U xơ tử cung và u nang buồng trứng là hai bệnh lý khá thường gặp ở nữ giới, song thường bị nhầm lẫn do triệu chứng và ảnh hưởng bệnh khá giống nhau. Cần phân biệt u xơ tử cung và u nang buồng trứng để điều trị hiệu quả, đúng bệnh. Dưới đây là một số điểm khác nhau cơ bản bạn cần biết của 2 bệnh lý này.
02/07/2021 | Góc tư vấn: U xơ tử cung có chuyển thành ung thư không? 02/07/2021 | U xơ tử cung ảnh hưởng tới khả năng thụ thai như thế nào? 01/07/2021 | U xơ tử cung lành tính có tự teo đi không và biến chứng của bệnh
1. Phân biệt u xơ tử cung và u nang buồng trứng
1.1. Vị trí mắc bệnh
Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa u xơ tử cung và u nang buồng trứng, vị trí phát triển khối u là khác nhau.
U xơ tử cung và u nang buồng trứng là 2 bệnh phụ khoa thường gặp
U xơ tử cung
U xơ tử cung là kết quả của sự tăng sinh tế bào tử cung quá mức dẫn đến hình thành khối u, đây là dạng u đặc, có thể hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong tử cung như: niêm mạc, dưới thanh mạc, sâu trong lớp cơ tử cung.
U xơ tử cung bản chất là các tế bào cơ trơn, phát triển thành dạng khối đàn hồi, vững chắc, kích thước có thể từ nhỏ đến lớn, có thể là 1 khối u hoặc nhiều khối u xơ ở nhiều vị trí khác nhau ở tử cung.
U nang buồng trứng
Trái ngược với u xơ tử cung, u nang buồng trứng không phải là khối đặc mà là khối u có lớp vỏ mỏng, bên trong chứa dịch lỏng. Khối u hình thành tại buồng trứng, bản chất là sự phát triển quá mức của mô tế bào buồng trứng, đôi khi là cả mô khác của cơ thể như tế bào nội mạc tử cung,…
U nang buồng trứng có thể gặp ở cả 2 bên buồng trứng
Cấu tạo bình thường người phụ nữ sẽ có 2 buồng trứng, u nang buồng trứng có thể xảy ra ở 1 hoặc cả hai bên.
1.2. Triệu chứng bệnh
Với vị trí xuất hiện khối u khác nhau, u xơ tử cung và u nang buồng trứng ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng tương ứng bao gồm:
U xơ tử cung
Đau bụng vùng hố chậu hoặc hạ vị: Người bệnh thường bị đau kiểu căng tức, cơn đau nghiêm trọng hơn khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc vừa kết thúc kỳ kinh.
Ra kinh nhiều: U xơ tử cung khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra nhiều hơn, máu kinh nguyệt ra cũng nhiều bất thường.
Vô sinh: Sự xuất hiện của u xơ tử cung làm biến đổi cấu trúc tử cung, khối u lớn hoặc nằm ở vị trí đặc biệt sẽ gây vô sinh do cản trở hoạt động làm tổ của phôi thai.
Rối loạn tiểu tiện: Với khối u xơ tử cung kích thước lớn, bàng quang, trực tràng là cơ quan thường bị chèn ép, dẫn đến giảm thể tích chứa nước tiểu, bệnh nhân thường bị rối loạn tiểu tiện đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt, cảm giác tiểu khó,…
Sảy thai nhiều lần: Đây là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân u xơ tử cung do sự phát triển của u xơ khiến phôi thai khó đậu, tỉ lệ sảy thai cũng cao hơn.
U xơ tử cung là nguyên nhân gây sảy thai nhiều lần
U nang buồng trứng
So với u xơ tử cung thì triệu chứng của u nang buồng trứng thường thậm lặng hơn, khó phát hiện hơn song cũng gây hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe sinh sản của người bệnh.
Rối loạn kinh nguyệt: buồng trứng là cơ quan quan trọng sản xuất nội tiết tố sinh dục nữ, bệnh nhân bị u nang buồng trứng thường gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ, rụng trứng không theo chu kỳ ổn định. Nhiều bệnh nhân có thể kéo dài chu kỳ rụng trứng lên đến 35 ngày, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
1.3. Phương pháp điều trị
Nếu khối u xơ nhỏ, không gây biến chứng thì có thể theo dõi, chưa cần điều trị. Với u xơ tử cung và u nang buồng trứng cần can thiệp thì hiện nay có 2 phương pháp chính là:
Điều trị nội khoa
Thuốc điều trị được chỉ định sẽ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u tại buồng trứng hoặc tử cung, một số có thể làm teo nhỏ kích thước khối u. Tuy nhiên, điều trị nội khoa không thể làm tan hết khối u hoàn toàn, song có thể kiểm soát triệu chứng và bảo toàn khả năng sinh sản với trường hợp khối u nhẹ, đáp ứng điều trị với thuốc.
Điều trị u xơ tử cung còn phụ thuộc vào mong muốn sinh con của người bệnh
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật can thiệp là phương pháp tối ưu có thể loại bỏ hoàn toàn khối u bất thường, đặc biệt với trường hợp u lớn, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan xung quanh và gây triệu chứng cho người bệnh. Với u xơ tử cung, có thể phẫu thuật bóc tách khối u hoặc thắt mạch bảo toàn tử cung nếu bệnh nhân còn mong muốn mang thai, nếu không có thể cắt bỏ hoàn toàn tử cung để ngăn chặn nguy cơ tái phát.
Điều trị ngoại khoa ở bệnh nhân u nang buồng trứng khó khăn hơn, có thể cắt bỏ bên buồng trứng bị bệnh tùy vào tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như mong muốn tiếp tục có con của người bệnh.
2. Phòng ngừa u xơ tử cung và u nang buồng trứng
Nguyên nhân hình thành khối u bất thường hiện vẫn chưa được làm rõ, song các nhà khoa học xác định có liên quan đến yếu tố di truyền, rối loạn nội tiết tố và bệnh lý tại cơ quan của người bệnh. Do đó, khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần là cần thiết để tầm soát, phát hiện sớm sự xuất hiện của khối u bất thường.
Ngoài ra, để phòng ngừa u xơ tử cung, u nang buồng trứng, cần cải thiện sức khỏe từ bên trọng bằng việc:
2.1. Ăn uống hợp lý
-
Chế độ ăn giàu protein và vitamin từ các loại trái cây, rau tươi có tác dụng giảm sự phát triển bất thường của mô xơ.
-
Thực phẩm bổ sung estrogen cân bằng tốt cho phụ nữ: đậu hũ, đậu lăng, sữa đậu nành,…
-
Nên hạn chế nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo dẫn đến hiện tượng cường estrogen.
Ăn nhiều chất béo là nguyên nhân dẫn đến phát triển u ở phần phụ
2.2. Thói quen sinh hoạt hợp lý
-
Thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh.
-
Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
-
Điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày.
-
Hạn chế việc nạo phá thai: Đây là nguyên nhân dẫn đến vô sinh và các bệnh liên quan đến tử cung, vùng kín.
Thông qua bài viết này, hi vọng bạn đọc có thể phân biệt u xơ tử cung và u nang buồng trứng - hai bệnh lý thường gặp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe chung của người phụ nữ.