Tự ý dừng uống thuốc tiểu đường nguy hiểm như thế nào? | Medlatec

Tự ý dừng uống thuốc tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Nhiều người sau khi thấy bệnh tình đã có dấu hiệu thuyên giảm thường tự ý dừng uống thuốc tiểu đường mà không xin ý kiến của bác sĩ. Điều này rất nguy hiểm, không những có thể khiến tình trạng chuyển biến xấu mà còn gây khó khăn trong cả quá trình điều trị. Vì thế, bài viết sau cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai đang có ý định ngừng uống thuốc tiểu đường.


26/10/2021 | Giải đáp: Người tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc?
19/10/2021 | Bác sĩ giải đáp: Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu?
19/10/2021 | Chuyên gia tư vấn cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mùa dịch

1. Mức độ nguy hiểm của tự ý dừng uống thuốc tiểu đường

Hiện nay, nhiều người có tâm lý chủ quan mà tự ý dừng uống thuốc tiểu đường. Họ cho rằng, bệnh tình đã thuyên giảm, chỉ số đường huyết đã trở về mức bình thường thì không cần dùng thuốc nữa. Ngoài ra, nhiều người không tin tưởng vào thuốc Tây mà tìm kiếm những phương thuốc Đông y khác để điều trị. Nhưng cũng có nhiều trường hợp ngừng thuốc do gặp phải các tác tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Nhiều người khi thấy chỉ số đường huyết trở về mức ổn định thường tự ý dừng thuốc

Nhiều người khi thấy chỉ số đường huyết trở về mức ổn định thường tự ý dừng thuốc

Tuy nhiên, không thể chỉ căn cứ vào triệu chứng bệnh hay là chỉ số đường huyết để đưa ra kết luận là bệnh tình đã ổn định. Bệnh tiểu đường không chỉ liên quan đến rối loạn đường huyết mà còn liên quan đến quá trình chuyển hóa đạm, mỡ. Những sự rối loạn này phải trải qua rất nhiều giai đoạn, không phải tất cả giai đoạn đều được biểu hiện bằng các triệu chứng dễ dàng nhận thấy. 

Ngoài ra, chỉ số đường huyết chỉ đánh giá được mức độ rối loạn đường huyết chứ không thể đánh giá được các rối loạn khác. Hơn nữa, máy đo đường huyết tại nhà cũng không được chính xác như tại bệnh viện, dễ có những sai lầm. Vì thế, không thể dựa vào kết quả chỉ số đường huyết đó mà tự ý dừng uống thuốc tiểu đường. Điều này có thể gây ra nhiều rủi ro đáng tiếc.

Nhưng dù dừng uống thuốc tiểu đường do nguyên nhân nào đi nữa mà không được sự cho phép của bác sĩ cũng là điều không nên. Dù chỉ số đường huyết của người bệnh đã trở về mức bình thường, các triệu chứng đã thuyên giảm nhưng việc dừng uống thuốc rất nguy hiểm. Một khi dừng uống thuốc, bất cứ lúc nào đường huyết của bạn cũng có thể tăng lên, khiến bệnh tình trầm trọng hơn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nếu có ý định này, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán về tình trạng sức khỏe và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Khi nào được dừng uống thuốc tiểu đường?

Nhiều người cho rằng, bệnh tiểu đường phải dùng thuốc cả đời để điều trị. Nhưng trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể sẽ được cân nhắc giảm liều thuốc hoặc tạm ngưng thuốc trong một thời gian. Cụ thể, những trường hợp đó là: 

  • Chỉ số đường huyết ở các thời điểm trở về mức ổn định: HbA1c < 6.5%; chỉ số đường huyết lúc đói không quá 6 mmol/l, sau khi ăn 2 giờ nhỏ hơn 7.8 mmol/l. Và các chỉ số này phải ổn định liên tục ít nhất là 6 tháng. 

  • Bệnh nhân sử dụng đúng cách và đúng liều lượng thuốc nhưng chỉ số đường huyết thường xuyên bị hạ: bệnh nhân có thể nhận biết qua các dấu hiệu như chân tay tê bì, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đói,...

Nếu có 1 trong 2 dấu hiệu trên, người bệnh sẽ được chỉ định giảm liều hoặc tạm ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cần phải thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi được chỉ định ngưng sử dụng thuốc, bạn sẽ phải theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà thường xuyên và thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện có dấu hiệu bất thường hay không.

Khi dừng uống thuốc tiểu đường phải có chỉ định của bác sĩ

Khi dừng uống thuốc tiểu đường phải có chỉ định của bác sĩ

3. Các biện pháp giúp ổn định đường huyết hiệu quả

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường được hiệu quả hơn, bạn nên tạo ra cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh. Ngoài ra, điều này có thể hạn chế việc sử dụng thuốc để điều trị cũng như giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ mà thuốc gây ra. Cụ thể:

Không nên bỏ bữa, nhất là bữa sáng

Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày thế nên cần hạn chế nhịn bữa sáng. Ngoài ra, thay vì mỗi ngày 3 bữa có thể chia nhỏ thành 5 - 6 bữa trong ngày để hạn chế tụt đường huyết.

Hạn chế hấp thụ các thực phẩm, thức ăn chứa nhiều đường

Điều này nhằm giữ chỉ số đường huyết không bị tăng lên đột ngột, bởi nếu tăng nhanh sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn phải hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu cholesterol, những chất này có thể tăng nguy cơ mắc phải máu nhiễm mỡ gây nhiều biến chứng cho người bệnh. Cần ăn uống nhạt, thường xuyên sử dụng các loại rau củ quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường. 

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

Điều này là hoàn toàn có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Thường xuyên tập luyện thể dục giúp cơ thể dẻo dai hơn, tăng cường hoạt động máu trong cơ thể, tăng cường độ đàn hồi của các mạch máu. Nhờ vậy, bệnh nhân có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên tập thể dục tăng cường sức khỏe ít nhất là 30 phút mỗi ngày. 

Tập luyện thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Tập luyện thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Hạn chế, hoặc bỏ ngay các chất gây nghiện

Bỏ ngay thói quen hút thuốc lá và uống cà phê nếu bạn đang bị tiểu đường. Những tác nhân này khiến bệnh tình tiến triển xấu hơn và tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng có hại. Bạn có biết hoạt chất nicotin có trong thuốc là và cà phê kích thích hệ thần kinh, làm co mạch máu, khiến áp thực thành mạch tăng lên, làm cho huyết áp tăng cao. 

Rượu, bia là những đồ uống nên tránh đối với người bị tiểu đường. Uống nhiều rượu, bia có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, tăng nồng độ mỡ máu, làm xuất hiện sớm các biến chứng tiểu đường. 

Uống nhiều rượu bia không tốt cho sức khỏe, nhất là bệnh nhân tiểu đường

Uống nhiều rượu bia không tốt cho sức khỏe, nhất là bệnh nhân tiểu đường

Như vậy, tự ý dừng uống thuốc tiểu đường là hành động rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy tình trạng đã ổn định hơn thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị, hoặc đi khám để được đưa ra lời khuyên chính xác nhất. Ngoài ra, hãy xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ qua tổng đài chăm sóc khách hàng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số: 1900565656 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp