Thực tế không ít trường hợp sau quan hệ, nữ giới sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng vẫn mang thai do nhiều nguyên nhân như: uống không đúng thời điểm, uống không đủ liều hoặc nguyên nhân khách quan khác. Vậy uống thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
11/10/2021 | Cần làm gì khi chảy máu, tức ngực sau dùng thuốc tránh thai khẩn cấp? 07/10/2021 | Cách phòng ngừa tình trạng rong kinh khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày 02/10/2021 | Rong kinh khi đặt que tránh thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
1. Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Để trả lời đầy đủ cho thắc mắc này, trước hết bạn cần biết về thành phần của thuốc tránh thai cũng như cách thuốc hoạt động giúp tránh thai. Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa hai loại hormone chính liên quan đến hoạt động thụ tinh và mang thai là estrogen và progestin, một số loại chỉ chứa progestin.
Vẫn có tỉ lệ mang thai khi dùng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai khẩn cấp giúp ngừa thai bằng cách cung cấp hormone, ức chế sự rụng trứng và cản trở quá trình tinh trùng di chuyển xâm nhập vào trứng để thụ thai.
1.2. Vậy uống thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Vẫn có trường hợp sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng tinh trùng vẫn thụ tinh thành công và người phụ nữ mang thai. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn không nên quá lo lắng, hoang mang bởi thuốc bổ sung hormone không đe dọa đến sự phát triển của thai nhi.
Một số thông tin về tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp khiến thay đổi giới tính của thai nhi, nam tính hóa hoặc nữ tính hóa hoàn toàn chưa có chứng minh khoa học đầy đủ. Rất nhiều thai nhi sinh ra khỏe mạnh dù trước đó mẹ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hay tránh thai hàng ngày.
Thuốc tránh thai khẩn cấp bổ sung hormone nội tiết tố nữ
Do vậy, thay vì hoang mang lo lắng, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, ăn uống đầy đủ bồi bổ sung sức khỏe cũng như nuôi dưỡng thai. Đừng quên các mốc khám thai quan trọng để kiểm tra sức khỏe thai nhi, đặc biệt là lần khám thai đầu tiên để bạn kiểm tra có bị thai ngoài tử cung do sử dụng thuốc tránh thai chứa progestin hay không.
Đi khám thai lần đầu để kiểm tra thai đã vào tử cung chưa
-
Thời điểm nên khám thai lần thứ 2: Thai nhi được khoảng 12 - 16 tuần, nên khám thai và thực hiện các biện pháp sàng lọc dị tật thai nhi.
-
Thời điểm nên khám thai lần thứ 3: Khi thai nhi khoảng 30 - 32 tuần để sàng lọc dị tật thai, kiểm tra tình hình phát triển thai.
Khi khám thai, bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về các ảnh hưởng và nguy cơ có thể gặp do sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Từ đó, bác sĩ có thể gợi ý phương pháp kiểm tra và theo dõi thêm ngăn ngừa những rủi ro không mong muốn với thai nhi.
2. Cẩn thận một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra một số ảnh hưởng và tác dụng phụ đến sức khỏe của mỗi người. Kết hợp với việc mang thai làm thay đổi hormone, những ảnh hưởng sức khỏe này có thể nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn.
Vì thế nếu gặp phải các triệu chứng này, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn biện pháp kiểm soát triệu chứng, giảm tác dụng phụ và theo dõi đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
Buồn nôn và các rối loạn tiêu hóa khá thường gặp ở phụ nữ mang thai thời kỳ đầu. Một số người sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có triệu chứng tương tự nhưng hầu hết không kéo dài. Nếu mẹ bị buồn nôn nghiêm trọng trong nhiều tháng kể cả khi thai đã lớn, hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn.
Buồn nôn là triệu chứng thường gặp khi mang thai
2.2. Đau đầu, đau nửa đầu
Lượng hormone lớn mà thuốc tránh thai cung cấp có thể khiến một số phụ nữ bị đau đầu, đau nửa đầu nhiều hơn. Không phải tất cả người sử dụng thuốc đều gặp phải, kể cả phụ nữ mang thai đã sử dụng thuốc tránh thai trước đó.
Nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức đầu thường xuyên này, việc mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai chỉ là yếu tố cộng hưởng.
2.3. Thay đổi tâm trạng
Hormone có vai trò quan trọng trong điều tiết tâm trạng, cảm xúc của phụ nữ. Phụ nữ mang thai với sự thay đổi hormone lớn, cộng với bổ sung hormone từ thuốc tránh thai có thể gây một vài ảnh hưởng như: tâm trạng chán nản, hay cáu gắt, buồn bã hoặc vui vẻ bất thường.
Nếu bạn vẫn có thể kiểm soát được tâm trạng và những thay đổi này không quá thường xuyên, nghiêm trọng thì không nên quá lo lắng. Nếu gặp phải các áp lực tâm lý do thai kỳ, hãy trò chuyện với chồng, người thân hoặc bác sĩ để được giúp đỡ.
3. Tìm hiểu về phương pháp tránh thai an toàn
Thuốc tránh thai khẩn cấp không phải là biện pháp tránh thai được các chuyên gia sinh sản đánh giá cao và có thể sử dụng thường xuyên. Lượng hormon progestin bổ sung lớn có thể gây ảnh hưởng và rối loạn nhất định trong cơ thể của phụ nữ, do vậy không nên dùng quá 2 lần/năm.
Thay vào đó, các cặp đôi nên ưu tiên các biện pháp tránh thai chủ động và an toàn hơn như:
3.1. Sử dụng bao cao su
Dùng bao cao su là biện pháp tránh thai phổ biến và tiện lợi nhất, không những giúp ngừa thai không mong muốn mà còn giúp cả hai bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm bệnh lý từ đối phương.
Tránh thai chủ động và an toàn với bao cao su
3.2. Uống thuốc tránh thai hàng ngày
Nữ giới có thể sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày cũng bổ sung hormone nữ để ngăn ngừa sự rụng trứng và cản trở tinh trùng di chuyển vào thụ thai. Tuy nhiên cần lưu ý uống thuốc đều đặn, đúng theo chỉ định để đạt hiệu quả tránh thai tốt nhất.
3.3. Đặt vòng tránh thai
Phương pháp tránh thai này được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn, đặc biệt là phụ nữ đã từng sinh con, muốn kế hoạch hóa gia đình hoặc không muốn tiếp tục mang thai. Bác sĩ sẽ thực hiện 1 thủ thuật nhỏ để đặt vòng tránh thai, cản trở trứng thụ tinh thành công di chuyển vào tử cung để làm tổ. Phương pháp này có khả năng tránh thai hiệu quả lâu dài nên cũng khá được ưa chuộng.
Tuy nhiên, cần chú ý thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc như nhiễm trùng, rong kinh,...
Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín được nhiều chị em lựa chọn để tiến hành thực hiện biện pháp tránh thai này. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ cũng sẽ thăm khám và giúp bạn phát hiện các bệnh lý phụ khoa, từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Tốt nhất, để khẳng định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng gì đến thai nhi không thì mẹ bầu nên thăm khám định kỳ và thông báo với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn. Để ngừa thai chủ động, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chị em phụ nữ và bạn đời nên chọn phương pháp tránh thai an toàn hơn, không nên lạm dụng dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.