Nồng độ vitamin E trong máu ở nhóm trẻ dưới 12 tuổi của Việt Nam xếp vào hàng thấp nhất trong khu vực và toàn thế giới. Thiếu hụt vitamin E sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, chức năng não bộ, tăng nguy cơ tim mạch và nhiều loại bệnh ung thư.
04/06/2019 | Những điều cần biết về ánh nắng - vitamin D 30/06/2017 | 5 triệu chứng thiếu vitamin biểu hiện rõ trên khuôn mặt 09/05/2017 | Thiếu vitamin A gây hại cho tế bào gốc
Nghiên cứu về vitamin E và sự quan trọng của nó
Đó là kết luận từ một nghiên cứu rà soát hệ thống (systematic review) đầu tiên trên toàn cầu thực hiện việc rà soát hơn 176 báo cáo về hàm lượng vitamin E và nồng độ huyết thanh với tổng số 249.637 người tham gia tại 46 quốc gia do trường Đại học Heidelberg (Đức) và nhóm đồng tác giả thực hiện.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa International Journal for Vitamin and Nutrition Research cho thấy, hàm lượng vitamin E tại Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trong các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Trẻ em Việt Nam dưới 12 tuổi có nồng độ vitamin E trong máu dưới 12µmol/L – là mức thiếu hụt.
Một thống kê chong trong nghiên cứu tại khu vực châu Á cho thấy, 62% dân số có hàm lượng vitamin E chưa đạt mức được mức chuyên gia khuyến nghị là 30µmol/L và 16% dân số thiếu hụt vitamin E với nồng độ α-tocopherol thấp hơn hoặc bằng 12 mmol/L.
Thực trạng thiếu vitamin E ở trẻ em Việt Nam
Bên cạnh Việt Nam, Hàn Quốc, Nepal và Bangladesh là những nước thuộc nhóm thiếu hụt vitamin E. Một số nước có tình trạng vitamin E chưa đầy đủ là Úc, Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, và Thái Lan với 62% người có nồng độ α-tocopherol (huyết thanh) dưới ngưỡng trung bình là 20µmol/L. Mức này có thể đạt được ở một người lớn khỏe mạnh có thói quen ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, bao gồm ngũ cốc, hạt.
Khoảng 79% nhóm dân số từ 14 tuổi trở lên được nghiên cứu chưa đạt nhu cầu khuyến nghị 15mg vitamin E mỗi ngày, và 68% người chưa đạt nhu cầu trung bình ước tính là 12mg mỗi ngày.
Thông tin chuyên môn từ BS Lưu Ngân Tâm, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Lâm sàng TP.HCM chỉ ra, vitamin E là vi chất dinh dưỡng thiết yếu giúp bảo vệ các màng tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa và các acid béo chưa no. Việc cung cấp vitamin E đầy đủ sẽ giúp cơ thể duy trì khả năng miễn dịch, chức năng nhận thức và sức khỏe tim mạch, đồng thời hỗ trợ chức năng của gan và phòng nhiều loai bệnh ung thư, đặc biệt làm giảm tác hại của ô nhiễm không khí đối với cơ thể.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, tại Việt Nam không chỉ hầu hết trẻ em đang ở độ tuổi đi học bị thiếu hụt vitamin E mà nhiều người trưởng thành cũng trong tình trạng tương tự. Ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thiếu hụt vitamin E thông thường là do các bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ lượng vitamin E. Thực trạng trên là do sự thay đổi trong thói quen ăn uống của cuộc sống hiện đại.
Theo BS Lưu Ngân Tâm, không chỉ vitamin E, người dân thuộc khu vực nông thôn, miền núi Việt Nam còn bị thiếu hụt các vi chất quan trọng khác như vitamin A, sắt, kẽm, iốt, và axit folic.Từ trước tới nay, liều lượng vitamin E nạp vào cơ thể và nồng độ huyết thanh vẫn chưa được xem là trọng tâm. Hầu hết người Việt thường không nhận đủ vitamin E do chế độ ăn thường nhiều tinh bột, ít ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, vi chất dinh dưỡng.
Do đó, việc đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E là biện pháp đơn giản và hiệu quả để đáp ứng đủ nhu cầu vitamin E đồng thời giúp cơ thể nhận đủ cácchất cần thiết. Để bổ sung vitamin E, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng nên tăng cường ăn các thực phẩm như: hạt hướng dương, rau bó xôi, măng tây, rau dền, cải đắng, và ớt chuông.
Nguồn: dantri.vn