Từ A đến Z về tuyến giáp tiết ra hóc môn | Medlatec

Từ A đến Z về tuyến giáp tiết ra hóc môn

Ngày 17/10/2019 ThS. BS Hoàng Thị Năng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Tham vấn y khoa : ThS.BS Hoàng Thị Năng

Chúng ta đã nghe nhiều đến tuyến giáp nhưng có thể chưa biết các hóc môn của tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết quá trình trao đổi chất và duy trì sự phát triển bình thường của cơ thể. Khi bị rối loạn, con người phải đối mặt với một số bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tuyến giáp và cả những bộ phận khác. Chính vì vậy, chúng ta cùng tìm hiểu về tuyến giáp tiết ra hóc môn nào và vai trò của nó đối với cơ thể người.


11/10/2019 | Bị u tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì?
10/10/2019 | U tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không?
08/10/2019 | Chuyên gia tư vấn ung thư tuyến giáp ăn gì

1. Vị trí của tuyến giáp trong cơ thể người

Tuyến giáp là nội tiết tố lớn nhất trong cơ thể và chúng cũng đóng nhiều vai trò quan trọng. Có thể thấy tuyến giáp nằm phía trước cổ, có hình con bướm. Trước tuyến giáp là da, cơ và khí quản sẽ xuất hiện phía sau.

Tuyến giáp gồm 2 thùy là: thùy trái và thùy phải, được nối với nhau bởi eo tuyến giáp. Thông thường, chúng có khối lượng từ 10 - 20gr và có vị trí tương đương với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1.

Hình ảnh tuyến giáp

Hình ảnh tuyến giáp

2. Tuyến giáp tiết ra hóc môn nào và vai trò của chúng?

Tuyến giáp bao gồm các túi tuyến do nhiều tế bào tạo thành. Ở cơ thể bình thường, tuyến giáp tiết ra hóc môn thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3) có chức năng chính trong quá trình trao đổi chất. Hai loại hóc môn này được cấu tạo từ một phần của iod. Do đó nếu thiếu hoặc thừa iod sẽ dẫn đến giảm hoặc tăng tiết ra hóc môn của tuyến giáp và dẫn đến các bệnh nguy hiểm. Khi thiếu các hóc môn tuyến giáp thì quá trình trao đổi chất sẽ làm giảm nhịp độ và có thể tăng mức độ phản ứng của cơ thể khi hoạt động mạnh. Như vậy, tuyến giáp tiết ra hóc môn có vai trò quan trọng, đồng thời ảnh hưởng đến các bộ phận khác, cụ thể như: 

+ Tham gia vào quá trình tổng hợp protein;

+ Duy trì sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh;

+ Có nhiều enzym chuyển hóa lipid, protid, glucid đều chịu ảnh hưởng của hóc môn thyroxin;

+ Làm tăng quá trình chuyển hóa của các tổ chức tim, gan, thận;

+ Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa thân nhiệt của cơ thể;

+ Khi các hóc môn này bị rối loạn, cơ thể sẽ gặp một số vấn đề nguy hiểm như: phù niêm, quá trình chuyển hóa giảm, hạ thân nhiệt, rụng tóc, mạch chậm, giảm nhu động ruột, trí nhớ kém,...;

+ Có ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa và tuyến sinh dục;

+ Có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể;

+ Tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động hiệu quả;

+ Tạo sự ổn định lượng canxi trong máu;

+ Có vai trò quan trọng trong sự phát triển và biệt hóa thích hợp của tất cả các loại tế bào.

3. Cách thức hoạt động của các hóc môn tuyến giáp

Tuyến giáp được tổng hợp chủ yếu từ hóc môn thyroxin và triiodothyronin. Khi iod trong thức ăn được hấp thụ vào ruột và vận chuyển vào chất keo của tuyến giáp. Trong chất keo này có lodur thì tuyến giáp sẽ được oxi hóa trở lại thành iod. Iod kết hợp với tyroxine ở vị trí thứ 3 tạo thành Monoiodotyroxine (MIT). Nếu iod kết hợp với tyroxine ở vị trí 3 và 5 thì sẽ tạo được thành Diiodo tyroxine (DIT).

Hai phân tử DIT kết hợp với nhau tạo thành hóc môn thyroxin (T4). Còn một phân tử DIT kết hợp với một phân tử MIT sẽ cho ra triiodothyronin (T3).

Hai loại hóc môn này lưu thông trong máu nhưng sẽ phụ thuộc vào các protein vận chuyển và chỉ có Free T3 và Free T4 chịu trách nhiệm hoạt động của tuyến giáp. Vì vậy, trong chẩn đoán các bệnh lý về tuyến giáp thì người ta thường đo Free T3 và T4 để cho kết quả chính xác.

4. Một số bệnh lý tuyến giáp thường gặp

Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp đều do sự tăng hay giảm các hóc môn tuyến giáp. Bên cạnh đó, iod là thành phần quan trọng giúp tuyến giáp tổng hợp hóc môn. Nên dù thừa hay thiếu iod cũng là nguyên nhân khiến cơ thể gặp phải những tình trạng nguy hiểm.

4.1 Suy giáp

Bệnh lý suy giáp do tuyến giáp giảm tiết hóc môn thyroxin và triiodothyronin. Ngoài ra khẩu phần ăn thiếu iod, cắt tuyến giáp, bẩm sinh,... cũng là nguyên nhân.

Thông thường, người bệnh sẽ có các biểu hiện bất thường: thân nhiệt giảm, mệt mỏi, buồn ngủ, tăng cân, táo bón, giảm trí nhớ và khả năng tư duy, giảm nhịp tim, huyết áp và các chức năng sinh dục,...

Khi tuyến giáp giảm tiết hóc môn thì có khả năng dẫn đến bệnh suy giáp với nhiều triệu chứng bất thường 

Khi tuyến giáp giảm tiết hóc môn thì có khả năng dẫn đến bệnh suy giáp với nhiều triệu chứng bất thường 

4.2 Cường giáp

Ngược lại với bệnh lý trên, cường giáp do tăng tiết hóc môn. Hoặc có thể do u tuyến độc, viêm tuyến giáp, viêm tuyến yên,...

Các biểu hiện thường thấy như: tăng thân nhiệt, hay đói, khó ngủ, da nóng ẩm, tăng tiết mồ hôi, tiêu chảy, hay run, tim đập nhanh, tăng huyết áp, thường xuyên phản ứng thái quá với các tình huống, dễ cáu gắt,...

Cường giáp do tăng tiết hóc môn của tuyến giáp

Cường giáp do tăng tiết hóc môn của tuyến giáp

5. Khám và tầm soát các bệnh lý về tuyến giáp ở MEDLATEC

Tuyến giáp tiết ra hóc môn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể cũng như ảnh hưởng lớn đến các bộ phận khác. Vì vậy, khi tăng hoặc giảm tiết hóc môn có thể dẫn đến các bệnh như: suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp, nhân tuyến giáp,... Mà phải đi khám và chẩn đoán thì mới phát hiện các bệnh lý nguy hiểm này.

MEDLATEC là địa chỉ mọi người nên chọn để khám và tầm soát bệnh liên quan đến tuyến giáp. Bởi nơi đây quy tụ nhiều bác sĩ, thạc sĩ, giáo sư có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Khách hàng sẽ được khám nhanh chóng, không mất nhiều thời gian chờ đợi mà vẫn có kết quả chính xác. Đồng thời, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn về tình trạng sức khỏe hiện tại, cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nếu có phát hiện bệnh.

MEDLATEC có cơ sở chính tại Hà Nội và hệ thống chi nhánh trên khắp cả nước, mọi người có thể dễ dàng khám chữa bệnh dù ở bất kỳ đâu. Sử dụng dịch vụ y tế tại đây với chất lượng cao và giá cả phải chăng sẽ là trải nghiệm tốt cho mọi quý khách hàng.

Để biết bản thân có mắc phải các bệnh về tuyến giáp do sự tăng hoặc giảm tiết hóc môn hay không thì khám và chẩn đoán bệnh tại MEDLATEC là việc làm cần thiết.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp