Nội soi tiêu hóa là gì, phát hiện bệnh gì, an toàn không… là những câu hỏi quen thuộc. Trong bài chia sẻ dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời chính xác
16/08/2019 | Nội soi dạ dày không đau: Giải quyết nỗi lo lắng của người bệnh 15/08/2019 | Những thông tin cần biết khi nội soi đại tràng 12/08/2019 | Những thông tin cần biết về nội soi thực quản - dạ dày – tá tràng
Ghi nhận về ung thư năm 2018 tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả hai giới với số mắc mới là 14.733 hầu hết khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn và có tới 7.856 ca tử vong.
Cũng theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với nhóm bệnh nhân phát hiện bệnh giai đoạn sớm có tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 90%, bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn thì chỉ khoảng 10%.
Vậy làm thế nào để phát hiện được ở giai đoạn sớm?
Phương pháp nội soi tiêu hóa ra đời đã làm giải quyết được điều đó. Việc phát hiện những tổn thương sớm, qua đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả sẽ giúp cho người bệnh tránh được can thiệp nặng nề, đồng thời kéo dài được tuổi thọ. Vậy bạn đã biết những vì về kỹ thuật này?
1. Nội soi tiêu hóa là gì?
Để phát hiện các bệnh lý đường tiêu hóa, từ xưa đến nay Y học có nhiều phương pháp được kể đên như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cản quang đường tiêu hóa. Thế nhưng để phát hiện bệnh sớm bệnh lại không hề dễ dàng chút nào. Ở thời điểm hiện tại, nội soi chính là phương pháp tốt nhất giúp bác sĩ phát hiện, chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa.
Nội soi tiêu hóa là tiêu chuẩn vàng để phát hiện các bệnh lý về đường tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa thực chất đó là nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng và đại tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để tiến hành nội soi. Đó là một ống mềm có cấu tạo đặc biệt gồm một chiếc camera nhỏ ở đầu ống giúp quan sát trực tiếp lòng ống tiêu hóa. Ống soi được thiết kế mềm nên không làm tổn thương niêm mạc vùng hầu họng, thực quản, dạ dày, tá tràng và đại tràng.
Quá trình nội soi được tiến hành khi bác sĩ đưa ống soi qua miệng và vào trong thực quản - dạ dày – tá tràng trong trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên; Hoặc với nội soi đại tràng (ruột già) bác sĩ sẽ dẫn ống đi từ phía hậu môn lên qua các đoạn đại tràng vào tới hồi tràng (đoạn cuối cùng của ruột non). Đối với từng trường hợp nội soi tiêu hóa cụ thể mà người bệnh sẽ phải chuẩn bị một số vấn đề cụ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nội soi đường tiêu hóa được đánh giá có độ an toàn cao
Nội soi tiêu hóa được áp dụng và chỉ định rộng rãi trong nhiều trường hợp và đối tượng. Xét về tính an toàn, nội soi đường tiêu hóa được đánh giá có độ an toàn rất cao, ít xảy ra tai biến. Trên thực tế, chưa có một biến chứng nào xảy ra khi bệnh nhân nghe và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Nội soi tiêu hóa giúp phát hiện những bệnh gì?
Bệnh đường tiêu hóa ngày càng gia tăng và không trừ một nhóm đối tượng nào. Để phát hiện bệnh đường tiêu hóa chính xác và sớm nhất, nội soi là phương pháp được đặt lên hàng đầu. Nội soi tiêu hóa giúp phát hiện ra nhiều bệnh, bao gồm:
- Nội soi đường tiêu hóa giúp phát hiện sớm ung thư: ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư tá tràng, ung thư đại tràng. Đây đều là các căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn có cơ hội chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời.
- Nội soi giúp bác sĩ phát hiện các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược, barett thực quản…) nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản (thoát vị, khối u tâm vị…).
- Nội soi giúp phát hiện tất cả các bệnh viêm loét tại đường tiêu hóa: viêm dạ dày hành - tá tràng, loét dạ dày – tá tràng, viêm loét đại trực tràng, viêm loét hồi tràng…
- Nội soi giúp can thiệp nếu cần thiết ngay trong quá trình nội soi: tiêm cầm máu, kẹp clip cầm máu, cắt polyp đường tiêu hóa
Nội soi giúp phát hiện nhiều bệnh lý cùng lúc
3. Nội soi tiêu hóa gây mê không đau
Nội soi tiêu hóa có nhiều cách bao gồm nội soi truyền thống và nội soi gây mê không đau. Trong đó, nội soi gây mê không đau là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn, vì nó là phương pháp mang đến kết quả chính xác, không gây cảm giác khó chịu.
Về kỹ thuật, nội soi không đau diễn ra giống với phương pháp nội soi truyền thống. Có nghĩa bác sĩ sẽ sử dụng ống soi có gắn camera quan sát bên trong lòng hệ thống đường tiêu hóa.
Nội soi đại tràng gây mê là kỹ thuật có nhiều ưu điểm nổi bật
Thế nhưng đối với phương pháp nội soi không đau bác sĩ sẽ gây mê liều thấp. Thời gian gây mê chỉ vừa đủ để thực hiện nội soi, khoảng 5 đến 10 phút. Thuốc mê được đưa vào cơ thể không gây ảnh hưởng đến thần kinh và sức khỏe người bệnh.
Trong suốt quá trình nội soi, người bệnh không có bất kỳ cảm giác đau đớn, khó chịu. Người bệnh không hề cảm thấy sợ hãi buồn nôn đối với nội soi dạ dày, không cảm giác đau bụng với soi đại tràng. Đặc biệt kết quả nội soi đảm bảo tính chính xác hơn do bệnh nhân không cử động.
Về chi phí nội soi không đau có chi phí không đắt hơn nhiều so với nội soi truyền thống. Đồng thời với lợi ích và độ an toàn mà kỹ thuật mang lại sẽ giúp bạn tránh khỏi những lo lắng bất an như sử dụng phương pháp nội soi truyền thống.
4. Lời khuyên khi người bệnh nội soi tiêu hóa
Nếu bạn chuẩn bị nội soi đường tiêu hóa, hoặc gia đình có người nội soi hãy bỏ túi một số lời khuyên sau, bởi nội soi đường tiêu hóa là kỹ thuật an toàn nhưng nó sẽ trở nên có rủi ro cao nếu bạn không biết về chúng.
- Chỉ nội soi khi có chỉ định của bác sĩ.
- Trước, trong và sau quá trình nội soi tuyệt đối nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có thắc mắc hoặc chưa hiểu về kỹ thuật nội soi cần hỏi lại bác sĩ ngay.
- Trong quá trình nội soi nếu xảy ra bất thường cần bình tĩnh và phối hợp với bác sĩ để xử trí kịp thời.
- Sau khi nội soi có thể bạn sẽ có giác khó chịu, buồn nôn. Lúc này, bạn không cần phải dùng thuốc bởi cảm giác sẽ nhanh chóng qua đi.
- Đối với phương pháp nội soi gây mê không đau, bệnh nhân có thể ở lại một lúc cho tỉnh hẳn trước khi ra về.