Tìm hiểu phương pháp chẩn đoán và điều trị thiếu hụt hormone tăng trưởng | Medlatec

Tìm hiểu phương pháp chẩn đoán và điều trị thiếu hụt hormone tăng trưởng

Với nhiệm vụ chính là sửa chữa các tế bào, hỗ trợ quá trình tăng trưởng và trao đổi chất của cơ thể, hormone tăng trưởng chính là nhân tố vô cùng quan trọng không thể thiếu ở mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ, người bệnh và những người đang gặp chấn thương.


28/03/2021 | Vai trò của hormone FSH là gì? Lượng hormone FSH thế nào là bình thường?
13/02/2021 | Bạn đã hiểu rõ về hormone nam hay chưa?
08/02/2021 | Những điều bạn không nên bỏ qua về hormone GH

1. Khái niệm về hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng được gọi tắt là hormone GH (Growth hormone), được tiết ra từ thùy trước của tuyến yên. Loại hormone này có tác động lớn tới các mô và tế bào trong cơ thể, đồng thời kích thước tế bào tăng trưởng về kích thước và tăng sinh về số lượng trong mỗi lần phân bào. Ngoài ra hormone tăng trưởng còn tham gia vào quá trình trao đổi chất như: giảm tiêu thụ glucose, giải phóng năng lượng thông qua hoạt động phân giải mô mỡ, tăng tổng hợp protein tế bào, tác động tới cấu trúc cơ, xương và da. Quá trình sản sinh ra hormone GH sẽ do cơ thể tự điều chỉnh theo nhịp độ sinh học sao cho phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của cơ thể.

Một người gặp phải tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao khi chỉ số chiều cao ở mức dưới -2 độ lệch chuẩn (< -2SD), và tốc độ tăng chiều cao trong một năm dưới 1,5 độ lệch chuẩn khi so sánh với tiêu chuẩn của quần thể cùng tuổi giới. Trên thực tế, có tới 25% trẻ nhỏ có chiều cao dưới -3 chỉ số độ lệch chuẩn và nguyên nhân là do bị thiếu hụt hormone tăng trưởng. Tỷ lệ các trường hợp bị thiếu hụt loại hormone này ở khoảng từ 1/3500 - 1/4000, trường hợp bị nhẹ hơn chiếm tỷ lệ 1/2000.

 

Cha mẹ cần theo dõi các chỉ số tăng trưởng của cơ thể trẻ để kịp thời phát hiện các bất thường

Cha mẹ cần theo dõi các chỉ số tăng trưởng của cơ thể trẻ để kịp thời phát hiện các bất thường

Nếu hormone tăng trưởng không được não sản xuất đủ thì phần lớn sẽ là do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi gặp phải một bất thường nào đó, phổ biến nhất là trường hợp trẻ sinh ra đã bị tổn thương tuyến yên. Tổn thương này có thể là do vùng đầu gặp phải chấn thương nặng. Tuy nhiên cũng có người bị thiếu hormone tăng trưởng là do di truyền.

2. Phương pháp chẩn đoán thiếu hụt hormone tăng trưởng

Nếu nghi ngờ con em mình bị chậm tăng trưởng thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ Nội tiết khoa Nhi. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, xác định nguy cơ chậm tăng trưởng ở trẻ và trong trường hợp trẻ đúng là đang gặp phải vấn đề này thì cần tìm nguyên nhân khiến trẻ bị chậm tăng trưởng. Cụ thể:

  • Thăm khám lâm sàng, đánh giá các biểu hiện ngoại hình, mức độ chậm tăng trưởng, tỷ lệ cơ thể, dấu hiệu mắc các bệnh lý mạn tính hoặc bệnh liên quan tới nội tiết, tình trạng dậy thì,...;

  • Khai thác thông tin bệnh sử lúc sinh, tiền sử bệnh lý trong gia đình và chính bản thân trẻ;

  • Có thể kết hợp với chẩn đoán cận lâm sàng thông qua các xét nghiệm sàng lọc cần thiết. Bởi vì thông thường hormone tăng trưởng sau khi sản xuất ra sẽ được giải phóng vào trong máu theo đợt cả đêm lẫn ngày, nhất là trong khi ngủ. Vì vậy để xác định được lượng hormone này thì cần phải áp dụng những xét nghiệm đặc biệt, ví dụ như: test glucagon, test thể dục, xét nghiệm IGF-1.

3. Làm thế nào để điều trị thiếu hụt hormone tăng trưởng?

Sau khi đã được chẩn đoán bị chậm tăng trưởng do thiếu hormone GH hoặc mắc phải một số bệnh lý khác như suy thận mạn tính, hội chứng Turner, hội chứng Prader Willi, lùn đơn thuần, bị chậm phát triển so với tuổi thai, bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiêm hormone tăng trưởng tổng hợp cho trẻ. 

Hormone được tiêm là dạng tổng hợp giống với hormone tăng trưởng tự nhiên trong cơ thể người

Hormone được tiêm là dạng tổng hợp giống với hormone tăng trưởng tự nhiên trong cơ thể người

Những thuốc chứa hormone tăng trưởng chính là các chế phẩm đã được tổng hợp bằng công nghệ sinh học, tái tổ hợp gen người (hGH - viết tắt của human growth hormone). Hormone này được bổ sung ở những người mắc một số bệnh lý nhất định, giúp tăng chiều cao, dùng cho những trẻ có chiều cao khiêm tốn do thiếu hụt hormone tăng trưởng mặc dù đang ở trong giai đoạn phát triển thể chất.

Nếu trẻ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và đang không bị mắc các bệnh về tuyến giáp thì chiều cao sẽ được cải thiện nếu tiêm hormone tăng trưởng. Tuy nhiên, những trẻ thấp lùn không phải do thiếu hormone tăng trưởng thì việc tiêm thêm loại hormone này sẽ không đem lại tác dụng gì.

4. Nên sử dụng hormone tăng trưởng với tần suất, thời gian và liều lượng ra sao? 

Liều lượng cho mỗi lần tiêm hormone tăng trưởng còn phải phụ thuộc vào diện tích da và cân nặng của trẻ. Túc là đối với trẻ càng lớn thì liều dùng sẽ tăng lên. Hormone tăng trưởng có thể được tiêm dưới da hàng ngày vào thời điểm buổi tối, trước khi bắt đầu giấc ngủ ban đêm.

 

Cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi tiêm hormone tăng trưởng cho trẻ

Cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi tiêm hormone tăng trưởng cho trẻ

Liều lượng hormone tăng trưởng cần được tiêm cho mỗi ngày sẽ được tính toán kỹ lưỡng đồng thời kèm theo các phương tiện cần thiết khác. Các bậc phụ huynh sẽ được hướng dẫn chi tiết về liều lượng và cách dùng.

5. Có những hình thức tiêm hormone tăng trưởng nào?

Để tiêm hormone tăng trưởng vào cơ thể, có thể vận dụng những thiết bị sau đây:

  • Thiết bị tiêm tự động: đây là thiết bị được gắn bao quanh kim và ống tiêm. Khi ấn nút, kim sẽ được xuyên qua da và tự động bơm hormone tăng trưởng vào cơ thể;

  • Hệ thống bút tiêm: hình dáng bên ngoài giống như một cây bút lớn, bên trong là một ống chứa hormone tăng trưởng. Hệ thống bút này rất tiện lợi trong việc tính toán liều lượng hormone cần dùng khi tiêm;

  • Tiêm không kim: thiết bị này cho phép tiêm hormone tăng trưởng qua da bằng cách không cần sử dụng kim tiêm mà thay vào đó là dùng kim phun khí áp suất cao. Có những trẻ, đặc biệt là trẻ có thể trạng gầy sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi sử dụng. Nhưng phần lớn các gia đình đều thấy tiện lợi vì sẽ giúp tiết kiệm thời gian tiêm thuốc hơn so với những thiết bị có kim.

6. Nên thực hiện khám sàng lọc thiếu hụt hormone tăng trưởng ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là lựa chọn phù hợp nếu bạn đang có ý định đăng ký khám sàng lọc chậm tăng trưởng/thiếu hormone tăng trưởng cho con em mình. Dưới đây là những lý do bạn nên chọn MEDLATEC:

  • Đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Nội tiết dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý nội tiết, trong đó bao gồm cả những trường hợp gặp vấn đề về hormone tăng trưởng;

  • Bệnh viện được trang bị các thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ cao;

  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn CAP và ISO 15189:2012 giúp đem lại kết quả có độ chính xác cao, phục vụ cho quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh;

  • Dịch vụ thăm khám và trả kết quả thuận tiện được kích hoạt trên nền tảng điện tử giúp khách hàng dễ dàng truy cập online để kiểm tra hồ sơ bệnh án và kết quả xét nghiệm;

Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng túc trực 24/7 để giải đáp mọi băn khoăn của khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi và đặt lịch khám ngay hôm nay!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp