Trẻ béo phì là vấn đề quan trọng được các tổ chức Y tế quan tâm bởi nó là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe cộng đồng. Vậy làm sao để hạn chế tình trạng trẻ em béo phì hiệu quả?
21/12/2020 | 4 phương pháp điều trị béo phì phổ biến và hiệu quả nhất 21/12/2020 | 9 tác hại của béo phì điển hình nhất ai cũng nên biết 24/09/2020 | Thừa cân béo phì có liên quan gì tới nguy cơ ung thư?
1. Phân biệt thừa cân và béo phì
Rất nhiều người đang nhầm lẫn hai khái niệm này, suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh là muốn con mình béo mũm mĩm một chút mới khỏe mạnh. Điều này khiến nhiều trẻ rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe sau này của trẻ.
Trẻ béo phì gây nhiều hệ lụy tinh thần và sức khỏe
-
Thừa cân: Khi cân nặng của cơ thể cao cân nặng của người bình thường (xét theo chiều cao).
-
Béo phì: là tình trạng cơ thể tích mỡ thừa quá mức một cách cục bộ trên 1 vài bộ phận hoặc toàn thân, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trẻ bị béo phì hoàn toàn không khỏe mạnh hơn mà sức khỏe thường yếu hơn, kém linh hoạt trong vận động lẫn suy nghĩ. Vì thế cân nặng bình thường, cơ thể linh hoạt khỏe mạnh mới là điều quan trọng với trẻ nhỏ.
2. Trẻ béo phì và những hệ lụy
Béo phì khiến trẻ gặp phải nhiều vấn đề cả về sức khỏe lẫn tinh thần, trí tuệ:
2.1. Rối loạn tâm sinh lý, kém hòa nhập với cộng đồng
Mức độ béo phì có mối tương quan với các dấu hiệu lo lắng, trầm uất, rối loạn hành vi. Tình trạng này thường khiến trẻ tự ti, không hài lòng về bản thân, từ đó gây trầm cảm, lo sợ thừa cân, ảnh hưởng đến hòa nhập xã hội và điểm số học lực. Rối loạn tâm sinh lý này diễn ra nhiều hơn ở trẻ nữ, khi đã có nhận thức về cái đẹp.
Béo phì khiến trẻ dậy thì sớm hơn
2.2. Béo phì dễ gây dậy thì sớm
Trẻ béo phì thường dậy thì sớm hơn, hơn nữa còn có thể gây ra những rối loạn hình thể. Trẻ trai béo phì thường bị tình trạng giả vú lớn khi dậy thì. Trẻ nữ dậy thì sớm, có kinh sớm, phải đối mặt với mụn trứng cá sớm và nghiêm trọng hơn, rậm lông,…
Ngoài ra, dậy thì ở trẻ béo phì còn thường kèm theo những biến dạng hình thể, bụng bự, rạn da trắng hoặc tím,…
Những rối loạn chuyển hóa trẻ phải đối mặt gồm:
Đái tháo đường tuyp 2: Tỷ lệ trẻ vị thành niên thừa cân, béo phì, giảm hoạt động thể lực mắc bệnh đái tháo đường type 2 tăng cao hơn.
Rối loạn mỡ máu: phần trăm khối mỡ có tương quan chặt chẽ với mức độ tăng insulin, proinsulin ở trẻ béo phì. Tình trạng này thường gặp với trẻ tiền dậy thì và dậy thì.
Mỡ thừa tích tụ nhiều không chỉ ở các mô, cơ quan nội tạng trong cơ thể mà còn hòa lẫn nhiều trong máu, tăng cholesterol máu dẫn đến nhiều biến chứng như:
- Biến chứng hô hấp: Trẻ béo phì dễ mắc hội chứng ngưng thở, khó thở khi ngủ. Việc này khiến trẻ có thể bị tử vong. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp bệnh giả u não.
Trẻ béo phì thường bị rối loạn hô hấp về đêm
- Biến chứng tim mạch: Khi mỡ máu tăng cao, trẻ béo phì có huyết áp động mạch trung bình tăng cao hơn hẳn trẻ bình thường, nguy cơ cao gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
- Rối loạn hô hấp ban đêm: Một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra, có tới 27% trẻ thừa cân béo phì bị ngừng thở khi ngủ mức độ nặng và vừa.
Ngoài ra còn các biến chứng thần kinh, biến chứng chỉnh hình, biến chứng tiêu hóa như gan nhiễm mỡ cũng tăng hơn ở trẻ béo phì.
2.4. Hậu quả khi trưởng thành
Trẻ béo phì không chỉ gây những ảnh hưởng hiện tại đến sức khỏe, tâm sinh lý mà còn gây những hệ lụy lâu dài khi trưởng thành như:
-
Tăng nguy cơ béo phì khi trưởng thành với tỉ lệ đến 50 - 70% trẻ béo phì sau dậy thì sẽ tiếp tục tình trạng này.
-
Mắc bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa khi trưởng thành và mức độ sẽ nghiêm trọng hơn.
3. Giảm cân cho trẻ như thế nào tốt?
Trẻ béo phì cần được điều trị kết hợp với những phương pháp sau: Chế độ ăn, điều trị tâm lý, tăng hoạt động thể lực, can thiệp khác.
3.1. Chế độ ăn lành mạnh và tăng cường hoạt động thể lực
Cha mẹ hoặc người chăm sóc cần lên thực đơn lại cho trẻ với một số nguyên tắc sau:
Tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ rất quan trọng
-
Hạn chế số bữa ăn: tối đa 4 bữa ăn mỗi ngày, kể cả bữa ăn phụ, hạn chế cho trẻ ăn vặt bằng bim bim, đồ chiên rán,…
-
Chế độ ăn hạn chế lipid, đường.
-
Khuyến khích ăn rau của quả, ngũ cốc.
Trẻ không thể thực hiện những chế độ ăn kiêng khắt khe bởi cần được cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể cũng như vóc dáng, thể hình. Nếu gặp khó khăn trong xây dựng thực đơn cho trẻ béo phì, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.
Bên cạnh đó, muốn trẻ giảm cân khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn cha mẹ cần khuyến khích trẻ hoạt động thể lực thường xuyên hơn. Các bài tập phù hợp với trẻ như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập Aerobic mỗi tuần 2 - 5 lần, mỗi lần 40 - 55 phút để giảm khối mỡ dần dần. Tùy vào mức độ thừa cân béo phì mà trẻ cần tập luyện khắt khe hay không.
Để tạo cho trẻ những thói quen lành mạnh này, trước hết cha mẹ cũng cần thực hiện như vậy và thể hiện cho trẻ thấy những lợi ích mà thói quen lành mạnh mang lại. Cần đồng hành với trẻ trong việc xây dựng thói quen lành mạnh cho sức khỏe và cân nặng của mình.
3.2. Giảm cân cho trẻ bằng tâm lý trị liệu và điều trị hỗ trợ
Trẻ béo phì kết hợp điều trị tâm lý trị liệu, hoạt động thể lực và chế độ ăn phù hợp có kết quả giảm cân rõ rệt sau 24 tháng. Phương pháp này thường áp dụng ở trẻ béo phì quá mức dưới 12 tuổi.
Ở trẻ lớn hơn, cũng cần giáo dục tâm lý cho trẻ về tác hại của béo phì, nguyên nhân và hướng đến thói quen tốt như ăn uống lành mạnh, đủ bữa, tập thể thao thường xuyên, nghỉ ngơi đầy đủ,…
Thói quen ăn uống lành mạnh và hoạt động thể lực giúp trẻ giảm cân hiệu quả
3.3. Điều trị béo phì cho trẻ bằng thuốc và điều trị ngoại khoa
Ở người trưởng thành bị béo phì, phẫu thuật cắt bỏ hoặc thay đổi cấu trúc một phần dạ dày, ruột non đã được thực hiện để giảm cân. Người bệnh sẽ ăn ít hơn và từ đó giảm cân nhanh chóng. Thuốc giảm cân cũng hỗ trợ việc đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên chưa đủ cơ sở khoa học để kết luận hiệu quả của 2 phương pháp này với tình trạng béo phì ở trẻ em. Vì thế không nên áp dụng vào thực tế, có thể gây nhiều ảnh hưởng cho sự phát triển của trẻ.
Tình trạng sức khỏe ở trẻ béo phì rất đáng báo động, nguy cơ biến chứng nguy hiểm nên phòng ngừa và điều trị sớm bằng những thói quen sinh hoạt, thể dục, ăn uống lành mạnh là rất quan trọng.