Buồng trứng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ sinh sản, nằm ở hai bên khung xương chậu dưới. Trong cơ thể người phụ nữ liên tục xảy ra những phản ứng sinh lý và một trong số đó sẽ tác động đến buồng trứng, gây ra những cơn đau. Bên cạnh đó, còn rất nhiều nguyên nhân gây đau tại buồng trứng khác.
19/03/2021 | Tìm hiểu những phương pháp chẩn đoán u bì buồng trứng 19/03/2021 | U nang buồng trứng có phải mổ không? Khi nào thì nên mổ? 03/03/2021 | Mổ u nang buồng trứng bao lâu thì lành và cách chăm sóc
Buồng trứng đóng vai trò trong chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển các đặc tính tình dục của phụ nữ. Theo chu kỳ, một tháng các nang trứng ở buồng trứng sẽ trưởng thành thành trứng và được đưa ra khỏi buồng trứng quá trình này được gọi là rụng trứng.
Buồng trứng là một cơ quan vô cùng quan trọng trong hệ sinh sản
Quá trình rụng trứng lặp lại đều đặn được gọi là chu kỳ kinh nguyệt xảy ra đều đặn từ tuổi dậy thì đến thời kỳ mãn kinh. Sau đây là 5 nguyên nhân gây đau tại buồng trứng phổ biến hiện nay:
1. Rụng trứng
Đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ nhưng nó sẽ gây ra những cơn đau ở buồng trứng cho phái nữ. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây đau tại buồng trứng này và cách khắc phục nó.
Đau do rụng trứng
Mỗi tháng ở cơ thể người phụ nữ sẽ có hiện tượng rụng trứng, thường xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt.Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng có thời gian rụng trứng đúng như vậy.
Trong quá trình trứng rụng sẽ gây ra cảm giác đau, khó chịu ở một số phụ nữ nhưng một số khác thì không xảy ra cảm giác này. Cảm giác đau do rụng trứng thường xảy ra ở vùng buồng trứng cả hai bên hoặc một bên. Đau có thể kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, tăng tiết dịch âm đạo hoặc chảy máu.
Cách khắc phục
Không có biện pháp triệt để nào để làm giảm hiện tượng này, một số chị em thường dùng thuốc tránh thai hoặc thuốc giảm đau để giảm bớt khó chịu. Tuy nhiên dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ vô cùng nguy hiểm và gây ra những hệ lụy khôn lường. Vì thế cách an toàn nhất là vận động nhẹ nhàng để giảm đau hoặc chườm túi ấm để làm dịu cơn đau bạn có thể sử dụng thuốc nhưng cần có sự giám sát của bác sĩ.
Rụng trứng là hiện tượng bình thường xảy ra ở phụ nữ ở độ tuổi sinh sản là yếu tố quyết định việc tạo thành thai nhi
2. Tình trạng viêm nhiễm vùng chậu
Viêm nhiễm vùng chậu là một nguyên nhân gây đau tại buồng trứng thuộc dạng nhiễm trùng, nhiễm trùng bắt đầu từ vùng chậu, sau đó lan đến buồng trứng và các cơ quan xung quanh.
Các nguyên nhân chính
Vi khuẩn gây nhiễm trùng thường được lây lan bởi các bệnh qua đường tình dục như bệnh lậu hay chlamydia. Các nguyên nhân nhiễm trùng khác có thể kể đến như: sảy thai, phá thai, đặt vòng tránh thai, nhiễm trùng sau khi sinh hoặc các thủ tục xâm lấn khác.
Cách điều trị
Tình trạng nhiễm trùng ở vùng chậu gây ảnh hưởng đến buồng trứng được điều trị bằng việc dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiềm ẩn. Trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh đường uống. Nếu thuộc trường hợp nặng hơn cần phải ở lại bệnh viện sử dụng kháng sinh đường tiêm và theo dõi thêm.
3. Xoắn buồng trứng
Xoắn buồng trứng là nguyên nhân gây đau tại buồng trứng tại buồng trứng trực tiếp nhất.
Xoắn buồng trứng là gì?
Giữa buồng trứng và thành bụng được liên kết bằng một dây chằng mỏng để các mạch máu và dây thần kinh có thể nuôi dưỡng buồng trứng. Vì một số lí do mà các dây chằng ấy bị xoắn lại thậm chí bị thắt nút có thể gây hoại tử buồng trứng rất nguy hiểm.
Nguy cơ xoắn buồng trứng cao hơn ở những người có thai, sau kích thích buồng trứng trong hỗ trợ sinh sản, sau các phẫu thuật ở buồng trứng.
Cách khắc phục
Xoắn buồng trứng được xem là một biến chứng vô cùng nguy hiểm cần phẫu thuật để giải quyết nếu không sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Minh họa tình trạng xoắn buồng trứng
4. Lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân gây đau tại buồng trứng
Một nguyên nhân gây đau tại buồng trứng khác đó là lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng đây là hiện tượng phát triển bất thường của một số mô trong khu vực buồng trứng.
Như thế nào là lạc nội mạc tử cung
Sự phát triển bất thường của các mô chịu tác động bởi chu kỳ kinh nguyệt ở bên ngoài tử cung được gọi là lạc nội mạc tử cung. Mô này có thể phát triển ở bất kỳ đâu trong ổ bụng có thể trong tiểu khung thậm chí là trong buồng trứng.
Ở đầu chu kì khi nồng độ hormone tăng lên dẫn đến sự phát triển của các mô. Khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu các mô này sẽ bắt đầu bong ra giống như niêm mạc của tử cung. Điều này có thể gây ra hiện tượng chảy máu trong vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra mô sẹo, cảm giác đau bụng và vùng chậu.
Cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật tùy vào kích thước, tuổi,... Không có loại thuốc nào đặc trị cho lạc nội mạc tử cung, chỉ có thể dùng thuốc nội tiết, thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật.
Nguyên nhân gây đau tại buồng trứng có thể do lạc nội mạc tử cung
U nang buồng trứng hầu hết được nhận định là u lành tính, tuy nhiên đây cũng là một nguyên nhân gây đau tại buồng trứng trực tiếp nhất.
Nhận thức về u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một khối chứa đầy chất lỏng tại buồng trứng của phụ nữ. Hầu hết các trường hợp u nang buồng trứng đều không ghi nhận thấy triệu chứng nào hoặc cảm thấy đau tức ở buồng trứng có u nang. Tuy nhiên ở một số trường hợp u nang buồng trứng vỡ hoặc bị xoắn thì có thể gây ra các triệu chứng: đau bụng đột ngột, kèm theo vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt,...
Ung thư buồng trứng: Ung thư là một trường hợp cực kỳ hiếm gặp của u nang buồng trứng.
Điều trị
Tùy theo tính chất của u nang buồng trứng bác sĩ sẽ đưa ra các quyết định điều trị khác nhau. Đối với u nang buồng trứng cơ năng: chỉ cần theo dõi, sau vài chu kỳ kinh nguyệt có thể mất đi. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp nang có kích thước lớn, ...
U nang là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể gây nên tình trạng đau ở buồng trứng
Trên đây là những nguyên nhân gây đau tại buồng trứng phổ biến nhất đã được tổng hợp lại. Trên thực tế còn rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng triệu chứng đau buồng trứng nhưng hiếm gặp và có tính nguy hiểm cao hơn. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, chị em cần có một thói quen sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và đi kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế có uy tín.