trạng rong kinh kéo dài.
-
Khối u lớn làm tăng kích thước vùng bụng dưới, chèn ép lên trực tràng gây buồn nôn, rối loạn tiêu hóa thường xuyên.
Chị em phụ nữ cần đặc biệt lưu ý khi xuất hiện cùng lúc nhiều triệu chứng như trên, có thể u bì buồng trứng đã trở nên nguy hiểm. Khối u bì càng lớn càng chén ép nặng lên buồng trứng, thậm chí có thể xoắn lại cản trở dòng máu nuôi buồng trứng. Lâu dần buồng trứng trở nên teo nhỏ, các mô bị hoại tử dẫn đến viêm nặng, giảm khả năng sinh sản sau này.
Nguy hiểm nhất là khi các u bì buồng trứng lớn, do va chạm bị vỡ ảnh hưởng tới các nang trứng, khiến người bệnh bị nhiễm trùng buồng trứng lan ra các vùng khác. Vô sinh là hậu quả thường gặp khi u bì buồng trứng lớn và vỡ ra. Với phụ nữ đang mang thai, u nang buồng trứng có thể gây biến chứng sảy thai hoặc sinh non.
Mặc dù là u lành tính nhưng nếu phát triển trong thời gian dài, tế bào bất thường có thể xuất hiện gây ung thư hóa. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, ung thư tiến triển đến giai đoạn cuối rất khó điều trị và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
3. Điều trị u bì buồng trứng như thế nào?
Dựa vào tính chất, kích thước, sự phát triển của u bì buồng trứng mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Nếu cần thiết phải điều trị loại bỏ, phẫu thuật thường được chỉ định nhất. Hiện nay, hai phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng điều trị u bì buồng trứng là phẫu thuật nội soi và mổ ổ bụng.
Phẫu thuật nội soi loại bỏ u bì buồng trứng
3.1. Phẫu thuật nội soi
Nếu phát hiện sớm khối u bì buồng trứng và xác định đây là u lành tính, mổ nội soi là phương pháp được chỉ định. Phẫu thuật ít gây đau đớn, thực hiện trong thời gian ngắn có thể loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể hoàn toàn.
3.2. Phẫu thuật mổ ổ bụng
Các trường hợp không thể mổ nội soi như: khối u có kích thước lớn, chưa xác định được tính chất khối u,… thì mổ mở bóc tách khối u hoặc cắt bỏ buồng trứng, tử cung sẽ được thực hiện.
Các trường hợp không đủ sức khỏe hoặc trong thời gian chờ mổ u bì buồng trứng, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị có tác dụng ngăn sự rụng trứng, kiểm soát sự phát triển của khối u.
Có thể điều trị bằng thuốc trong thời gian chờ phẫu thuật u bì buồng trứng
Như vậy, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu u bì buồng trứng có nguy hiểm không cũng như những ảnh hưởng của u tới sức khỏe người bệnh. Mặc dù là u lành tính nhưng cần phát hiện và chữa trị kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng của người bệnh.
Khám phụ khoa định kỳ là phương pháp tốt nhất để chị em phụ nữ nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân, phát hiện sớm u bì buồng trứng cũng như nhiều căn bệnh phần phụ khác. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.