Triệu chứng xuất huyết não thường xuất hiện bất ngờ, bệnh nhân không được xử lý cấp cứu sớm dẫn tới tổn thương não nặng nề. Bệnh xuất huyết não chiếm 20% tổng số ca đột quỵ và có tỷ lệ tử vong rất cao. Vậy nguyên nhân xuất huyết não là do đâu?
30/11/2020 | Tìm hiểu các phương pháp điều trị xuất huyết não hiệu quả nhất 23/11/2020 | 4 lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não người nhà cần biết 25/10/2020 | Nguy cơ đột quỵ xuất huyết não bạn cần biết
1. Tìm hiểu về xuất huyết não
xuất huyết não là gì? Xuất huyết não được xếp vào một trong những dạng tai biến mạch máu não, xảy ra khi 1 trong các mạch máu não bị vỡ, rò rỉ khiến máu chảy vào các mô. Tình trạng máu chảy này vừa gây ảnh hưởng đến mô bên cạnh bị máu rò rỉ vừa ảnh hưởng đến mô não không được nhận đủ máu nuôi.
Xuất huyết não không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong
Mặc dù chỉ chiếm khoảng 20% tổng số ca đột quỵ nhưng xuất huyết não lại có tỉ lệ tử vong cao hơn, để lại nhiều di chứng nặng nề khó hồi phục như bại liệt toàn thân, liệt nửa người,…
Bệnh xuất huyết não và cách điều trị được nhiều bạn đọc quan tâm. Ban đầu cần cấp cứu xử lý giảm tổn thương tế bào não ngay khi xuất hiện tình trạng bệnh. Với trường hợp xuất huyết não nhiều có thể cần phẫu thuật dẫn lưu máu ra ngoài.
Xuất huyết não thường gây suy giảm chức năng các hệ thần kinh, dẫn tới di chứng như rối loạn nhận thức, ngôn ngữ, vận động,… Vì thế việc phục hồi chức năng sau xuất huyết não rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường.
2. Nguyên nhân gây xuất huyết não
Xuất huyết não có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh khởi phát có thể từ 1 hoặc kết hợp nhiều nguyên nhân. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây xuất huyết não giúp điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát tốt hơn.
Chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã, tai nạn thể thao hoặc chịu áp lực cao gây tổn thương nội sọ hoặc các mạch máu nội sọ gây chảy máu.
2.2. Tăng huyết áp
Huyết áp cao kéo dài làm tổn thương thành mạch máu, lâu dần có thể gây giãn nở, rò rỉ máu trong mạch hoặc vỡ mạch máu.
2.3. Xơ vữa động mạch
Mỡ máu cao, đặc biệt là cholesterol xấu tạo thành mảng bám trên thành mạch cũng khiến mạch bị tổn thương và rò rỉ máu.
2.4. Dị dạng động tĩnh mạch não
Các trường hợp xuất huyết não do bất thường cấu trúc giữa các đoạn nối động mạch và tĩnh mạch có thể cần phẫu thuật loại bỏ.
2.5. Cục máu đông
Mạch máu não xuất hiện các cục máu đông, gây tổn thương thành mạch và là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuất huyết não.
2.6. Thoái hóa mạch máu não dạng bột
Trong các thành động mạch não tích tụ Protein Amyloid tích tụ, dẫn đến thoái hóa mạch máu.
Khối u não chèn ép cũng là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết não
2.7. Khối u não
Khối u não đè lên các mô não và mạch máu gây vỡ và chảy máu.
Các yếu tố nguy cơ:
-
Nghiện rượu nặng, hút thuốc, thường xuyên sử dụng chất kích thích,… khiến thành mạch yếu hơn.
-
Sản giật, xuất huyết não thất ở trẻ sơ sinh, bệnh mạch máu sau sinh,…
-
Sự hình thành bất thường của collagen trong thành mạch máu.
Dựa trên những nguyên nhân gây sốt xuất huyết não trên, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh bằng cách giảm bớt yếu tố nguy cơ như:
-
Nói không với các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu.
-
Giữ huyết áp ở mức ổn định.
-
Có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
-
Với người thừa cân, cần giảm cân.
-
Tập thể dục thường xuyên tăng cường sức khỏe chung và sự dẻo dai của mạch máu.
-
Kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
3. Một số bài tập phục hồi cho người bệnh xuất huyết não
Các nghiên cứu đã chỉ ra, khoảng 3 - 6 tháng đầu là khoảng thời gian mà người bệnh xuất huyết não có thể phục hồi nhanh nhất với điều trị.
Việc luyện tập nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế hoặc chuyên gia vật lý trị liệu, người thân và gia đình cũng sẽ hỗ trợ luyện tập tại nhà. Một số bài tập đơn giản dưới đây, bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà dưới sự giúp đỡ của người thân:
Khung hỗ trợ giúp người bệnh tập phục hồi chức năng hiệu quả hơn
3.1. Tập tự đứng thăng bằng
Bài tập này tương đối đơn giản, giúp bệnh nhân tăng khả năng vận động các chi, hạn chế di chứng bại liệt, yếu chi. Người bệnh ban đầu có thể cần tập tự đứng với nạng, vật dụng hỗ trợ và người thân đỡ họ đứng thẳng. Sau đó cho bệnh nhân tự đứng dần, đảm bảo trọng lượng cơ thể dồn đều vào 2 chân để giữ thăng bằng.
3.2. Bài tập co duỗi khớp
Khi chức năng vận động bị ảnh hưởng, người bệnh có thể thực hiện bài tập co duỗi các khớp gối, háng,… để phục hồi. Ở bài tập này, người bệnh đưa chân không bị liệt lên phía trước, dồn trọng lượng và giữ thăng bằng bằng chân này. Chân bị ảnh hưởng còn lại tập co, duỗi theo nhịp.
3.3. Bài tập dồn trọng lượng vào chân liệt
Ở bài tập này, bệnh nhân tập giữ trọng lượng và đứng thẳng dựa vào chân bị ảnh hưởng. Đầu tiên hãy giữ cơ thể ở tư thế đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn lên cả 2 chân.
Sau đó từ từ nâng chân bình thường đặt lên vật dụng cao hơn, có thể là đồ vật, bậc cầu thang hoặc bục đỡ tầm 15 - 20 cm. Chân còn lại sẽ tập trung trọng lượng cơ thể. Khi đã quen dần, bệnh nhân có thể giữ thăng bằng trên chân liệt mà không cần sự hỗ trợ từ chân lành.
3.4. Tập phục hồi chức năng thần kinh não bộ
Di chứng thần kinh sau xuất huyết não là không thể tránh khỏi, một số bài tập đơn giản sau người nhà và người bệnh có thể áp dụng kết hợp để khắc phục phần nào.
Trò chuyện giúp người bệnh suy nghĩ tích cực, phục hồi nhanh hơn
Người nhà nên tích cực trò chuyện, kể chuyện cho người bệnh, kể cả bệnh nhân bị bại liệt não để kích thích dây thần kinh hoạt động và suy nghĩ. VIệc này cũng giúp động viên tinh thần cho người bệnh, giúp họ tin tưởng vào cuộc sống và khả năng hồi phục hơn.
Việc luyện tập suy nghĩ, nói chuyện, phục hồi chức năng não ở bệnh nhân nên thực hiện từ từ, không nên gắng sức gây đau đớn, suy nghĩ tiêu cực.
Bệnh xuất huyết não nguy hiểm và để lại nhiều di chứng, vì thế điều trị sớm và tích cực đóng vai trò quan trọng.