Dân gian có câu “nhất đau mắt, nhì nhức răng” để nói về sự khó chịu của bệnh đau mắt. Thời tiết chuyển mùa là điều kiện để cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát trong đó có đau mắt đỏ. Vậy đây là bệnh gì và làm cách nào để điều trị khi mắc phải? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu những thông tin liên quan trong bài viết dưới đây.
28/09/2020 | Thuốc nhỏ mắt và những thói quen sai lầm khi sử dụng 08/09/2020 | Thị lực suy giảm - Chuyên gia cảnh báo 5 bệnh nguy hiểm về mắt 05/06/2020 | Bệnh đau mắt đỏ: nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa
1. Đau mắt đỏ là gì
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là bệnh viêm nhiễm thường gặp do vi khuẩn,virus gây ra. Bệnh tuy lành tính nhưng nếu để lâu sẽ gây ra các biến chứng như viêm loét giác mạc.
Bệnh có thể gặp ở cả người lớn, trẻ em, lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp nên dễ bùng thành dịch. Do đó cần phòng tránh bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ để kiểm soát, chống lây nhiễm bệnh cho chính mình và cộng đồng.
Đau mắt đỏ là bệnh lành tính nhưng gây khó chịu cho người bệnh
2. Nguyên nhân, triệu chứng thường gặp
Nguyên nhân:
-
Do vi khuẩn, virus hoặc do những tổn thương về giác mạc không được điều trị kịp thời gây nên đau mắt đỏ.
-
Bị bệnh do tiếp xúc trực tiếp với rỉ mắt của người bệnh lây qua đường tiếp xúc như bắt tay, chạm nắm vào những vật dụng đã bị nhiễm bệnh.
-
Lây bệnh khi sử dụng đường nước bẩn.
-
Do bị dị ứng với khói, bụi, lông vật nuôi, phấn hoa hoặc các tác nhân gây dị ứng.
Triệu chứng:
Các triệu chứng thường gặp như ngứa cộm, đỏ mắt. Nếu:
-
Do virus: đây là nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ nhiều nhất với các triệu chứng thường gặp như ra rỉ, ghèn gây ngứa hay chảy nước mắt do phần mí mắt bị sưng, cộm, giảm thị lực và nhạy cảm với ánh sáng.
-
Do vi khuẩn: bệnh gây lên những tổn thương nặng cho mắt với những triệu chứng như ghèn vàng hay màu xanh nhạt ở 2 bên mí mắt mỗi khi ngủ dậy, mắt ngứa và chảy nước mắt. Bệnh tiến triển nặng có thể gây ra loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi
-
Do bị dị ứng: triệu chứng như ngứa mắt nhiều, viêm mũi dị ứng kèm theo mắt đỏ, chảy nước mắt cả 2 bên mắt. Bệnh do dị ứng thường không gây lây nhiễm.
Triệu chứng thường gặp là ra gỉ mắt màu vàng hoặc xanh ở phần mí mắt
Người bệnh có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng (đang ủ bệnh). Việc lây nhiễm diễn ra cả trong thời kỳ chưa phát bệnh hoặc cả khi người bệnh đã khỏi vẫn lây cho người khác trong thời gian một tuần. Vì vậy cần giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, rửa tay, sát khuẩn thường xuyên để hạn chế lây lan ra cộng đồng.
3. Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ
Khi bạn gặp những triệu chứng như trên thì không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Tùy vào từng nguyên nhân của bệnh mà có hướng điều trị thích hợp :
-
Do virus: bệnh tự khỏi sau vài ngày, chườm đá lạnh để giảm sưng đỏ.
-
Do vi khuẩn: dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Do dị ứng: sẽ được kê thuốc để giảm tình trạng dị ứng.
4. Một số lưu ý khi điều trị bệnh
-
Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo đúng đơn chỉ dẫn của bác sĩ, tuân thủ theo thời gian, liều lượng phù hợp tình trạng bệnh lý.
-
Khi dùng thuốc tra mắt có thể là dạng nước, dạng gel, hoặc thuốc mỡ, nước mắt nhân tạo. Khi tra thuốc không để đầu thuốc chạm vào mắt, tra thuốc từ bên bị nhẹ sang bên nặng, tra thuốc vào vùng mí dưới cách ít nhất 1cm.
-
Nếu có những trường hợp bất thường như diễn biến nặng hơn cần đi khám lại ngay. Tái khám đúng ngày, đúng lịch.
-
Đặc biệt người bệnh không được điều trị đau mắt theo các phương pháp dân gian như xông lá trầu không, nhỏ các loại thuốc lá, nhỏ sữa mẹ,… vì có thể làm tình trạng bệnh thêm nặng hơn dẫn đến hậu quả khôn lường như viêm loét giác mạc, suy giảm thị lực thâm chí mù lòa.
-
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất. Nên ăn nhiều trái cây như cam, quýt, bưởi, táo,... hạn chế ăn đồ cay, nóng, nước uống có ga.
-
Ngủ đủ giấc, hạn chế việc khiến mắt bị mệt mỏi như xem tivi, điện thoại quá lâu để giúp mắt mau khỏi.
-
Không dụi mắt tránh làm tổn thương vùng giác mạc.
-
Trong thời gian bị bệnh khi đi ra ngoài nên đeo kính để bảo vệ mắt. Không tiếp xúc với khói bụi, khói hương, khói bếp vì khói làm kích thích gây chảy nước mắt dẫn đến tình trạng khó chịu, ngứa.
Trị đau mắt đỏ bằng cách tra thuốc vào vùng mí dưới cách ít nhất 1cm
5. Phòng bệnh đau mắt đỏ
-
Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa mặt bằng khăn riêng, không dùng chung, rửa tay hàng ngày bằng xà phòng, vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý 0.9%.
-
Tránh để các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội, nước bẩn dính vào mắt
-
Sử dụng kính khi đi ra đường để hạn chế khói bụi.
-
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C và các khoáng chất cần thiết.
-
Trong mùa dịch hạn chế tiếp xúc nơi công cộng, nên đeo khẩu trang y tế.
-
Không nên tiếp xúc nguồn nước bẩn, hay đi tắm ở các bể bơi có chứa nhiều Clo.
-
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ gìn môi trường sống trong lành.
Khi bị bệnh không nên dùng chung khăn mặt với người khác
Đặc biệt khi trong nhà có người bị đau mắt đỏ thì cần cách ly, phòng bệnh hợp lý như đeo khẩu trang, gang tay khi tiếp xúc người bệnh. Đối với người bệnh cần tránh tiếp xúc với người trong gia đình đặc biệt là trẻ em, không ôm hôn, cầm tay,… Hãy rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn trước và sau khi tra thuốc, che mắt, mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Khi tra thuốc nhỏ mắt không để đầu lọ thuốc dính vào mắt sẽ làm lọ thuốc bẩn, lâu khỏi bệnh. Dùng khăn mền giặt với nước ấm để lau gỉ mắt, có thể để khăn vào ngăn mát sau đó chườm lên mắt để giảm sưng tấy.
Đặc biệt đối với người nhà không được tự ý phòng bệnh bằng cách tra thuốc đau mắt khi không có triệu chứng của bệnh hoặc khi cảm thấy mình có nguy cơ mắc bệnh cũng không được dùng thuốc như người bệnh mà phải đến ngay bác sĩ để được thăm khám, kê đúng thuốc.
Bệnh rất dễ lây lan và bùng thành dịch nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời. Đặc biệt bệnh chỉ lây qua đường tiếp xúc, không có khả năng lây lan qua việc nhìn thấy người bị đau mắt đỏ như trong dân gian hay truyền nhau.
Đau mắt đỏ là bệnh lý lành tính ít gây biến chứng nghiêm trọng nhưng lại dễ bị lây lan. Nếu mắc bệnh cần điều trị sớm để tránh gây khó chịu, phiền toái cho cuộc sống. Khi mắc một trong số các dấu hiệu của bệnh, nên đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và điều trị. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900.56.56.56.