Ung thư là một trong những nhóm bệnh nguy hiểm với nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, việc tầm soát bệnh ngay trong thời gian đầu nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời cũng là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, một câu hỏi khác lại được đặt ra là xét nghiệm máu có phát hiện bệnh ung thư hay không?
14/06/2021 | Sàng lọc sơ sinh bằng xét nghiệm máu - vấn đề cha mẹ nên quan tâm 06/04/2021 | Góc giải đáp: Xét nghiệm máu có phát hiện sùi mào gà được không? 23/03/2021 | Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì? Nguyên nhân làm GGT bất thường 18/03/2021 | Giải đáp băn khoăn: xét nghiệm máu sau khi ăn có hiệu quả không
1. Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh ung thư hay không?
Thời gian gần đây, có khá nhiều bạn đọc gửi thắc mắc về hộp thư điện tử rằng xét nghiệm máu có phát hiện bệnh ung thư hay không? Thực tế, xét nghiệm máu là một trong số những phương pháp giúp bác sĩ tìm ra được những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư. Các dấu hiệu này thường được nhận biết thông qua nhóm protein đặc biệt được sản sinh từ những tế bào ung thư hoặc cũng có thể là hormon. Chẳng hạn như hormon AFP ở bệnh ung thư gan, hormon CA 125 ở bệnh ung thư buồng trứng, hormon CA 19-9 ở bệnh ung thư tụy,...
Lý giải: Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh ung thư hay không?
Trong y khoa, xét nghiệm máu nhằm mục đích xác định yếu tố gây ung thư là một hình thức còn rất mới. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn cho thấy tình trạng ung thư xuất phát từ sự đột biến của gen. Do đó, xét nghiệm máu có thể tìm được mầm mống của một số bệnh ung thư, chẳng hạn như tìm thấy gen APC ở người bệnh ung thư đại tràng hoặc gen BRCA2 ở bệnh nhân bị ung thư vú,... Chính vì thế, xét nghiệm máu là một hình thức giúp tìm thấy dấu ấn của bệnh ung thư ngay trong giai đoạn đầu tiên.
2. Xét nghiệm máu chẩn đoán chính xác bệnh ung thư không?
Nếu ai đó thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện bệnh ung thư hay không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, bản chất của bệnh ung thư hoàn toàn không thể hiện đầy đủ trong kết quả của xét nghiệm máu. Chẳng hạn như một số trường hợp máu bệnh nhân có một số thành phần tương đồng với khối u nên dẫn đến kết dương tính giả. Để xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu tái khám và tiến hành xét nghiệm lần 2 sau khoảng 3 - 6 tháng.
Xét nghiệm máu tìm gen gây bệnh ung thư
Đối với bệnh nhân có khối u ung thư trong cơ thể thì khi thực hiện xét nghiệm máu lần 2, bác sĩ còn thể nhận thấy các chỉ số kiểm tra có sự gia tăng do khối u cũng ngày to hơn. Dựa trên cơ sở này, bệnh nhân sẽ được tiến hành thêm một số kiểm tra khác để tìm được hình ảnh chẩn đoán chính xác. Chẳng hạn như chụp hình cộng hưởng khuếch tán toàn thân nhằm xác định mầm mống của bệnh ung thư,... Ngược lại, với những trường hợp dương tính giả, các chỉ số khi xét nghiệm máu sẽ có sụt giảm rất nhiều so với kết quả ban đầu.
Theo các bác sĩ, những bệnh nhân có hiện tượng âm tính giả càng đáng lo ngại hơn vì đây là đối tượng bị bệnh ung thư nhưng hình thức xét nghiệm máu không tìm gen gây bệnh. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan nhưng không tiết protein huyết tương AFP trong máu. Điều này cũng vô tình khiến cho bệnh nhân chủ quan về tình trạng bệnh của mình và tạo điều kiện cho bệnh tình chuyển biến nặng nề hơn.
3. Xét nghiệm máu có thể phát hiện những bệnh ung thư nào?
Ngoài việc thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện bệnh ung thư hay không thì độc giả cũng muốn tìm hiểu thêm một số bệnh có thể chẩn đoán từ hình thức xét nghiệm này. Thực tế, sự gia tăng của một vài chỉ số trong kết quả xét nghiệm máu giúp bác sĩ có thêm nhiều cơ sở để chẩn đoán bệnh. Điển hình như:
-
Sự gia tăng của chỉ số CEA trong máu có thể là dấu hiệu nhận biết nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản, ung thư vùng đầu cổ,... Ngoài ra, chỉ số này cũng có thể tăng do một vài bệnh lý khác liên quan đến tụy, dạ dày, cổ tử cung, phổi, gan, buồng trứng,...
-
Sự gia tăng của chỉ số AFP có liên quan đến tình trạng ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng hoặc ung thư gan nguyên phát.
Chỉ số AFP tăng cao cảnh báo bệnh ung thư tinh hoàn
-
Sự gia tăng của hàm lượng Protein CA 125 thường phát hiện ở những bệnh nhất mắc bệnh ung thư buồng trứng. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng có thể tăng cao ở một vài đối tượng bị bệnh ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi hoặc ung thư tử cung.
-
Sự gia tăng của chỉ số CA 15-3 thường gặp ở những đối tượng bị ung thư vú hoặc bệnh nhân bị ung thư phổi.
-
Sự gia tăng của dạng Glycoprotein CA 72-4 thường tìm thấy ở những người bị ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng hoặc ung thư dạ dày.
-
Nồng độ HCG tăng cao (trừ những trường hợp đang trong thời kỳ mang thai) thì nguy cơ cao bệnh nhân bị ung thư màng đệm hoặc ung thư tinh hoàn.
-
Tốc độ kháng nguyên PSA tự do hoặc PSA toàn phần trong máu tăng cao là dấu hiệu để nhận biết sớm những trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Chỉ số NSE cao có thể xuất phát do u nội tiết
Mặc dù, sự gia tăng của một vài chỉ số trong xét nghiệm máu có thể liên quan đến một số căn bệnh ung thư nhưng điều đó vẫn chưa đủ điều kiện để kết luận bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp thêm một vài xét nghiệm khác như chụp MRI, nội soi, chụp CT, siêu âm,... để có thêm nhiều cơ sở chẩn đoán bệnh.
4. Một số loại xét nghiệm máu giúp phát hiện tế bào ung thư
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, ngoài việc lý giải xét nghiệm máu có phát hiện bệnh ung thư hay không thì bác sĩ còn chia sẻ về một vài hình thức kiểm tra. Thực tế, trong y học, xét nghiệm máu là một hình thức rất thông dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân bị ung thư. Tuy nhiên, xét nghiệm máu cũng được phân chia thành nhiều loại và những phương pháp dưới đây thường được sử dụng phổ biến hơn. Cụ thể như:
-
Xét nghiệm sàng lọc nhiễm trùng hoặc nhiễm virus: xét nghiệm này được tiến hành nhằm mục đích nắm rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để lựa chọn phương pháp can thiệp hiệu quả nhất. Đối với những bệnh nhân bị bệnh viêm gan B, C, bác sĩ sẽ lựa chọn một hình thức xét nghiệm khác phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Phân tích tế bào máu tìm dấu hiệu bất thường
-
Phân tích tế bào máu: nếu kết quả kiểm tra cho thấy số lượng tế bào (tiểu cầu, bạch cầu hoặc hồng cầu) tồn tại trong máu thay đổi bất thường do tăng cao hoặc giảm nhiều thì bệnh nhân sẽ được lấy máu để tiến hành phân tích dưới kính hiển vi.
-
Xét nghiệm chất điện giải và Ure: hình thức kiểm tra này chủ yếu kiểm tra khả năng làm việc của thận. Nhờ đó, bác sĩ dễ dàng nắm rõ tình trạng sức khỏe bệnh nhân để đưa a những chỉ định và phương pháp điều trị tương thích.
-
Xét nghiệm huyết đồ: đây là một hình thức xét nghiệm giúp bác sĩ có thêm nhiều cơ sở để chẩn đoán bệnh từ việc quan sát hình dạng, kích thước của tế bào màu có biểu hiện bất thường hay không.
Với những chia sẻ từ bài viết trên đây, chúng tôi tin rằng câu hỏi xét nghiệm máu có phát hiện bệnh ung thư hay không hoàn toàn không thể làm khó các bạn. Bên cạnh đó bạn đừng quên xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe của mình. Một trong những địa chỉ uy tín là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với 25 kinh nghiệm và Trung tâm Xét nghiệm đạt ISO 15189:2012 và Tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022. Bệnh viện có cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà để tăng sự thuận tiện và an toàn cho khách hàng. Bạn có thể gọi điện tới số 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm.