Bảo vệ cơ thể và tăng cường hoạt động của não bộ, tim mạch, mắt,... là một trong những công dụng của Omega 3 thường được mọi người nhắc đến. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp nhằm tránh những hậu quả không mong muốn.
10/03/2021 | Tìm hiểu về chất xơ và các loại thực phẩm nhiều chất xơ 05/07/2020 | Khám phá những điều thú vị về Omega 3 không phải ai cũng biết 09/05/2020 | Những công dụng của thuốc sắt có thể bạn chưa biết
1. Omega 3 là gì và công dụng của Omega 3 đối với cơ thể
Hiểu rõ về hợp chất Omega 3 và công dụng của nó sẽ giúp cho quá trình sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu về loại dưỡng chất Omega 3
Omega 3 là một trong những chất thuộc nhóm Axit béo gốc không no. Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia nhận định rằng, Axit béo không no có thể tồn tại ở một số dạng phổ biến như: Alpha Lipoic Acid (ALA); Eicosapentaenoic Acid (EPA); Docosahexaenoic Acid (DHA).
Hiện nay, Omega 3 thường khá phổ biến và được nhiều người biết đến và truyền tai nhau về những công dụng nổi bật trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên cơ thể của mỗi chúng ta không thể tự sản sinh ra hàm lượng Omega 3. Do đó, cần chủ động bổ sung chúng thông qua thực đơn ăn uống hàng ngày hoặc viên uống theo chỉ định của bác sĩ để có thể cung cấp đủ lượng cần thiết cho cơ thể.
Tùy theo từng độ tuổi lượng Omega 3 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày sẽ có những mức quy định khác nhau:
Ngoài ra, để phát huy tốt nhất nhất công dụng của Omega 3, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được những chỉ định phù hợp nhất, đặc biệt là đối tượng mắc một số bệnh lý như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường hoặc đang mang thai.
Omega 3 là dưỡng chất quan trọng, cần thiết đối với mỗi chúng ta
Omega 3 và những lợi ích nổi bật về sức khỏe, sắc đẹp
Công dụng nổi bật và được nhiều người biết đến khi nhắc đến Omega 3 đó là cải thiện thị lực và tăng cường phát triển não bộ. Ngoài ra, qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng còn nhận định rằng việc bổ sung đủ lượng Omega 3 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày sẽ đem lại những công dụng nổi bật sau:
-
Hạn chế quá trình sản sinh ra những tác nhân có hại gây nên các bệnh về tim mạch như: rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...
-
Giúp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình ngăn ngừa hình thành những mảng xơ vữa tại động mạch.
-
Omega 3 được nhiều bác sĩ chỉ định sử dụng cho bệnh nhân huyết áp cao nhằm hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp.
-
Omega 3 khi nạp vào cơ thể với lượng phù hợp còn có công dụng ngăn không cho những tiểu huyết cầu kết nối vào nhau, từ đó hạn chế hiệu quả tình trạng hình thành máu đông.
-
Một trong những công dụng của Omega 3 được nhiều người quan tâm nhất hiện nay đó là ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Quá trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bổ sung đủ hàm lượng Omega 3 cho cơ thể sẽ giảm 55% nguy cơ bị ung thư ruột, ung thư vú và ung thư tiền tuyến liệt.
-
Đối với người bị gan nhiễm mỡ, việc cung cấp đủ lượng Omega 3 cũng góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị bệnh.
-
Trong một số nghiên cứu gần đây về công dụng của Omega 3 còn cho thấy chúng có khả năng điều trị trầm cảm và viêm khớp một cách hiệu quả.
-
Ngoài những công dụng của Omega 3 được nêu trên, loại chất này còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đẹp da, ngăn ngừa mụn nhờ quá trình kiểm soát lượng dầu thừa của da, làm chậm quá trình lão hóa,...
Tăng cường bảo vệ tim mạch, não bộ, thị lực là một trong những công dụng của Omega 3
2. Những loại thực phẩm giàu Omega 3
Những loại thực phẩm giàu Omega 3 được nhiều người chọn mua và chế biến trong khẩu phần ăn hàng ngày như:
-
Cá là một trong các nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng Omega 3 cao, đặc biệt là các loại cá béo như: cá hồi, cá ngừ, cá trích,...
-
Dưỡng chất này thường được tìm thấy trong một số loại ngũ cốc và quả hạch như: quả óc chó, hạt bí ngô, hạt chia, ngũ cốc nguyên chất từ hạt,...
-
Rau củ quả không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào mà còn hỗ trợ hiệu quả trong việc bổ sung Omega 3 cho cơ thể, tiêu biểu là: cải xoăn, súp lơ, rau bó xôi, rau bina,...
-
Dầu được xem là nguồn cung cấp dồi dào Omega 3, đặc biệt là các loại dầu gan cá, dầu hạt lanh, dầu mù tạt, dầu óc chó,...
-
Ngoài ra, nếu cơ thể bị thiếu hụt Omega 3 và cần bổ sung một lượng lớn phù hợp, có thể tham khảo ý kiến để sử dụng các dạng viên uống. Quá trình sử dụng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Đặc biệt, nên mua sản phẩm tại các cơ sở uy tín, chất lượng, tránh việc sử dụng hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Omega 3 được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như hạt, cá béo, rau xanh,...
3. Tác dụng phụ khi sử dụng quá liều Omega 3
Với những công dụng nổi bật mà Omega 3 đem lại, không ít đối tượng đã không tìm hiểu và tự ý tiến hành sử dụng. Việc lạm dụng công dụng của Omega 3 có thể gây nên một số hậu quả như:
-
Sử dụng quá mức lượng Omega 3 cho phép sẽ khiến cơ thể kích thích sản sinh ra Glucose gây tăng đường huyết. Do đó, những người bị tiểu đường cần cẩn trọng trong việc sử dụng Omega 3.
-
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc lạm dụng Omega 3 trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu cam và chảy máu nướu.
-
Như đã đề cập, Omega 3 có công dụng làm giảm huyết áp cho bệnh nhân huyết áp cao. Do đó, với những người huyết áp thấp nên cẩn trọng trong việc sử dụng Omega 3 để tránh tình trạng bệnh chuyển biến phức tạp hơn.
-
Một trong những biểu hiện cảnh báo việc sử dụng quá liều Omega 3 đó là triệu chứng tiêu chảy, khó tiêu và có thể kèm theo đầy hơi, nôn ói, mỏi mệt,...
-
Những nhóm thực phẩm chứa Omega 3 thường sẽ kèm theo một hàm lượng lớn Vitamin A. Do đó, việc lạm dụng công dụng của Omega 3 có thể làm tăng lượng Vitamin A trong cơ thể, dẫn đến ngộ độc với những biểu hiện như: chóng mặt, hoa mắt, nôn ói, đau nhức khớp, da bị kích ứng,...
Tuyệt đối không lạm dụng Omega 3 để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
Sử dụng đúng cách và cung cấp đầy đủ hàm lượng cần thiết mỗi ngày sẽ giúp phát huy hiệu quả công dụng của Omega 3. Để được tư vấn hàm lượng phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của bản thân, vui lòng liên hệ số Hotline 1900 565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ.