Hiện nay tỉ lệ những người mắc các bệnh lý về tuyến giáp ngày càng nhiều trong đó có bệnh ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp là một lý lành tính và có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm. Xét nghiệm Thyroglobulin là một trong những biện pháp giúp hỗ trợ sàng lọc bệnh ung thư tuyến giáp sớm.
1. Thyroglobulin là gì?
Thyroglobulin (TG) là một iodoglycoprotein có trong chất keo của các nang giáp và tham gia hỗ trợ cho quá trình gắn Iod và sinh tổng hợp triiodthyroxin (T3) và thyroxin (T4). Được sản xuất bởi tế bào nang tuyến giáp bình thường và/hoặc bởi các tế bào ung thư nhú và tế bào ung thư của nang tuyến giáp.
Thyroglobulin được các tế bào tuyến giáp tổng hợp với lượng lớn và phóng thích vào khoang của nang giáp, một phần nhỏ được bài tiết vào máu tuần hoàn ở người bình thường.
Thyroglobulin đóng vai trò quyết định trong sự tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp ngoại biên T3 và T4 cũng như lưu trữ các dạng không hoạt động của của hormon tuyến giáp và iod trong nang tuyến giáp.
Hình 1: Cấu trúc Thyroglobin
Khi một phần các hormon tuyến giáp đi vào máu thì phần còn lại của Thyroglobulin và iodotyrosine cũng sẽ bị thoái hóa nên tế bào tuyến giáp phải tạo Thyroglobulin và tyrosine mới. Các tế bào nang tuyến giáp lưu trữ rất nhiều TG và iod cho đến khi chúng sãn sàng được sử dụng để sản xuất hormon tuyến giáp.
Một lượng nhỏ Thyroglobulin được tiết vào máu cùng với T3, T4 ở người bình thường. Nồng độ Thyroglobulin máu có thay đổi trong một số bệnh lý tuyến giáp như bướu giáp, viêm tuyến giáp cấp và thường gặp nhất trong ung thư tuyến giáp.
2. Mục đích Xét nghiệm Thyroglobulin là gì?
Xét nghiệm Thyroglobulin được sử dụng như là một chất chỉ điểm khối u nhằm mục đích đánh giá, theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và theo dõi ung thư tái phát sau điều trị hay không. Xét nghiệm TG trước khi cắt toàn bộ tuyến giáp để kiểm tra xem khối u có sản xuất TG hay không, là một dấu hiệu chỉ điểm của bệnh ung thư tuyến giáp.
Sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp có thể mất vài tuần không phát hiện được TG trong máu, nếu nồng độ của nó giảm về mức bình thường thì việc điều trị thành công. Nhưng nếu TG tăng lên đồng nghĩa với việc bệnh ung thư tái phát.
Hình 2: Tuyến giáp bình thường và không bình thường
Vì Thyroglobulin chỉ được sản xuất ở các tế bào nang tuyến giáp nên trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa như các ung thư thể nang, thể nhú và tế bào Hürthle nồng độ TG thường tăng cao.
Ngoài ra xét nghiệm cũng có thể dùng khi bệnh nhân có các triệu chứng cường giáp hay có tuyến giáp bị phì đại.
Anti - TG là một kháng thể chống lại TG nên sự có mặt của kháng thể này cũng sẽ ảnh hưởng đến nồng độ TG trong máu vì vậy bác sĩ thường yêu cầu tiến hành 2 xét nghiệm này cùng một lúc để theo dõi.
3. Xét nghiệm Thyroglobulin
Xét nghiệm được tiến hành trên mẫu máu tĩnh mạch. Không cần yêu cầu người bệnh nhịn ăn trước khi lấy mẫu.
Giá trị bình thường: 1,4 - 78 ng/ml (Giá trị này áp dụng cho hệ thống máy Cobas tại phòng xét nghiệm, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC).
Nồng độ Thyroglobulin tăng trong các nguyên nhân:
-
Bệnh nhiễm độc giáp (Bệnh Basedow): Nồng độ này giảm nhanh sau điều trị phẫu thuật; giảm từ từ sau điều trị bằng iod phóng xạ.
-
Ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa, di căn song không thấy tăng trong ung thư biểu mô thể tủy hoặc không biệt hóa.
-
Thyroglobulin có thể tăng dần sau điều trị ban đầu khi ung thư tuyến giáp di căn.
-
Tăng dần sau phẫu thuật hoặc hóa trị liệu ung thư tuyến giáp tái phát
-
Viêm tuyến giáp thầm lặng (silent thyroiditis).
-
Bướu giáp lành tính (ở một số bệnh nhân).
-
Viêm tuyến giáp cấp, viêm tuyến giáp bán cấp, u tuyến giáp lành tính.
-
Suy gan nặng.
Hình 3: Xét nghiệm Thyroglobulin trên mẫu máu
Giảm nồng độ Thyroglobulin máu thường gặp trong:
-
Không có tuyến giáp bẩm sinh (thyroid agenesis).
-
Sau cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hoặc tuyến giáp bị phá hủy hoàn toàn bằng tia xạ sẽ làm Thyroglobulin giảm.
-
Nhiễm độc tuyến giáp.
-
Suy giáp do có bướu cổ ở trẻ em.
Kết quả xét nghiệm có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:
-
Trong thời gian mang thai Thyroglobulin cũng có thể tăng.
-
Kháng thể kháng Thyroglobulin (Anti - TG) cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiễu kết quả khi tiến hành xét nghiệm Thyroglobulin.
-
Sử dụng một số thuốc có thể làm tăng nồng độ Thyroglobulin trong máu như Levothyroxin.
4. Lợi ích khi xét nghiệm Thyroglobulin
Thyroglobulin được coi như là một chất chỉ điểm ung thư, vì vậy xét nghiệm này được dùng để đánh giá sự có mặt hoặc có thể là tổ chức u còn tồn dư hoặc tái phát hoặc di căn của ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú hoặc nang sau điều trị. Ở những người bệnh bị ung thư giáp được điều trị bằng cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc iod phóng xạ và được chỉ định dùng hormon tuyến giáp, nồng độ TG sẽ không thể phát hiện được nếu u được điều trị hiệu quả. Nồng độ TG tương quan với khối lượng u với các giá trị cao gặp ở người bệnh bị di căn tới xương và phổi.
Xét nghiệm hữu ích để chẩn đoán các tình trạng cường giáp giả tạo: Nồng độ TG rất thấp hoặc không thể phát hiện được đối với các trường hợp cường giáp giả tạo song nồng độ này tăng cao ở tất cả các type cường giáp khác (viêm tuyến giáp, bệnh Graves - Basedow).
Xét nghiệm giúp tiên lượng điều trị đối với tình trạng cường giáp: Tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn ở những người bệnh có nồng độ TG thấp hơn. Nồng độ này không thể trở về mức bình thường sau khi bệnh thuyên giảm bằng điều trị thuốc kháng giáp trạng, gợi ý người bệnh có thể bị tái phát sau khi ngừng thuốc.
Xét nghiệm còn giúp chẩn đoán tình trạng không có tuyến giáp ở trẻ sơ sinh.
Ung thư tuyến giáp là một bệnh lành tính và có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời vì vậy bạn cần khám tuyến giáp định kỳ tại các cơ sở có uy tín.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với phương châm Dịch vụ tốt, công nghệ cao luôn cố gắng để đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng khi đến với bệnh viện.
Gọi ngay đến tổng đài 1900 565656 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh nhất.