Viêm tai giữa là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý không thể chủ quan bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, MEDLATEC sẽ cung cấp những triệu chứng viêm tai giữa trong bài viết dưới đây để các bạn có thể nhận biết.
18/04/2020 | Bệnh viêm tai giữa: nguyên nhân và cách phòng tránh 11/04/2020 | Nội soi tai chẩn đoán viêm tai giữa 09/05/2019 | Viêm tai giữa ở trẻ xử trí như thế nào cho đúng cách?
1. Thế nào là bệnh viêm tai giữa?
Trước khi đi tìm hiểu những triệu chứng viêm tai giữa chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về bệnh viêm tai giữa là gì.
Cấu tạo của tai người sẽ được chia làm 3 phần đó là tai ngoài, tai trong và tai giữa. Tai giữa là phần ở phía sau của màng nhĩ có chức năng truyền tải âm thanh từ ngoài vào trong, vì vậy phần tai giữa rất quan trọng.
Viêm tai giữa là một trong số những bệnh lý xảy ra ở tai giữa. Người bệnh viêm tai giữa sẽ bị tổn thương và viêm nhiễm ở trong tai giữa do vi khuẩn sinh sôi và phát triển bên trong. Hoặc bệnh cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng khiếm thính. Bên cạnh đó trẻ bị viêm tai giữa có thể ảnh hưởng đến khả năng học hành.
Viêm tai giữa có thể do vi khuẩn hoặc môi trường bên ngoài
2. Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa
triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn và trẻ em sẽ khác nhau, cụ thể:
Đối với người lớn
Ở người lớn các triệu chứng viêm tai giữa đó là cảm thấy đau tai. Cảm giác này đôi khi kèm theo nhói và giật giật ở tai. Có những trường hợp bệnh nhân bị đau lan lên cả phần đầu khiến cho một tai hoặc hai tai tê cứng, khi sờ vào thấy hơi sưng và nóng.Ngoài ra người lớn cũng sẽ thấy tai bị ù, sức nghe bị giảm sút, nghe không rõ và hay thấy trong tai có cảm giác ọc ọc như có nước.
Tai chảy dịch mủ ra bên ngoài theo đợt hoặc theo ngày. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, hiện tượng này sẽ xuất hiện nhiều. Phần dịch mủ chảy ra từ trong tai có màu vàng, đối với bệnh nhân bị viêm tai xương chũm sẽ có mùi rất hôi và khó chịu.
Trường hợp thấy tai có dịch mủ cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Tai chảy dịch là triệu chứng viêm tai giữa dễ nhận biết
Đối với trẻ nhỏ
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau thì bạn nên đưa bé đi khám và kiểm tra:
-
Trẻ sốt cao lên tới 39 - 40 độ C, hay quấy khóc và ăn kém, bỏ ăn, nôn trớ và nặng hơn là co giật.
-
Đối với trẻ nhỏ sẽ lắc đầu và liên tục lấy tay cho vào trong tai. Còn trẻ lớn hơn đã biết nói sẽ kêu đau tai.
-
Trẻ sẽ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Triệu chứng này gần như xuất hiện đồng thời với triệu chứng sốt.
-
Bé trằn trọc khó ngủ và tỏ ra bứt rứt khi đặt nằm xuống.
-
Trẻ không giữ thăng bằng và hay nghiêng phần đầu sang một bên.
Nếu cha mẹ không phát hiện những triệu chứng viêm tai giữa và kịp thời đưa trẻ đi khám và điều trị thì chỉ vài ngày sau bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn. Sau từ 2 - 3 ngày, màng tai bị thủng sẽ có mủ chảy ra ngoài qua lỗ tai.
Sốt cao, quấy khóc, bỏ ăn,… là những triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ
3. Điều trị viêm tai giữa như thế nào
Bên cạnh triệu chứng viêm tai giữa thì cách điều trị như thế nào cũng được nhiều người quan tâm. Điều trị bệnh viêm tai giữa chủ yếu là để phục hồi thính lực của bệnh nhân, ngăn chặn bệnh phát triển thành mạn tính không phục hồi như xơ nhĩ, viêm tai dính, xẹp nhĩ,…
Sẽ tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bệnh ở giai đoạn đầu và màng nhĩ chưa bị thủng sẽ thường dùng kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, chống viêm và sát trùng mũi họng. Ngoài ra đối với trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng sẽ cần phối hợp với bác sĩ, thầy thuốc nhi khoa.
Bên cạnh điều trị viêm tai giữa bác sĩ cũng sẽ điều trị triệt để các bệnh liên quan đến vùng mũi họng như viêm xoang, viêm quanh răng, viêm họng, viêm mũi, nhiệt miệng, viêm amidan,…
Nếu bệnh nhân đã bước sang giai đoạn muộn và màng nhĩ bị thủng, ngoài sử dụng các loại thuốc điều trị toàn thân bệnh nhân sẽ phải làm thuốc hai tai tại các cơ sở tai mũi họng hàng ngày. Bên cạnh đó bác sĩ cùng cần theo dõi sát sao tình trạng thủng lỗ màng nhĩ của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng sinh không khỏi sẽ phải chuyển qua phương pháp khác như đặt ống thông nhĩ Diablo hoặc nạo viêm amidan.
Tùy vào từng trường hợp của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp
4. Cách phòng bệnh viêm tai giữa
Dưới đây là một số cách phòng bệnh viêm tai giữa cho người lớn và trẻ em:
Đối với người lớn
-
Mỗi khi vệ sinh tai hãy chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, nặng hơn là thủng màng nhĩ và gây viêm tai giữa.
-
Không để nước bẩn vào trong tai (đặc biệt khi đi bơi và gội đầu).
-
Nếu mắc các bệnh lý về mũi họng hãy điều trị triệt để.
Đối với trẻ em
-
Thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ và để các đồ vật không sạch sẽ cách xa tầm với của trẻ.
-
Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian.
-
Khuyến khích cho con bú sữa mẹ bởi trong sữa mẹ có đề kháng giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa.
-
Nếu cho trẻ bú bình hãy giữ trẻ ngồi thẳng và tránh cho bú khi đang nằm.
-
Để trẻ tránh xa nơi có khói thuốc lá.
Các triệu chứng viêm tai giữa trên đây đều dễ nhận biết và cha mẹ cần lưu tâm. Nếu thấy một trong các biểu hiện này, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng. Đến đây, nếu còn bất kỳ câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp, hãy nhanh tay nhấc máy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số điện thoại hotline 1900 56 56 56 để được trợ giúp.