Tự kỷ và vai trò của người lớn trong điều trị tự kỷ ở trẻ | Medlatec

Tự kỷ và vai trò của người lớn trong điều trị tự kỷ ở trẻ

Tự kỷ tưởng trừng chỉ là một loại bệnh ở đâu đó rất xa chúng ta. Nhưng không, bệnh tự kỷ ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đôi khi bởi chính sự quan tâm hờ hững của người lớn. Bài viết hôm nay sẽ cũng tìm hiểu về bệnh tự kỷ, điều trị tự kỷ ở trẻ và vai trò của người lớn trong việc điều trị bệnh.


19/11/2020 | Rối loạn tự kỷ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
05/10/2020 | Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ tự kỷ giúp bố mẹ nhận biết sớm
23/06/2020 | Sàng lọc và chẩn đoán sớm hội chứng down bằng cách nào?
07/05/2020 | Tự kỷ ở trẻ và những câu hỏi thường gặp

1. Tự kỷ là gì? Tự kỷ ở trẻ em là gì?

Tự kỷ là một chứng rối loạn sự phát triển, sự rối loạn có những mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đặc trưng của nó là sự khiếm khuyết về mặt giao tiếp ngôn ngữ, xử sự tương tác trong mối quan hệ gia đình, xã hội, các hành vi rất hạn chế và đôi khi lặp đi lặp lại.

Tự kỷ ở trẻ em theo các nhà nghiên cứu cho rằng đây là bệnh lý của não. Nó làm rối loạn sự phát triển của hệ thần kinh. Bệnh tự kỷ ở trẻ em khởi phát khá sớm, đa số là trước năm trẻ ba tuổi. Bệnh tự kỷ ở trẻ thường có diễn biến kéo dài.

2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị tự kỷ

Điều trị tử kỷ ở trẻ có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào những dấu hiệu bệnh. Để có thể nhận biết được trẻ đang ở mức độ nào của bệnh

điều trị tự kỷ ở trẻ

Những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ bố mẹ nên nắm rõ

Khi bệnh mới tiến triển ở giai đoạn nhẹ thì dấu hiệu nhận biết tự kỷ ở trẻ không quá rõ ràng. Một số trường hợp, trẻ mắc tự kỷ có khả năng ghi nhớ, quan sát tốt (hay còn gọi là dạng trí nhớ chụp hình), hoặc trí nhớ máy móc khiến cho ba mẹ lầm tưởng là trẻ thông minh. Một số trường hợp có thể xác nhận được thông qua những quan sát lâu ngày về hành vi của trẻ. Hành vi nhận thấy rõ nhất là khả năng tương tác, tiếp xúc, kết nối với những đứa trẻ khác hoặc ngay cả với người thân trong gia đình. 

Đôi khi trẻ có thể bị rối loạn về ngôn ngữ như chậm nói, nói một cách thụ động, chỉ diễn đạt được những câu nói đơn giản,…

Bé thường thích chơi một mình rất lâu

Bé thường thích chơi một mình rất lâu

Khi quan sát lâu ngày hơn có thể nhận thấy trẻ mắc bệnh tự kỷ trẻ không thích tham gia những hoạt động tập thể, có thể tự chơi một mình rất lâu, thể hiện những hành động kỳ quặc, vài thói quen (có thể là thói quen xấu) nhưng trẻ không chịu khó thay đổi, sụt giảm sự tập trung, chú ý. 

Một vài dấu hiệu về sự rối loạn cảm giác, sự thể hiện cảm giác cũng có thể là dấu hiệu nhận biết hoặc nghi ngờ trẻ mắc bệnh tự kỷ.

3. Nguyên nhân dẫn tới tự kỷ ở trẻ

Điều trị tự kỷ ở trẻ có thể được dứt điểm nếu trẻ ở giai đoạn đầu của bệnh. Ngoài ra thì sự cố gắng của người nhà cùng bác sĩ tìm ra được nguyên nhân nào dẫn tới trẻ bị tự kỷ là cách thức có thể rút ngắn lại được thời gian điều trị. 

Nguyên nhân dẫn tới trẻ bị tự kỷ

Nguyên nhân dẫn tới trẻ bị tự kỷ

Ngày nay cách y bác sỹ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn tới căn bệnh tự kỷ mắc phải ở trẻ em. Ngoài những nguyên nhân thường thấy như:

3.1. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

Bộ mã gen của trẻ khi đang phát triển thiếu đi sự hài hòa. Hoặc có đột biến trong trình tự gen của trẻ, khiến cho não bộ, hệ thần kinh bị tổn thương. Khiến vùng ngôn ngữ, giao tiếp, hoặc bất kỳ vùng não nào của trẻ bị ảnh hưởng. 

3.2. Tác động của yếu tố bên ngoài

Theo một vài nghiên cứu khác thì cho rằng khi mẹ mang thai nhưng không chú trọng tới sức khỏe của mẹ và bé. Luôn sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy tổng hợp,… đều là những loại hợp chất được đánh giá là độc hại đối với thai nhi. Điều này làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển của thai. Làm tăng cao hơn nữa nguy cơ trẻ bị tự kỷ sau khi được sinh ra.

Ngoài ra yếu tố môi trường cũng tác động không nhỏ đến trẻ. Môi trường được đánh giá cả 2 khía cạnh môi trường thiên nhiên và môi trường hoàn cảnh sống. Môi trường sống bị ô nhiễm bởi rác thải, hóa chất công nghiệp,… Hoàn cảnh luôn không được đón nhận sự yêu thương từ cha mẹ, luôn ở trong trạng thái không được quan tâm, bỏ rơi, ít được dạy dỗ, chỉ bảo,… Những sự việc này qua thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của trẻ. Và nguy cơ mắc bệnh tự kỷ sẽ rất cao. 

4. Cách thức điều trị tự kỷ ở trẻ

Nghi ngờ trẻ mắc bệnh tự kỷ, việc đầu tiên các ba mẹ cần làm nên tìm gặp đến các bác sĩ chuyên gia để được tư vấn. Việc khám chữa bệnh tự kỷ cho trẻ một cách nhanh chóng sẽ giúp hoạt động của bé sau này trở nên tốt hơn và phát triển hơn. 

Cách thức điều trị tự kỷ ở trẻ phụ thuộc rất lớn vào môi trường

Cách thức điều trị tự kỷ ở trẻ phụ thuộc rất lớn vào môi trường

Cách thức điều trị tự kỷ ở trẻ cũng tùy từng mức độ, tình trạng của bệnh mà mỗi bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau bao gồm cả điều trị bằng thuốc và tâm lý học. Nhưng có lẽ phương pháp chữa trị tốt nhất để cải thiện tình trạng của bé là sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của ba mẹ, gia đình và người thân. Sự quan tâm, chăm sóc không chỉ thể hiện bằng tình yêu và còn cả sự kiên trì, nhẫn nại, bền bỉ. Gia đình đồng hành cùng bé vượt qua những thử thách khó khăn để bé có thể hòa nhập được với các bạn.

Gia đình, bố mẹ của bé phải luôn theo dõi tình trạng, hành vi của bé. Thường xuyên trao đổi với bác sĩ, chuyên gia tâm lý trẻ em, giáo viên của bé về những chuyển biến trong hành vi tiếp cận, giao tiếp của bé để có những thay đổi phù hợp với lộ trình điều trị bệnh tự kỷ của trẻ. 

5. Vai trò của gia đình trong việc điều trị

Sự quan tâm, chăm sóc của gia đình chính là liều thuốc tốt nhất để chữa trị cho bé. Vậy nên vai trò của gia đình trong việc điều trị bệnh gặp phải ở trẻ nhỏ khá là quan trọng. Những hành vi của người lớn, đặc biệt là ở ba mẹ, những người thân thiết nhất trong gia đình luôn được trẻ bắt chước và làm theo. Đặc biệt khi điều trị tự kỷ ở trẻ nhỏ luôn phải chú ý tới. 

Bố mẹ có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ

Bố mẹ có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ

Những ông bố, bà mẹ nên làm bạn với con, cùng nhau chơi, tìm tòi học hỏi những thứ mới mẻ. Luôn chú ý tìm hiểu. lắng nghe những điều mà trẻ mong muốn và không mong muốn, không thích điều gì. 

Ba mẹ cần thể hiện rõ tình yêu thương của mình đến cho trẻ. Để trẻ có được cảm giác an toàn bộc lộ những suy nghĩ của mình bằng lời nói hoặc ít nhất bằng cử chỉ cụ thể. 

Hơn nữa, trẻ tự kỷ thường thụ động hoặc tăng động quá mức nên cần phải điều tiết lại. Có thể cùng luyện tập thu hút sự chú ý, tập trung của trẻ qua những trò chơi lắp ghép, sáng tạo đồ chơi,…

Thống kê tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng cao

Thống kê tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng cao

Bệnh tự kỷ ở trẻ ngày nay ngày càng phát triển hơn. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ ở Việt Nam cũng khá cao, nhưng nhiều gia đình lại không hay để ý tới vấn đề đó. Nghĩ con tự chơi là rất ngoan. Đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Vậy nên khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu tự kỷ hãy tìm đến ngày những trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh uy tín để có phương thức điều trị tự kỷ ở trẻ một cách kịp thời. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp