Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư phổ biến, gây tử vong cao hiện nay. Chủ động phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh nguy hiểm này. Nắm được nguyên nhân ung thư đại trực tràng sẽ giúp bạn và gia đình tránh xa căn bệnh này.
12/03/2021 | Nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét đại trực tràng chảy máu 01/01/2021 | Giá trị của các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán - theo dõi và tiên lượng ung thư đại trực tràng 23/10/2020 | Polyp đại trực tràng: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị
1. Tìm hiểu các thông tin cơ bản về ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng xảy ra khi tế bào ung thư hình thành và phát triển thành khối u, khởi nguồn từ ruột kết, manh tràng hoặc trực tràng. Theo thời gian, các tế bào ung thư không tự chết đi mà tiếp tục nhân lên số lượng, lan rộng và dần xâm chiếm các mô, cơ quan.
Đại trực tràng là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa
1.1. Các vị trí ung thư đại trực tràng thường gặp
Đại tràng có chiều dài lớn, vì thế nhiều vị trí của đại tràng có thể hình thành và phát triển ung thư. Song ung thư đại trực tràng thường gặp nhất ở manh tràng và đại tràng xích ma. Khối u hình thành ở khu vực đại tràng khác nhau có thể có tính chất và đặc điểm phát triển bệnh khác nhau. Cụ thể:
Ung thư đại tràng phải
Khối u ung thư đại tràng phải thường gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ít trường hợp gây tắc hay hẹp ruột.
Ung thư đại tràng trái
Khối u ung thư đại tràng trái đa phần có kích thước nhỏ, dễ gây hẹp tắc lòng đại tràng và triệu chứng cũng rõ ràng hơn.
Ung thư tại manh tràng
Khối u phát triển nằm gần hố chậu phải nên dễ nhầm lẫn với bệnh lao góc hồi, manh tràng.
Ung thư tại đại tràng ngang
Với vị trí phát triển này, khối u ung thư có thể dính với dạ dày, gan, ruột non, tử cung, phần phụ, bàng quang,…
Ung thư có thể phát triển tại nhiều vị trí khác nhau của đại trực tràng
1.2. Giai đoạn phát triển bệnh
Ung thư đại trực tràng sẽ phát triển nặng dần theo 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1
Khi tế bào ung thư mới xuất hiện và có thể đã hình thành khối u nhỏ ở thành niêm mạc đại trực tràng.
Giai đoạn 2
Tế bào ung thư đã nhiều hơn, xâm lấn vào tổ chức sâu của thành đại tràng hoặc thậm chí đến vùng lân cận xa hơn. Tuy nhiên ung thư vẫn chưa lan đến hạch bạch huyết hay hệ thống xa nên điều trị giai đoạn này vẫn triệt để và hiệu quả cao.
Giai đoạn 3
Lúc này, tế bào ung thư không chỉ trong phạm vi đại tràng mà lan vào hệ bạch huyết hoặc xa hơn đến thành đường ruột.
Giai đoạn 4
Tế bào ung thư có mặt ở hệ bạch huyết và di căn đến cơ quan nội tạng xa như phổi, gan,…
Ung thư đại trực tràng phát hiện càng muộn, tế bào ung thư càng lan rộng thì việc loại bỏ ung thư hoàn toàn càng khó khăn, tỉ lệ tử vong cao.
2. Nguyên nhân ung thư đại trực tràng điển hình
Về cơ chế chính xác gây ra ung thư đại trực tràng, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được. Song các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đại trực tràng bao gồm:
2.1. Bệnh lý đường ruột
Các bệnh lý đường ruột, đại trực tràng gây tổn thương, viêm nhiễm lâu dài, xuất hiện vết loét lan rộng và ăn sâu vào niêm mạc là một trong những nguyên nhân ung thư đại trực tràng do bệnh có thể gây phát triển tế bào ung thư.
Bệnh lý đường ruột nói chung rất dễ tái phát do hoạt động tiêu hóa thức ăn liên tục, khó loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi mắc phải các bệnh lý này, người bệnh cần tích cực điều trị cùng với chăm sóc, thay đổi thói quen để cải thiện bệnh.
Crohn là một dạng bệnh viêm ruột ảnh hưởng gây viêm tại nhiều phần của đường tiêu hóa, có thể từ miệng, dạ dày, đại trực tràng,… đến hậu môn. Thời gian mắc bệnh Crohn và mức độ viêm càng nghiêm trọng thì nguy cơ tử vong càng cao.
Ngoài ra, tế bào ung thư bất thường cũng xuất hiện do vấn đề gặp phải trong quá trình điều trị.
2.3. Polyp đại tràng
Polyp là các u mô lành tính hình thành trên niêm mạc đại tràng, thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tiêu hóa của người bệnh. Tuy nhiên, polyp kéo dài cùng các yếu tố tác động khác hoàn toàn có thể thoái hóa thành ung thư ác tính.
Nguy cơ phát triển thành ung thư được đánh giá cao ở các polyp có đường kính trên 20mm và thời gian từ 10 - 15 năm. Bên cạnh đó, số lượng polyp đại tràng nhiều cũng làm tăng nguy cơ ung thư.
2.4. Di truyền
Tỉ lệ ung thư đại trực tràng liên quan đến yếu tố di truyền được xác định khoảng 3 - 5%. Do đó, đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh., tức những người có tiền sử gia đình mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Di truyền cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đại trực tràng
2.5. Béo phì
Dù chưa xác định được rõ mối liên quan nhưng những người béo phì có nồng độ cholesterol, insulin trong máu tăng cao, khiến hoạt động miễn dịch bị ảnh hưởng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý dạ dày, đường ruột và thúc đẩy thoái hóa tế bào thành ung thư ác tính.
2.6. Chế độ ăn uống kém lành mạnh
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe hệ tiêu hóa và nguy cơ mắc bệnh lý đường ruột. Dưới đây là những thói quen ăn uống kém lành mạnh làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
2.7. Ăn nhiều thực phẩm lên men, muối chua
Thực phẩm lên men là những món ăn yêu thích của nhiều người như: kim chi, cà muối, dưa muối,… Tuy nhiên, đây là nhóm thực phẩm gây hại hàng đầu cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Trong các thực phẩm muối chua này thường chứa nhiều nitrosamine - sản phẩm amin hóa của muối nitrit có khả năng gây ung thư.
2.8. Hút thuốc lá
Trong khói thuốc có đến 7.000 chất hóa học khác nhau, trong đó có 69 chất nguy hiểm có thể gây hình thành và biến đổi tế bào ung thư. Vì thế, hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là nguyên nhân thúc đẩy hình thành ung thư đại trực tràng.
2.9. Uống rượu bia
Lạm dụng rượu bia đều gây kích thích đường ruột, gây tổn thương niêm mạc và bệnh lý dạ dày, đại trực tràng.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đường ruột
2.10. Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường sử dụng nhiều dầu mỡ, muối và chất bảo quản như: xúc xích, thịt xông khói, thịt muối, lạp xưởng,… Đặc biệt, hàm lượng Natri Nitrit cao trong các thực phẩm này là nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng.
Như vậy, nhiều nguyên nhân ung thư đại trực tràng hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế được. Đây chính là biện pháp để mỗi chúng ta ngăn ngừa bệnh cũng như tăng cường sức khỏe chung.