Giải đáp: Người tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc? | Medlatec

Giải đáp: Người tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc?

“Người tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc?” là một trong những câu hỏi được yêu cầu hỗ trợ nhiều nhất trong thời gian qua tại tổng đài tư vấn của MEDLATEC. Chính vì vậy, trong bài viết kỳ này, MEDLATEC sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin nhằm giải đáp thắc mắc trên. Đồng thời cung cấp thêm những kiến thức liên quan đến bệnh lý đái tháo đường.


21/10/2021 | Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị nhiễm ceton do tiểu đường
19/10/2021 | Chuyên gia tư vấn cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mùa dịch
17/10/2021 | Chế độ ăn mùa dịch tránh tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

1. Người bị tiểu đường tiêm thuốc gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh lý mạn tính với tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép. Nguyên nhân là bởi cơ thể người bệnh bị thiếu hụt hoặc đề kháng lại với insulin khiến rối loạn quá trình chuyển hóa đường trong máu. 

Hiện nay, tiểu đường chưa có phương pháp điều trị khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát tốt bệnh với việc điều trị bằng thuốc dạng uống hoặc dạng tiêm. Trong đó, người bị tiểu đường sẽ được tiêm Insulin tùy theo từng trường hợp và theo chỉ định của bác sĩ.

Insulin là thuốc dạng tiêm được sử dụng trong điều trị và kiểm soát bệnh lý tiểu đường

Insulin là thuốc dạng tiêm được sử dụng trong điều trị và kiểm soát bệnh lý tiểu đường

Tại nước ta, có nhiều loại Insulin dạng tiêm được sử dụng với tác dụng và thời gian sử dụng khác nhau như:

  • Insulin tác dụng nhanh có tác dụng khoảng 10 - 20 phút sau tiêm.

  • Insulin tác dụng ngắn thường được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, thường cung cấp lượng Insulin cần thiết trong khoảng 30 - 60 phút.

  • Insulin tác dụng trung bình thường có tác dụng sau 1 - 2 giờ tiêm. 

  • Insulin tác dụng kéo dài giúp cung cấp đủ lượng Insulin cần thiết trong cả một ngày.

  • Insulin trộn sẵn còn có tên khác là Insulin hỗn hợp thường có thời gian tác dụng trong khoảng 12 giờ, thường được dùng từ 2 - 3 lần/ngày trước khi ăn.

Hiện nay, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng và tiêm Insulin một cách dễ dàng hơn. Ngoài việc tiêm Insulin truyền thống, người bệnh có thể sử dụng bút tiêm Insulin với những ưu điểm vượt trội hơn như dễ sử dụng, dễ mang theo, liều lượng tiêm là chính xác hơn.

2. Người tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc?

“Người tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc” là thắc mắc của những người được chẩn đoán bị tiểu đường và chỉ định điều trị bằng Insulin. Thông thường, người bị tiểu đường type 1 và tiểu đường trong thai kỳ sẽ cần tiêm Insulin để kiểm soát lượng đường có trong máu. 

Riêng với người tiểu đường type 2, việc sử dụng và tiêm Insulin cần được thực khi trong những trường hợp sau:

  • Có tình trạng mất bù do stress, vết thương cấp, tăng đường huyết và tăng ceton trong máu cấp nặng, nhiễm trùng,…

  • Tụt cân không kiểm soát được.

  • Phụ nữ đang trong các giai đoạn của thai kỳ.

Vậy, người tiểu đường khi nào tiêm thuốc Insulin là tốt nhất? Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để tiêm Insulin là trước bữa ăn. Tùy theo mỗi loại Insulin được người bệnh sử dụng mà thời gian từ lúc tiêm đến khi ăn là khác nhau. Thông thường, thời gian bắt đầu ăn của người bệnh sẽ là thời gian mà thuốc bắt đầu có tác dụng.

Người tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc

Insulin cần tiêm được tiêm thước thời gian ăn của người bệnh

Thời gian tiêm Insulin theo từng loại có thể kể đến như sau:

  • Insulin glulisine, Insulin  lispro là 5 - 15 phút trước ăn.

  • Insulin Regular là 20 - 30 phút trước ăn.

  • Insulin NPH, Insulin mixtard là 30 phút trước ăn.

3. Giải đáp các thắc mắc về việc điều trị tiểu đường bằng Insulin

Bệnh câu hỏi “Người tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc?”, các thắc mắc liên quan đến quá trình điều trị tiểu đường bằng Insulin cũng được nhiều người bệnh quan tâm và tìm hiểu. Dưới đây là tổng hợp những thắc mắc và cùng lời giải đáp mà MEDLATEC muốn chia sẻ với bạn đọc.

Tiêm Insulin có đau không?

Thời gian trước, bệnh nhân tiểu đường thường phải sử dụng kim tiêm nên việc tiêm Insulin có thể gây các cảm giác đau nhẹ. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, Insulin thường được đóng gói và sản xuất ở dạng bút và kim tiêm loại nhỏ. Do đó, người bệnh thường không cảm thấy đau hoặc đau không đáng kể. 

Vị trí tiêm có ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc không?

Thông thường, Insulin sẽ được tiêm tại bụng, cánh tay, thắt lưng hoặc đùi của người bệnh. Trong đó, vị trí tiêm sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Insulin của cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Tiêm Insulin tại bụng giúp hấp thu nhanh nhất Insulin vào máu.

  • Tiêm Insulin vào đùi hoặc thắt lưng là vị trí mà Insulin hấp thụ vào máu chậm nhất.

Người bị tiểu đường có thể tiêm Insulin tại bụng để tăng tốc độ hấp thụ vào máu

Người bị tiểu đường có thể tiêm Insulin tại bụng để tăng tốc độ hấp thụ vào máu

Tiêm thuốc điều trị tiểu điều có gây ảnh hưởng tới da không?

Nếu việc tiêm Insulin lặp lại liên tục tại vị trí da trong một thời gian dài có thể gây ra các bất thường cho mô mỡ là gây teo hoặc phì đại ngoài ý muốn. Do đó, người bệnh nên thay đổi vị trí tiêm thuốc thường xuyên, giúp vùng da được “nghỉ ngơi” và không bị tổn thương.

Có nên thay đổi liều tiêm Insulin hàng ngày không?

Dựa trên tình trạng sức khỏe, lượng thức ăn được cung cấp cho cơ thể theo từng bữa mà người bệnh có thể điều chỉnh lượng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý làm điều này, thay vào đó, nên nhờ tới tự hỗ trợ và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Tiêm Insulin có gây ra biến chứng không?

Trong một vài trường hợp, tiêm Insulin có thể gây ra các biến chứng với người bệnh như:

  • Hạ đường huyết.

  • Di ứng Insulin.

  • Nhiễm trùng tại vị trí tiêm.

  • Phì đại hoặc teo mô mỡ tại vị trí tiêm thuốc.

Người bệnh có thể bị hạ đường huyết sau khi tiêm insulin

Người bệnh có thể bị hạ đường huyết sau khi tiêm insulin

Nên bảo quản thuốc tiêm như thế nào?

Khi chưa sử dụng, thuốc tiêm cho người tiểu đường cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ  từ 2 - 8 0C. Thông thường, người bệnh có thể bảo quản thuốc trong ngăn mát tủ lạnh.

Trong trường hợp thuốc đã mở nắp thì việc cách bảo quản nói trên có thể giữ thuốc được từ 4 - 6 tuần. Với điều kiện không có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Trên đây là những giải đáp về câu hỏi “người tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc” mà MEDLATEC muốn gửi tới bạn đọc. Trong trường hợp bạn đang mắc tiểu đường và chưa được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp thì cần tới sự tư vấn trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa.

Khi cần được hỗ trợ, bạn có thể gọi điện thoại tới hotline 1900.56.56.56 để được tư vấn nhanh chóng. Với mong muốn mang tới những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất tới người bệnh, MEDLATEC hy vọng sẽ là địa chỉ thăm khám tin cậy mà bạn có thể gửi gắn niềm tin trong thời gian tới.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp