Hiện nay, tỷ lệ người dân mắc bệnh lý về tuyến giáp tại nước ta đang ngày càng tăng. Nội soi tuyến giáp là một kỹ thuật được các bác sĩ ưu tiên sử dụng trong việc điều trị và theo dõi các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý tuyến giáp và kỹ thuật nội soi này.
24/02/2020 | Xét nghiệm tuyến giáp và những điều cần biết 07/02/2020 | Xét nghiệm TSH trong việc chẩn đoán các bệnh về tuyến giáp 07/02/2020 | Xét nghiệm TG trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp 06/02/2020 | Xét nghiệm u tuyến giáp khi nào và cần lưu ý những gì?
1. Dấu hiệu nào khiến bạn nghĩ ngay đến các bệnh lý tại tuyến giáp?
tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất trong cơ thể. Bộ phận này có dạng hình cánh bướm nằm ở phía cổ, phía trước khí quản. Đây chính là trung tâm giải phóng các hormone, tham gia các quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Thông thường các bệnh về tuyến giáp không có biểu hiện rõ ràng. Tỷ lệ bị bỏ sót, không chẩn đoán được từ 20 - 60% trong tổng số người mắc bệnh, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Muốn chẩn đoán chính xác các bệnh lý này cần áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra. Trong quá trình điều trị, ngoài sử dụng thuốc thì hiện nay phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là nội soi tuyến giáp. Bởi đây là kỹ thuật vừa an toàn vừa có tính thẩm mỹ cao.
Khi bạn có các dấu hiệu dưới đây thì nên nghĩ ngay đến bệnh tại tuyến giáp:
Bướu cổ là một trong những dấu hiệu của bệnh lý tuyến giáp
-
Đau các khớp: đây là dấu hiệu tuyến giáp suy yếu chức năng. Lượng hormone tín hiệu dẫn truyền đến não bị thiếu hụt, do đó mà thông tin gửi đến các cơ chậm hơn bình thường, dẫn đến ngứa, tê cánh tay. Trường hợp bị cường giáp sẽ có biểu hiện cứng khớp, nhất là vào lúc sáng sớm, việc phối hợp các chi kém linh hoạt.
-
Cân nặng tăng giảm một cách bất thường: khi bị cường giáp, hormone sẽ được sản xuất liên tục khiến bạn luôn cảm thấy đói nhưng ăn bao nhiêu cũng sụt cân. Đối với suy tuyến giáp thì ngược lại, bạn sẽ tăng cân nhanh chóng dù ăn ít và không có cảm giác thèm ăn.
-
Tăng huyết áp: đây là dấu hiệu tuyến giáp bị rối loạn chức năng sản xuất hormone dẫn đến ảnh hưởng tim mạch, tác động đến nhịp tim và sức bơm máu.
-
Trầm cảm: serotonin là hormone kích thích sự vui vẻ, thoải mái cho cơ thể. Khi tuyến giảm sản xuất serotonin sẽ dẫn đến thiếu hormone lên não, khiến bạn chán nản và mệt mỏi, mất ngủ liên tục hoặc ngủ không sâu dẫn. Trầm cảm có thể xuất hiện nếu tình trạng trên kéo dài.
-
Khi bị suy tuyến giáp, tóc sẽ trở nên xơ, cứng, dễ gãy, rụng; da khô, bong tróc. Đó là do lượng hormone tiết ra bị rối loạn. Bệnh cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Lượng estrogen tiết ra bị rối loạn sẽ làm giảm cảm giác ham muốn, có thể dẫn đến vô sinh.
2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh tuyến giáp
Hiện nay, các phương pháp được phối hợp để chẩn đoán chính xác các bệnh tuyến giáp bao gồm:
-
Dựa vào triệu chứng và đánh giá lâm sàng: khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng liên quan đến bệnh lý tuyến giáp, thông qua sờ có thể đánh giá được độ chắc và kích thước của tuyến giáp. Bác sĩ cũng có thể phát hiện mật độ nhân lên hoặc độ mềm của tuyến giáp thông qua sờ. Khám mắt để kiểm tra cơ mi, độ lồi hay phù hốc mắt có thể phát hiện suy hoặc cường giáp.
Sờ tuyến giáp để đánh giá kích thước và độ chắc của tuyến giáp
-
TSH là hormone kích thích tuyến giáp. Định lượng TSH máu là xét nghiệm đầu tiên được lựa chọn khi có nghi ngờ bệnh tuyến giáp.
-
Định lượng FT4 dùng để chẩn đoán và xác định mức độ nặng của cường giáp.
-
Kiểm tra độ tập trung iod phóng xạ: nếu độ tập trung iod thấp có nghĩa tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, đây là dấu hiệu bệnh lý giúp chẩn đoán phân biệt cường giáp và tính liều iod điều trị.
-
Chẩn đoán hình ảnh tuyến giáp bao gồm: Kiểm tra xạ hình tuyến giáp giúp kiểm tra sự hấp thu của tế bào tuyến giáp. Siêu âm có vai trò chủ yếu trong đánh giá sự nhân lên của tuyến giáp. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ là là thủ thuật hỗ trợ chẩn đoán chính xác trong hầu hết các trường hợp.
Kỹ thuật nội soi tuyến giáp hầu như không có ý nghĩa đối với việc chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp nhưng lại có giá trị cao trong điều trị bệnh.
3. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, nội soi tuyến giáp được coi là một công cụ hữu hiệu trong điều trị bệnh. Kỹ thuật này bắt đầu ở Việt Nam từ năm 2004, song chỉ dừng lại ở việc bóc nhân và cắt bỏ thùy giáp khi bị bướu giáp đơn nhân có kích thước nhỏ. Ngày nay, nội soi tuyến giáp còn mở rộng trong điều trị các bệnh cường giáp, basedow, bướu giáp đa nhân 2 thùy và ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm.
So với phương pháp mổ hở truyền thống thì phẫu thuật nội soi tuyến giáp có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Đối với phương pháp mổ, rủi ro trong và sau phẫu thuật có tỷ lệ cao, vết sẹo ở cổ sau mổ làm mất tính thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như giao tiếp của người bệnh. Nội soi tuyến giáp là phương pháp ít xâm lấn, an toàn, khả năng hồi phục sau phẫu thuật nhanh, nhất là sẹo ở cổ như phương pháp mổ. Sau nội soi chỉ có vết sẹo dài khoảng 1cm ở nách hoặc ngực, tại vị trí này có thể dễ dàng che kín thông qua trang phục.
Ngày nay, nội soi tuyến giáp được sử dụng ngày càng nhiều và có những tiến bộ về mặt kỹ thuật. Người bệnh cần phải nhịn ăn tối thiểu 6 - 8 giờ trước khi nội soi. Bệnh nhân sẽ được khám và có thể gây mê toàn thân khi nội soi để tránh gây đau đớn.
Tiếp theo, một đường rạch dài khoảng 2 - 3 cm dưới da tại vùng nách hoặc ngực sẽ được thực hiện để đưa ống nội soi vào trong thông qua đó. Hiện nay, nhiều bệnh viện thay vì làm cách trên chỉ cần tạo 3 lỗ nhỏ ở nách nhờ đó mà khắc phục được vấn đề sẹo sau nội soi. Khi ống nội soi đã vào được bên trong, khí CO2 sẽ được bơm vào để tạo môi trường.
Dựa vào hình ảnh do ống nội soi ghi lại, bác sĩ chính sẽ tiến hành cắt bỏ phần thùy giáp bệnh lý. Thông thường một ca phẫu thuật sẽ kéo dài từ 20 - 30 phút, trừ những ca khó có thể kéo dài hơn.
Quá trình phẫu thuật nội soi tuyến giáp
Như vậy có thể thấy nội soi tuyến giáp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều trị, theo dõi bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Để đặt lịch thăm khám, tư vấn mọi vấn đề về sức khỏe, bạn đọc có thể liên hệ đến MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.