Tiểu đường biến chứng và những điều bạn không nên bỏ qua | Medlatec

Tiểu đường biến chứng và những điều bạn không nên bỏ qua

Bệnh tiểu đường là vấn đề sức khỏe khá nhiều người đang phải đối mặt, đây là một trong những căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh và nguy hiểm. Bệnh nhân có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị bệnh kịp thời. Mọi người nên tìm hiểu, nắm được tiểu đường biến chứng và chủ động phòng ngừa nhé!


16/09/2021 | Giải đáp câu hỏi: Lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
24/08/2021 | Góc tư vấn: những lưu ý bệnh nhân tiểu đường trong mùa dịch
24/08/2021 | Giải đáp mùa dịch: Bệnh nền tiểu đường có nên tiêm vắc xin Covid?
24/08/2021 | Hỏi đáp: Nhiễm toan ceton tiểu đường có chữa khỏi được không?

1. Tỷ lệ bệnh nhân gặp biến chứng khi mắc bệnh tiểu đường

Các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ người gặp biến chứng khi mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh theo cấp số nhân. Đây là vấn đề đáng báo động và cần được quan tâm ngay lúc này. Một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đó là suy thận, bệnh lý về mắt như giảm thị lực, đục thủy tinh thể,… Nghiêm trọng hơn, mỗi ngày có gần 600 người tử vong do tiểu đường và các biến chứng của chúng gây ra.

Tỷ lệ người gặp tiểu đường biến chứng có xu hướng tăng.

Tỷ lệ người gặp tiểu đường biến chứng có xu hướng tăng.

Trong tương lai, tỷ lệ người gặp tiểu đường biến chứng được dự báo vẫn tiếp tục ra tăng. Ngay từ lúc này, mọi người nên nắm được nguyên nhân khiến bệnh diễn biến phức tạp và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe. Từ đó, mỗi bệnh nhân có thể chủ động chăm sóc sức khỏe kết hợp điều trị để ngăn ngừa nguy cơ đối mặt với biến chứng xấu.

2. Nguyên nhân gây tiểu đường biến chứng

Chắc hẳn vấn đề được mọi người quan tâm nhất đó là nguyên nhân nào gây ra biến chứng ở bệnh đái tháo đường? Đây là thông tin rất quan trọng, giúp mọi người biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn, ngăn ngừa sự phát triển khó lường của bệnh.

Nguyên nhân gây ra biến chứng đối với người mắc bệnh tiểu đường đó là không kiểm soát được chỉ số HbA1c trong cơ thể. Đây là thông số được sử dụng để theo dõi tình trạng kiểm soát đường huyết. Đồng thời bác sĩ cũng dựa vào chỉ số này để đánh giá nguy cơ biến chứng xuất hiện. Nếu như kết quả cho thấy chỉ số HbA1c quá cao, có nghĩa khả năng kiểm soát đường huyết rất yếu, bạn có khả năng chịu nhiều biến chứng xấu.

Bệnh nhân nên quan tâm tới chỉ số HbA1c.

Bệnh nhân nên quan tâm tới chỉ số HbA1c.

Hầu hết bệnh nhân chỉ quan tâm tới chỉ số đường huyết mà bỏ qua việc theo dõi HbA1c, điều này khiến chúng ta bỏ lỡ việc tiên lượng khả năng gặp biến chứng trong tương lai. Như vậy, bệnh nhân nên chú ý theo dõi tất cả các chỉ số quan trọng để kiểm soát tốt tình hình sức khỏe nhé!

3. Một số tình trạng tiểu đường biến chứng thường gặp

Vậy bệnh nhân chủ yếu đối mặt với tình trạng tiểu đường biến chứng nào? Các biến chứng của bệnh đái tháo đường được chia thành hai nhóm: mạn tính và cấp tính. Trong đó, nguyên nhân gây ra từng loại thường khác nhau, mọi người hãy lưu ý vấn đề này.

3.1. Biến chứng cấp tính

Các biến chứng cấp tính thường có triệu chứng nhẹ nên mọi người hay chủ quan và không điều trị dứt điểm. Trên thực tế, tình trạng tiểu đường biến chứng cấp tính thường xảy ra bất ngờ, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa nghiêm trọng.

Hạ đường huyết là vấn đề thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như bệnh nhân chưa có chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thuốc không đúng cách hoặc thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn,… Những triệu chứng dễ nhận biết nhất đó là chân tay bủn rủn, đầu óc choáng váng và cảm giác cồn cào, khó chịu. Nếu không được xử lý đúng cách, người bệnh có thể mất ý thức, ngất xỉu, thậm chí là tử vong.

Khi hạ đường huyết nghiêm trọng, bệnh nhân rất dễ hôn mê

Khi hạ đường huyết nghiêm trọng, bệnh nhân rất dễ hôn mê.

Đối với bệnh nhân bị ngất xỉu, mọi người nên lập tức đưa họ tới cơ sở y tế để được điều trị, cấp cứu. Đây là cách duy nhất để tính mạng không bị đe dọa nghiêm trọng.

3.2. Biến chứng mạn tính

Đối với bệnh nhân gặp biến chứng mạn tính, nguyên nhân chủ yếu là do lượng glucose máu tăng cao ở dạng mạn tính và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình chuyển hóa chất của cơ thể. Về lâu về dài, các cơ quanh bắt đầu chịu những ảnh hưởng xấu, chức năng dần suy giảm.

Rất nhiều người gặp vấn đề về thị lực do không theo dõi, kiểm soát tốt lượng đường trong máu khi mắc bệnh tiểu đường. Lúc này, hệ thống mao mạch nằm ở đáy mắt chịu rất nhiều tổn thương, làm suy giảm thị lực của bệnh nhân, ví dụ tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thậm chí là mù lòa,…

Bên cạnh đó, tỷ lệ người bệnh bị nhiễm trùng cũng có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây. Chỉ số đường huyết cao dẫn tới sự sinh sôi, phát triển của các loại vi khuẩn trong cơ thể, chúng hủy hoại hệ miễn dịch tự nhiên của người bệnh tiểu đường. Sau một thời gian, họ sẽ phát hiện ra một số vị trí trên cơ thể bắt đầu bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Biến chứng mạn tính thường gặp của bệnh tiểu đường đó là suy giảm thị lực

Biến chứng mạn tính thường gặp của bệnh tiểu đường đó là suy giảm thị lực

Nhắc đến tình trạng tiểu đường biến chứng mạn tính, mọi người không thể bỏ qua các vấn đề liên quan tới tim mạch, thần kinh và thận,…

4. Bí quyết ngăn ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường

Không thể phủ nhận rằng các biến chứng của bệnh tiểu đường khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bệnh nhân. Mọi người có thể bỏ túi một vài bí quyết để ngăn ngừa biến chứng bệnh ngay từ bây giờ.

Người mắc bệnh tiểu đường cần chú trọng xây dựng thực đơn, chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Trong đó, chúng ta nên hạn chế thực phẩm giàu tinh bột, chất béo để kiểm soát lượng đường huyết tốt nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên bổ sung thêm chất xơ, vitamin vào bữa ăn hàng ngày. Như vậy bệnh nhân vừa đảm bảo glucose máu ở mức ổn định, vừa duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải và hạn chế tiểu đường biến chứng xảy ra.

Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, mọi người hãy duy trì thói quen rèn luyện thể dục thể thao. Các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập yoga thường được ưu tiên áp dụng. Nếu thực sự kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy sức đề kháng cải thiện rõ rệt, đồng thời giảm đường huyết và tính kháng insulin.

Mọi người nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp với tình hình sức khỏe

Mọi người nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp với tình hình sức khỏe

Tình trạng tiểu đường biến chứng là vấn đề mà mọi người không thể chủ quan, bỏ qua trong quá trình điều trị. Nếu không điều trị, kiểm soát tốt lượng đường huyết, sức khỏe và tính mạng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Khi phát hiện nguy cơ mắc biến chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh nhân nên chủ động điều trị nhé!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp